Tình hình sử dụng phân bón cho lúa ở Thái Bình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón 16pb01 đến khả năng cải tạo mặn và năng suất lúa trên đất phù sa nhiễm mặn tại huyện tiền hải, thái bình (Trang 33)

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.4.2. Tình hình sử dụng phân bón cho lúa ở Thái Bình

Thái Bình hiện có hơn 111.000 ha đất nông nghiệp, diện tích gieo trồng các loại cây nông nghiệp và công nghiệp hàng năm đạt khoảng 238.000ha. Trong đó diện tích lúa chiếm 165.000ha, ngô 10.000ha, đậu tương 10.000ha, khoai tây 4.500ha, rau các loại khoảng 33.000ha, cây công nghiệp 5.000ha…

Thái Bình là một tỉnh trọng điểm trồng lúa của vùng đồng bằng sông Hồng, giai đoạn từ 2005 - 2014, mặc dù đất trồng lúa của tỉnh giảm nhưng sản lượng lúa ổn định và đạt trên 1,1 triệu tấn/năm; giá trị sản xuất đạt trên 66 triệu đồng/ha, góp phần ổn định an ninh lương thực quốc gia. Mục tiêu của tỉnh Thái Bình trong những năm tới là đưa năng suất lúa bình quân đạt từ 130 tạ/ha/năm trở lên, diện tích lúa chất lượng cao trên 40% diện tích trồng lúa, đảm bảo an ninh lương thực vững chắc và tạo thương hiệu sản phẩm gạo Thái Bình để nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập cho người dân.

Hệ số sử dụng đất trung bình đạt 2,4 lần/ năm. Với diện tích cây trồng nói trên, ước tính hàng năm Thái Bình cần khoảng 177.500 tấn phân bón các loại. Trong đó phần lớn lượng đạm, lân, kali được sử dụng dưới dạng phân phức hợp hoặc phân hỗn hợp NPK, NPK- S, N- K; ngoài ra các dạng phân bón hữu cơ vi sinh, phân vi sinh, phân bón qua lá cũng được bà con nông dân sử dụng khá nhiều nhằm bổ sung, thay thế một phần nguyên tố thiếu hoặc như vai trò một chất hỗ trợ sinh trưởng. Trước đây, phần lớn nông dân Thái Bình sử dụng phân bón đơn còn nay đa số đều chọn bón phân tổng hợp, sử dụng cân đối đạm- lân- kali vừa giúp tăng năng suất cây trồng, vừa hạn chế sâu bệnh phát sinh gây hại.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón 16pb01 đến khả năng cải tạo mặn và năng suất lúa trên đất phù sa nhiễm mặn tại huyện tiền hải, thái bình (Trang 33)