Mối tương quan giữa lượng bón 16PB01 và năng suất lúa mùa năm 2019

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón 16pb01 đến khả năng cải tạo mặn và năng suất lúa trên đất phù sa nhiễm mặn tại huyện tiền hải, thái bình (Trang 65 - 95)

năm 2019

Trong vụ mùa, năng suất thực thu dao động từ 55,03 - 68,89 tạ/ha, năng suất tăng dần theo mức bón phân 16PB01. Năng suất thực thu ở các công thức bón phân 16PB01 đều cao hơn đối chứng từ 7,52 - 13,86 tạ/ha, tương đương tăng 13,67 - 25,19%. Công thức đối chứng (CT1) có năng suất thấp nhất (55,03 tạ/ha), công thức bón 1.200 kg 16PB01/ha (CT4) cho năng suất cao nhất (68,89 tạ/ha). Qua kết quả đồ thị ở hình 4.11 cho thấy, năng suất thực thu của lúa trong

vụ mùa có tương quan chặt với lượng phân bón 16PB01 sử dụng (R2=0,8249),

tuân theo hàm số sau: Y = -1E-05x2+0,0234x+54,963. Tuy nhiên trong cả 2 vụ,

năng suất thực thu tại công thức bón 1.200kg 16PB01/ha (CT4) và công thức bón Năng suất

(tạ/ha)

16PB01 (kg)

800kg 16PB01/ha (CT3) không có sai khác về mặt thống kê. Qua phương trình này, ta tính được năng suất đạt cao nhất là 96,03 tạ/ha khi sử dụng phân bón 16PB01 ở mức 1.170 kg/ha trong vụ mùa.

Kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy đất mặn gây giảm tất cả thành phần năng suất và năng suất lúa (Mohammadi & cs., 2010; Islam & cs., 2011).

Khi bón phân 16PB01, ion Ca2+ và Mg2+ được giải phóng sẽ cạnh tranh hấp thu

với ion Na+; Ca2+ và Mg2+ giúp duy trì sự ổn định của màng tế bào tăng sự hấp

thu dinh dưỡng có chọn lọc của cây lúa, góp phần cân đối dinh dưỡng cho lúa, giúp tăng năng suất lúa (Mahmoud & cs., 2004). Mặt khác trong phân bón 16PB01 có chứa thành phần hữu cơ (5% OM) gián tiếp giúp gia tăng tính chống chịu mặn của cây trồng, giúp giảm nhẹ ảnh hưởng của độ mặn trong đất, cải thiện

năng suất lúa và giảm tác hại của Na+ (Aslam & cs., 2000).

Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Lê Văn Dũng & cs.(2015), khi bón thêm phân hữu cơ và vôi năng suất hạt được cải thiện có ý nghĩa trên đất nhiễm mặn. Trên đất mặn, hiệu quả của vôi và phân hữu cơ giúp pH đất gia tăng, tăng Ca trong đất, phân bón hữu cơ hòa tan lân khó tan trong đất, giúp gia tăng hoạt động vi sinh vật đất, giúp cây phát triển tốt và cho năng suất cao hơn so với bón đơn lẻ hoặc không bón (Alva & cs., 1986; Shamshuddin & cs.,1991). Phân hữu cơ giúp giảm độc chất Al, Fe trong đất, giúp gia tăng pH đất (Muhrizal & cs., 2003 và Muhrizal & cs., 2006), giúp tăng hàm lượng đạm hữu dụng và lân hữu dụng, từ đó giúp cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt và gia tăng năng suất lúa đáng kể ở các nghiệm thức phân bón có bổ sung thêm phân hữu cơ và vôi.

Như vậy, việc bón phân 16PB01 giúp cải thiện năng suất lúa có ý nghĩa trên đất nhiễm mặn.

4.4. ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN 16PB01 ĐẾN TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI CỦA LÚA BỆNH HẠI CỦA LÚA

Khi việc sản xuất lúa ngày càng phát triển, vấn đề thâm canh càng được đẩy mạnh. Để đạt năng suất cao người trồng lúa đã sử dụng rất nhiều biện pháp kỹ thuật tác động như bón nhiều phân, cấy dày, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật… Khoảng 80% các loại thuốc bảo vệ thực vật sản xuất ra được sử dụng ở các nước đang phát triển, tốc độ sử dụng tăng khoảng 7 - 8%/năm. Nước ta có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh hại phát triển mạnh. Hàng năm các loài sâu, bệnh hại gây hại đối với cây trồng nói chung và đối với cây lúa nói riêng là rất lớn. Theo thống kê của FAO hàng năm sâu bệnh làm giảm

từ 12-14% sản lượng trồng trọt trên thế giới. Hơn nữa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều càng làm cho môi trường sinh thái có xu hướng xấu, phá vỡ thế cân bằng của tự nhiên và dẫn đến các đại dịch về sâu, bệnh hại. Vì vậy việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật thâm canh vừa đảm bảo về năng suất mà vẫn giảm tối đa sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là rất cần thiết.

Kết quả theo dõi ảnh hưởng của phân bón 16PB01 đến tình hình phát sinh phát triển sâu, bệnh trên lúa trong vụ xuân và vụ mùa được trình bày tại bảng 4.11.

Bảng 4.11. Ảnh hưởng của phân bón 16PB01 đến mức độ nhiễm sâu bệnh của lúa sâu bệnh của lúa

Công thức

Sâu (điểm) Bệnh (điểm)

Rầy nâu

Đục thân

Cuốn lá

nhỏ Đạo ôn Khô vằn Bạc lá

Đốm sọc Vụ xuân CT1 3 3 4 1 3 3 0 CT2 3 3 3 1 3 3 0 CT3 3 3 3 1 3 2 0 CT4 3 3 3 1 3 3 0 Vụ mùa CT1 1 3 3 0 1 3 3 CT2 1 3 3 1 1 3 3 CT3 1 3 3 0 0 3 3 CT4 1 3 3 0 1 3 3

Kết quả theo dõi trong vụ xuân cho thấy đối tượng gây hại chủ yếu là rầy nâu, sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ và bệnh khô vằn, bạc lá. Các đối tượng gây hại chủ yếu ở tất cả các công thức với mức độ là như nhau.

Sâu đục thân gây hại ở lúa chủ yếu là vào thời kỳ đẻ nhánh, làm đòng làm héo nõn, chết nhánh, gây bông bạc ảnh hưởng lớn đến năng suất. Qua theo dõi chúng tôi thấy hầu hết các công thức đều bị sâu đục thân gây hại và đánh giá ở điểm 3.

Rầy nâu luôn được xem là đối tượng gây hại rất quan trọng trên cây lúa. Chúng dùng vòi để chích vào thân cây lúa để hút dịch cây làm cây lúa bị khô héo. Cây lúa bị gây hại nhẹ các lá phía dưới có thể héo, hạt lúa lửng lép, bị hại nặng gây nên hiện tượng “cháy rầy”, cả ruộng lúa bị khô héo. Năng suất có thể bị giảm tới 50% hoặc mất trắng. Vụ xuân 2019 các công thức bị rầy nâu gây hại ở các mức tại điểm 3.

Kết quả theo dõi cho thấy đối với đối tượng sâu cuốn lá gây hại vào giai đoạn lúa đẻ nhánh – làm đòng. Sâu cuốn lá gây hại ở hầu hết các công thức, gây hại nặng nhất ở công thức đối chứng (điểm 4), các công thức còn lại gây hại tại điểm 3.

Bệnh đạo ôn gây hại chủ yếu ở giai đoạn đẻ nhánh đến trỗ, bệnh phát sinh phát triển trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm cao. Trong vụ xuân các công thức đều bị nhiễm đạo ôn nhẹ ở mức điểm 1.

Bệnh khô vằn gây hại từ giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ đến chín. Bệnh gây hại ở tất cả các công thức ở mức điểm 3.

Bệnh bạc lá gây hại chủ yếu giai đoạn lúa từ sau trỗ bông đến thu hoạch. Qua theo dõi chúng tôi thấy ở vụ xuân bệnh bạc lá gây hại ở tất các công thức ở mức điểm 3, công thức 3 gây hại nhẹ hơn ở mức điểm 2.

Kết quả theo dõi trong vụ mùa cho thấy đối tượng gây hại chủ yếu là sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ và bệnh bạc lá và đốm sọc vi khuẩn. Các đối tượng gây hại chủ yếu ở tất cả các công thức với mức độ là như nhau.

Rầy nâu gây hại ở tất cả các công thức nhưng ở mức độ nhẹ (điểm 1). Sâu đục thân và sâu cuốn lá nhỏ gây hại ở tất cả các công thức ở mức độ điểm 3.

Bệnh đạo ôn chỉ xuất hiện ở công thức 2 với mức độ nhẹ (mức 1). Tất cả các công thức còn lại đều không xuất hiện bệnh đạo ôn.

Bệnh khô vằn xuất hiện ở mức độ nhẹ (điểm 1) và không xuất hiện ở công thức 3.

Bệnh bạc lá gây hại ở mức điểm 3 trên tất cả các công thức.

Bệnh đốm sọc vi khuẩn gây hại chủ yếu giai đoạn làm đòng - trỗ. Bệnh gây hại ở tất cả các công thức ở mức điểm 3.

4.5. ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN 16PB01 ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ TRÊN CÂY LÚA TRÊN CÂY LÚA

Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu đánh giá một hoạt động sản xuất, kinh doanh, là cơ sở để người sản xuất quyết định phương án đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh để đảm bảo rằng hoạt động sản xuất kinh doanh đó sẽ mang lại lợi nhuận.

Bảng 4.12. Ảnh hưởng của phân bón 16PB01 đến hiệu quả kinh tế của lúa Công Công thức Năng suất (tạ/ha) Tổng thu (đồng/ha) Tổng chi (đồng/ha) Lợi nhuận (đồng/ha)

Lợi nhuận tăng so với đối chứng (đồng/ha) Vụ xuân CT1 49,27 36.953.000 18.899.000 18.053.000 - CT2 56,39 42.293.000 21.462.000 20.831.000 2.778.000 CT3 61,01 45.758.000 24.024.000 21.733.000 3.680.000 CT4 62,82 47.115.000 26.587.000 20.528.000 2.475.000 Vụ mùa CT1 55,03 41.273.000 18.549.000 22.724.000 - CT2 62,55 46.913.000 21.111.000 25.802.000 3.078.000 CT3 67,62 50.715.000 23.674.000 27.042.000 4.318.000 CT4 68,89 51.668.000 26.236.000 25.432.000 2.707.000

Kết quả ở bảng 4.12 cho thấy:

Tổng thu là yếu tố cuối cùng của một quá trình sản xuất và là kết quả mong đợi của người sản xuất, nó được đánh giá thông qua năng suất thực thu và giá bán thóc. Kết quả cho thấy ở các công thức khác nhau thì có tổng thu khác nhau. Trong vụ xuân, tổng thu dao động từ 36.953.000 - 47.115.000 đồng/ha. Trong vụ mùa, tổng thu dao động từ 41.273.000 - 51.668.000 đồng/ha. Tổng thu đạt cao nhất tại công thức bón 1.200kg 16PB01/ha (CT4) trong vụ xuân (47.115.000 đồng/ha) và vụ mùa (51.668.000 đồng/ha). Tổng thu tăng từ công thức đối chứng (CT1) đến công thức bón 1.200kg 16PB01/ha (CT4) ở cả 2 vụ.

Lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa tổng thu và tổng chi của các công thức thí nghiệm. Ở vụ xuân, lợi nhuận đạt từ 18.053.000 - 21.733.000 đồng/ha. Lợi nhuận thấp nhất ở công thức đối chứng (18.053.000 đồng/ha). Lợi nhuận ở các công thức có bón phân 16PB01 cao đều hơn đối chứng. Công thức bón 1.200kg 16PB01/ha (CT4) có năng suất tuy cao nhất nhưng chi phí đầu tư lại cao hơn nhiều nên có lợi nhuận thấp hơn công thức bón 800kg 16PB01/ha (CT3) và công thức bón 400kg 16PB01/ha (CT2). Công thức bón 800kg 16PB01/ha (CT3) có lợi cao nhất, đạt 21.733.000 đồng/ha, lợi nhuận tăng so với đối chứng là 3.680.000 đồng/ha, tương ứng tăng 20,38%.

Ở vụ mùa, lợi nhuận tăng từ 22.724.000 - 27.042.000 đồng/ha. Lợi nhuận thấp nhất ở công thức đối chứng (22.724.000 đồng/ha). Lợi nhuận ở các công

thức có bón phân 16PB01 cao đều hơn đối chứng. Công thức bón 1.200kg 16PB01/ha (CT4) có năng suất tuy cao nhất nhưng chi phí đầu tư lại cao hơn nhiều nên có lợi nhuận thấp hơn công thức bón 800kg 16PB01/ha (CT3) và công thức bón 400kg 16PB01/ha (CT2). Công thức bón 800kg 16PB01/ha (CT3) có lợi cao nhất, đạt 27.042.000 đồng/ha, lợi nhuận tăng so với đối chứng là 4.318.000 đồng/ha tương ứng tăng 19,00%.

Như vậy ở cả 2 vụ, công thức 3 với lượng bón (800 kg 16PB01 +120kg N + 20kg P2O5 + 60 kg K2O)/ha trong vụ xuân và (800 kg 16PB01 +100kg N + 20kg P2O5 + 60 kg K2O)/ha trong vụ mùa cho hiệu quả kinh tế cao nhất.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

(1) Kết quả thí nghiệm trong phòng cho thấy phân bón 16PB01 làm giảm

nồng độ Na+ trao đổi trong đất từ 0,22 – 0,62 meq/100g, tương ứng với mức giảm

11,5 – 32,5% so với đối chứng. Công thức bón 1.200kg 16PB01/ha (CT4) có

nồng độ Na+ trao đổi đạt thấp nhất (1,29 meq/100g).

(2) Phân bón 16PB01 đã có tác dụng cải thiện các đặc tính bất lợi của đất

mặn như: tăng pH đất, giảm độ dẫn điện EC, giảm hàm lượng Na+ trao đổi và giảm

hàm lượng Cl- trong đất. Với lượng bón 1.200 kg 16PB01 +120kg N + 60 kg

K2O/ha (CT4) trong vụ xuân và lượng bón 1.200 kg 16PB01 +100kg N + 60 kg K2O/ha (CT4) trong vụ mùa cho hiệu quả cải tạo mặn tại Thái Bình đạt cao nhất;

cụ thể pHKCl đạt 6,12, EC đạt 0,51 mS/cm, Na+ trao đổi 2,31 meq/100g đất, Cl- đạt

0,05%.

(3) Phân bón 16PB01 tác động có lợi đến độ tăng trưởng chiều cao, tốc độ đẻ nhánh, tăng số nhánh hữu hiệu của lúa, cụ thể với lượng bón 1.200 kg 16PB01+120 kg N + 60 kg K2O)/ha (CT4) cho tỷ lệ nhánh hữu hiệu đạt cao nhất trong vụ xuân (75,6%) và lượng bón (800 kg 16PB01 +100 kg N + 20 kg P2O5 + 60 kg K2O)/ha (CT3) trong vụ mùa (66,7%).

(4) Phân bón 16PB01 tác động tích cực đến năng suất lúa. Lượng bón 1.200 kg 16PB01+120 kg N + 60 kg K2O/ha (CT4) trong vụ xuân cho năng suất lúa thực thu cao nhất đạt 62,82 tạ/ha và lượng bón 1.200 kg 16PB01+100 kg N + 60 kg K2O/ha (CT4) trong vụ mùa cho năng suất lúa thực thu cao nhất đạt 68,89 tạ/ha.

(5) Các công thức bón phân 16PB01 đều cho hiệu quả kinh tế cao hơn công thức đối chứng. Hiệu quả kinh tế trong vụ xuân với lượng bón (800 kg 16PB01 +120 kg N + 20 kg P2O5 + 60 kg K2O)/ha đạt cao nhất với lợi nhuận thu được là 21.733.000 đồng/ha. Trong vụ mùa lượng bón (800 kg 16PB01 +100 kg N + 20 kg P2O5 + 60 kg K2O)/ha cho lợi nhuận cao nhất đạt 27.042.000 đồng/ha.

5.2. KIẾN NGHỊ

- Do thời gian có hạn nên chúng tôi tạm đề nghị sử dụng mức bón (1.200 kg 16PB01 +120 kg N + 60 kg K2O)/ha trong vụ xuân và (1.200 kg 16PB01 +100 kg N + 60 kg K2O)/ha trong vụ mùa trên đất nhiễm mặn tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình để cho hiệu quả cải tạo mặn và năng suất tối ưu nhất.

- Phân bón 16PB01 cần được bố trí thí nghiệm trong những khoảng thời gian dài hơn và mở rộng trên diện tích lớn để có kết luận chính xác, đầy đủ hơn sớm đưa vào thực tế sản xuất góp phần cải tạo đất mặn, ổn định năng suất cây trồng trong bối cảnh diễn biến mặn ngày càng nghiêm trọng như hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Abrol I.P. & Bhumbla D.R. (1979). Crop responses to differential gypsum applications in a highly sodic soil and the tolerance of several crops to exchangeable sodium under field conditions, Journal of Soil Science, 127 (2):75-79.

Abrol I.P., Yadav J. & Massoud F. (1988). Salt-Affected Soils and their Management. FAO Soils bulletin 39, Rome.

Akbar M. & Ponnamperuma M.F.N. (1982). Saline soils of South and Southeast Asia as potential land, IRRI Los Banos, Philipines.

Akbar M. & Yabuno T. (1972). Breeding for saline resistant varieties of rice, I Variability for salt tolerance among some rice varieties, Jpn Journal of Breed 22, 277-284.

Akita S. (1986). Physiological bases of differential response to salinity in rice cultivars, IRRI, Los Banos, Philippines.

Alva A. K., Asher C. J. & Edwards D. G. (1986). The role of calcium in alleviating aluminum toxicity. Aust J Soil Res. 37: 375-383.

Amirjani & Mohammad R. (2010). Effect of NaCl on some physiological parameter of rice, Eur Journal of Biol Sci. 31:6-16.

Aref F. (2013). Effect of saline irrigation water on yield and yield components of rice (Oryza sativa L.). Afr. J. Biotechnolo., 12(22): 3503-3513.

Ashraf M. and M. R. Foolad (2007). Role of glycine betaine and proline in improving plant a biotic stress resistance, Environ. Exp. Bot., pp. 59.

Aslam M., Muhammad N., Qureshi R. H., Akhtar J. & Ahmed Z. (2000). Role of Ca2+ in salinity tolerance of rice. Symp. On Integ. Plant Manage. No. 8-10:10-18. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2015). Báo cáo tổng kết tình hình sản xuất

nông nghiệp năm 2015. 17-29.

Buu B.C., Lang N.T. & Tao P., Bay N. (1995). Rice breeding research strategy in the Mekong Delta, ASCE Journal of Biotechnol. 13:7739-7755.

Castillo E., Huynh T.T.T., Thai N.H.T. & Tran T.K.P. (2003). Phenological and physiological responses of a rice cultivar to level and timing of salinity stress. In: Preston, N. and Clayton, H. eds. Rice-shrimp farming in the Mekong Delta: biophysical and socioeconomic issues, ACIAR Technical Report. 89-101.

Clark G., Dodgshun N., Sale P. & Tang C. (2007). Changes in chemical and biological properties of of organic amendments. Soil Biology and Biochemistry, 39: 2806– 2817.

Cục Trồng trọt (2016). Báo cáo tình hình phát triển lúa gạo trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở Việt Nam năm 2016.17.

Đào Trọng Hùng, Nguyễn Quang Đạo & Hồ Quang Đức (2010). Đánh giá sự biến đổi tính chất đất mặn huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình qua 20 năm sử dụng. Tạp chí Khoa học đất số 33: 56-61.

Đào Xuân Học & Hoàng Thái Đại (2005). Sử dụng và cải tạo đất phèn, đất mặn. Bài giảng Cao học, Trường Đại học Thủy Lợi. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. 17-29.

Dobermann A. & Thomas F. (2000). Rice: Nutrient disorders & nutrient management, Journal of Int. Rice Res. Inst.140-141.

El-Lakany M.H., Hassan M.N., Ahmed A. M., & Mounir M. (1986). Salt affected soils and marshes in Egypt; their possible use for forages and fuel production. Reclamation and Revegetation Res. 5: 49-58.

Fabre D., Siband P. and Dingkuhn M. (2005). Characterizing stress effects on rice grain development and filling using grain weight and size distribution. Field Crop. Res., 92(1): 11-16.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón 16pb01 đến khả năng cải tạo mặn và năng suất lúa trên đất phù sa nhiễm mặn tại huyện tiền hải, thái bình (Trang 65 - 95)