Tình hình sử dụng phân bón cho lúa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón 16pb01 đến khả năng cải tạo mặn và năng suất lúa trên đất phù sa nhiễm mặn tại huyện tiền hải, thái bình (Trang 32 - 33)

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.4.1 Tình hình sử dụng phân bón cho lúa ở Việt Nam

Phân bón đã góp phần đáng kể làm tăng năng suất cây trồng, chất lượng nông sản, đặc biệt là đối với cây lúa ở Việt Nam. Theo đánh giá của Viện Dinh dưỡng Cây trồng Quốc tế (IPNI), phân bón đóng góp khoảng 30 - 35% tổng sản lượng cây trồng. Theo Vũ Hữu Yêm (1995), Việt Nam hiện đang là một trong 20 quốc gia sử dụng phân bón cao nhất thế giới. Theo Nguyễn Văn Bộ (2014), mỗi năm nước ta sử dụng 1.682.400 tấn đạm, 860.800 tấn lân và 840.100 tấn kali, trong đó sản xuất lúa chiếm 68,7%. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng phân bón còn thấp do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau.

Bảng 2.5. Tình hình sử dụng phân bón ở Việt Nam qua các năm

(ĐVT: 1.000 tấn) Năm N P2O5 K2O 2005 1.047,222 552,934 258,067 2006 977,045 588,438 339,966 2007 1.124,557 636,341 466,336 2008 1.008,780 468,036 443,883 2009 1.518,178 689,486 319,086 2010 1.224,447 481,669 292,000 2011 807,134 387,443 440,111 2013 1.682,400 860,800 840,100 Nguồn: FAO (2015) Bảng 2.6, cho thấy tình hình sử dụng phân đạm cao gấp đôi so với phân lân và kali. Lượng phân đạm có xu hướng tăng từ năm 2005 đến năm 2009 từ 1,04 - 1,52 triệu tấn (tăng 0,55 triệu tấn). Nguyên nhân do nhu cầu cung cấp phân bón cho thị trường ngày càng tăng, tuy nhiên tới năm 2010 và năm 2011 tổng lượng

phân lại có xu hướng giảm. Chi phí, đầu tư phân bón cao cần phải có những giải pháp nhằm tăng hiệu quả sử dụng phân bón, giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất mà vẫn đảm bảo phát triển bền vững. Một trong những giải pháp đó chính là tìm và sử dụng phân bón hợp lý và khoa học.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón 16pb01 đến khả năng cải tạo mặn và năng suất lúa trên đất phù sa nhiễm mặn tại huyện tiền hải, thái bình (Trang 32 - 33)