ĐIỀU KIỆN THỜI TIẾT, KHÍ HẬU, TÍNH CHẤT ĐẤT VÙNG NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón 16pb01 đến khả năng cải tạo mặn và năng suất lúa trên đất phù sa nhiễm mặn tại huyện tiền hải, thái bình (Trang 43 - 45)

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐIỀU KIỆN THỜI TIẾT, KHÍ HẬU, TÍNH CHẤT ĐẤT VÙNG NGHIÊN CỨU

NGHIÊN CỨU

4.1.1. Điều kiện thời tiết, khí hậu vùng nghiên cứu

Điều kiện thời tiết, khí hậu là một trong những yếu tố tác động rất lớn tới

sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt trong những năm gần đây khi biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp.

Bảng 4.1. Nhiệt độ, lượng mưa tại Thái Bình từ năm 2010-2018

Năm Nhiệt độ trung bình năm (oC)

Lượng mưa trung bình năm (mm) 2010 24,6 1.461,4 2011 22,9 1767,2 2012 24 1772,8 2013 23,8 1757,3 2014 24,2 1721,4 2015 25,0 1349,7 2016 24,6 1612,3 2017 24,4 2318,3 2018 24,5 1800,1

Nguồn: Trung tâm Khí tượng Thủy văn Thái Bình (2019) Nhiệt độ trung bình năm tại Thái Bình có xu thế tăng dần, trong đó có sự gia tăng nhanh trong 10 năm trở lại đây. Trong đó nhiệt độ trung bình năm 2015 là cao nhất. Sự chênh lệch nhiệt độ trung bình các năm cho thấy mức độ nghiêm trọng của biến đổi khí hậu.

Lượng mưa trung bình năm khoảng 1500 mm, thuộc loại trung bình trên toàn quốc và được phân hóa ra hai mùa khác nhau. Mùa mưa khu vực Thái Bình trùng với mùa hoạt động của gió mùa mùa hè và thịnh hành là gió Đông Nam. Số ngày mưa năm ở đây dao động trong khoảng 117-153 ngày và phân bố tương đối đều trong năm. Vào mùa mưa, lượng mưa đạt trung bình trong khoảng 176 mm/tháng, tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 (mưa lớn tập trung tháng 9-10), chiếm 84-92% tổng lượng mưa toàn năm. Mùa khô lượng mưa chỉ đạt 15,8-43,3 mm, tập trung vào các tháng còn lại trong năm (tháng 11 – tháng 4 năm sau), kết hợp với lượng nước ở thượng nguồn bị chặn lại do giữ nước trên các đập chứa

phục vụ thủy lợi, làm cho lưu lượng nước đổ xuống thượng nguồn bị giảm mạnh. Dẫn đến sự xâm thực của nước lợ từ ngoài biển vào sâu trong đất liền qua các hệ thống sông từ 10-20 km.

Những năm gần đây, tình trạng hạn hán xảy ra thưởng xuyên cùng hiện tượng nước biển dâng khiến cho xâm nhập mặn ngày càng trở nên khắc nghiệt. Độ mặn cao nhất đo được tại các trạm vùng cửa sông dao động từ 21-27 ‰ trong

các năm từ 2003-2012. Độ mặn thay đổi mạnh từ tháng 12 năm trước đến hết

tháng 5 năm sau, tăng từ đầu mùa đến giữa mùa rồi lại giảm dần tới cuối mùa (tháng 5). Xâm nhập mặn đã ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là vụ xuân ở hai huyện Thái Thụy và Tiền Hải.

Theo kịch bản thấp nhất của Viện Nước tưới tiêu và Môi trường đưa ra, vào

năm 2020 vùng Đồng bằng Bắc Bộ nhiệt độ sẽ tăng 0,6oC; mực nước biển dâng

cao hơn 0,11m; lượng mưa về mùa khô giảm ở hầu hết các vùng khí hậu nước ta và lượng mưa thời kỳ từ tháng 3 đến tháng 5 sẽ giảm từ 3-6%. Theo kịch bản này, nếu không có biện pháp kịp thời thì diện tích nhiễm mặn sẽ mở rộng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân vùng ven biển Đồng bằng Bắc Bộ (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2019) .

Bảng 4.2. Nhiệt độ, lượng mưa tại Thái Bình năm 2019

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Nhiệt độ

(oC) 17,2 20,9 21,4 25,6 26,6 29,5 29,5 28,0 27,8 25,4 Lượng

mưa (mm) 19 19 22 155 106 205 205 375 71 98 Nguồn: Trung tâm Khí tượng Thủy văn Thái Bình (2019) Vụ xuân năm 2019 nền nhiệt cao, ít nắng, rét muộn, mưa tập trung ở đầu và cuối vụ đã ảnh hưởng tới khả năng đẻ nhánh, phân hóa làm đòng, cây tiêu hao dinh dưỡng mạnh; Cuối vụ nhiệt độ, ánh sáng tăng nhanh, lúa trỗ nhanh, chín

nhanh và thuận lợi cho thu hoạch tuy nhiên nắng nóng xen kẽ mưa rào làm 1 số

diện tích lúa bị đổ ngã, rầy nâu bùng phát gây cháy cục bộ.

Vụ mùa năm 2019 thời tiết liên tục có mưa giông trên diện rộng là điều kiện thuận lợi cho bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn phát sinh và gây hại trên các giống nhiễm như BT7, T10, BC15,… gây ảnh hưởng tới năng suất lúa mùa.

4.1.2. Tính chất đất vùng nghiên cứu

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là thành phần quan trọng hàng

đầu của môi trường sống. Trong sản xuất nông nghiệp đất vừa là đối tượng lao

động, vừa là tư liệu sản xuất không thể thay thế được. Các đặc tính lý, hóa học có trong đất là những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng.

Đất đai của Thái Bình chủ yếu là đất phù sa của hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình nên chất lượng đất nhìn chung tốt, thuận lợi để phát triển nông nghiệp, với cơ cấu cây trồng vật nuôi phong phú, đa dạng.

Bảng 4.3. Tính chất đất thí nghiệm tại vùng nghiên cứu

Chỉ tiêu Kết quả Chỉ tiêu Kết quả

pHKCl 5,43 Nts (%) 0,21 Na+ (meq/100g) 4,08 P2O5ts (%) 0,12 Cl- (%) 0,12 K2Ots (%) 1,74 SO42- (%) 0,09 P2O5dt (mg /100g) 4,27 TSMT (%) 0,70 K2Odt (mg /100g) 17,32 EC 1:5 (mS/cm) 0,85 Thành phần cơ giới, % Sét <0,002 mm 19,60

CEC (meq/100g) 17,29 Limon 0,02-0,002 mm 56,85

OM (%) 4,86 Cát mịn 0,2-0,02 mm 22,58

Cát thô 2,0-0,2 mm 0,97 Theo phân loại đất của Hội Khoa học đất Việt Nam, đất thí nghiệm tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình có phản ứng ít chua, hàm lượng hữu cơ khá, hàm lượng đạm trung bình, lân tổng số khá, kali tổng số trung bình, lân dễ tiêu trung bình, kali dễ tiêu trung bình. Thành phần cơ giới sét trung bình, dung tích hấp thu trung bình,

có độ mặn trung bình, hàm lượng Cl- thấp, hàm lượng SO42- trung bình.

Như vậy, đất tại Thái Bình cơ bản thích hợp cho việc canh tác lúa nhưng đất bị nhiễm mặn nên cần có các biện pháp cải tạo đất mặn để sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón 16pb01 đến khả năng cải tạo mặn và năng suất lúa trên đất phù sa nhiễm mặn tại huyện tiền hải, thái bình (Trang 43 - 45)