Những biện pháp thâm canh cải tạo đất mặn ở huyện Tiền Hải, tỉnh Thá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón 16pb01 đến khả năng cải tạo mặn và năng suất lúa trên đất phù sa nhiễm mặn tại huyện tiền hải, thái bình (Trang 31 - 32)

Thái Bình

- Biện pháp thủy lợi: Huyện có hệ thống đê biển ngăn mặn, sông Hồng và các chi lưu của nó là sông Trà Lý, sông Lân, sông Long Hầu cung cấp nước ngọt… Đặc biệt là các công trình đầu mối và hệ thống thủy lợi nội đồng cơ bản hoàn thiện vào những năm của thập kỷ 80. Việc cung cấp nước ngọt đáp ứng nhu cầu sinh trưởng và phát triển của cây trồng và nước cho thau chua, rửa mặn được thực hiện chủ động trên 90% diện tích đất mặn từ năm 1987. Trong giai đoạn gần đây, hệ thống thủy lợi ngày càng được hoàn thiện, đa số kênh mương đã được bê tong hóa. Biện pháp thau chua rửa mặn được chú trọng thường xuyên.

- Biện pháp canh tác: Trong thời gian qua nhân dân trong huyện đã thực hiện việc cải tạo đất mặn như: trồng các cây có khả năng chịu mặn như cói, phân xanh trong một số năm đầu để cải tạo độ mặn rồi sau đó mới trồng lúa. Người dân áp dụng duy trì thường xuyên lớp nước mặt trên ruộng.

- Bón phân: Phân chuồng được người dân sử dụng liều lượng khá lớn 5 – 8 tấn/ha. Phân lân được sử dụng từ những năm 1960 với lượng bón 10 – 15kg

P2O5/ha/năm. Hiện nay lượng phân bón cho lúa đã tăng lên 50 – 100 P2O5 kg/ha/vụ, 100 – 150 kg N/ha/vụ, 60 - 90 kg K2O/ha/vụ.

- Sử dụng các giống mới: Cùng với quá trình cải tạo đất mặn các giống địa phương dần được thay thế bằng các giống lúa chịu thâm canh có năng suất cao,

thích hợp với vùng đất mặn như: TBR225, BC15, TBR1, Thiên ưu 8... Một phần

diện tích được người dân sử dụng giống đặc sản như lúa Tám, lúa nếp… cho chất lượng gạo tốt.

2.4 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG PHÂN BÓN CHO LÚA Ở VIỆT NAM VÀ THÁI BÌNH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón 16pb01 đến khả năng cải tạo mặn và năng suất lúa trên đất phù sa nhiễm mặn tại huyện tiền hải, thái bình (Trang 31 - 32)