Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Hiện trạng và giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi baba gai ở huyện văn chấn yên bái (Trang 27 - 32)

3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Các hộ nuôi Ba ba gai ở 6 xã/Thị Trấn: xã Cát Thịnh. thị trấn Nông trường Trần Phú, xã Nghĩa Tâm, xã Minh An, xã Thượng Bằng La, xã Sơn Thịnh, thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.

Hình 3.1. Bản đồ điều tra các xã nuôi ba ba gai trong vùng nghiên cứu ở Văn Chấn

3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Thời gian nghiên cứu từ tháng 10/2019 đến tháng 06/2020.

3.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

- Điều tra hiện trạng các vùng nuôi ba ba gai về điều kiện tự nhiên, con người, yếu tố môi trường, địa danh, giá trị kinh tế,…

- Loài ba ba gai thả, cỡ ba ba gai thả, mật độ thả, thời điểm thả, thời điểm thu hoạch, kết cấu, kích cỡ ao nuôi;

- Kinh nghiệm của người nuôi;

- Những khó khăn, thuận lợi khi nuôi ba ba gai (giống, vốn, khoa học kỹ thuật…);

3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Đánh giá các yếu tố về điều kiện tự nhiên, môi trường vùng nuôi ba ba gai Văn Chấn – Yên Bái.

- Đánh giá hiện trạng nghề nuôi ba ba gai năm 2019 (chủ yếu đánh giá tại thời điểm nghiên cứu và có so sánh với các năm trước.

- Đánh giá hiệu quả kinh tế của một số mô hình nuôi ba ba gai ở Văn Chấn – Yên Bái.

- Đề xuất các giải phát phát triển bền vững nghề nuôi ba ba gai ở huyện Văn Chấn.

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu 3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu

3.5.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Trong quá trình thu thập số liệu thứ cấp đã sử dụng các phương pháp kế thừa. Thu thập và đánh giá các tài liệu khoa học, số liệu điều tra cơ bản, báo cáo tổng kết hàng năm của ngành thủy sản, báo cáo kết quả thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học liên quan đến nội dung và phạm vi nghiên cứu của đề tài đã thực hiện và công bố chính thức như:

Các tài liệu, báo cáo kết quả nghiên cứu về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, khí hậu thời tiết, môi trường đất, môi trường nước, kinh tế xã hội tỉnh Yên Bái của các ngành như: Sở NN&PTNT, Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Yên Bái, các Viện và các Trung tâm nghiên cứu khoa học. Báo cáo kết quả phát triển nuôi trồng thủy sản từ 2014 - 2018 của huyện Văn Chấn và tỉnh Yên Bái.

- Báo cáo kết quả hàng năm về phát triển nuôi ba ba gai tại tỉnh Yên Bái của Chi cục Thuỷ sản tỉnh Yên Bái.

- Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học về sản xuất giống, thức ăn, hoạch toán kinh tế của nghệ nuôi ba ba trong và ngoài nước.

3.5.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Trong quá trình điều tra thu thập số liệu sơ cấp sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:

- Phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân (PRA): phân tích

các vấn đề về các mặt: điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển nuôi ba ba gai tại tỉnh Yên Bái dựa trên kết quả đánh giá tổng kết đề tài khoa học về nuôi ba ba gai, Hội nghị tập huấn, báo cáo tổng kết đánh giá về tình hình phát triển nuôi ba ba gai hằng năm trên địa bàn tỉnh Yên Bái trước khi điều tra nông hộ để thu thập các thông tin chung về các đối tượng nuôi, các mô hình nuôi, các khu vực nuôi chính, mô hình nuôi ba ba gai trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

- Phương pháp điều tra bổ sung: Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 114 hộ gia đình theo bộ câu hỏi điều tra đã được chuẩn bị trước. Bộ câu hỏi được lập và chuẩn hoá với các thông tin cần thu thập liên quan đến mục đích đề tài như:

1) Chuẩn bị câu hỏi với các nội dung sau:

+ Thông tin chung về hộ nuôi ba ba gai: Tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm

sản xuất, lao động tham gia nuôi ba ba gai…

+ Thông tin chung về hoạt động nuôi ba ba gai: Thông tin về đối tượng, mùa vụ và thời gian nuôi, thiết kế và xây dựng ao nuôi.

+ Một số thông tin về sử dụng con giống, thức ăn và hóa chất khi nuôi: Thông tin về con giống (kích cỡ, mật độ giống thả, nguồn giống và chất lượng con giống). Thông tin về thức ăn; thông tin về hóa chất (loại hoá chất, nguồn gốc xuất xứ và cách sử dụng hoá chất)

+ Thông tin về quản lý chăm sóc: Quản lý chất lượng nước (kiểm tra về chế

độ thuỷ lý, thuỷ hoá và thuỷ sinh). Bệnh và quản lý bệnh, xử lý chất thải từ nuôi ba ba gai.

+ Hiện trạng dịch vụ hậu cần phục vụ nuôi ba ba gai: Sản xuất và cung ứng giống, thức ăn, thuốc thú y thuỷ sản; chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm thủy sản.

+ Hiệu quả kinh tế: Các chi phí cố định, chi phí lưu động; sản lượng thu hoạch; tổng doanh thu, lợi nhuận ròng, lợi nhuận trên vốn đầu tư, thu nhập lao động.

+ Những thuận lợi, khó khăn thường gặp phải và cách giải quyết: Vấn đề

2) Hỏi thử để chỉnh sửa bộ câu hỏi; 3) Chỉnh sửa bộ câu hỏi;

4) Điều tra thu thập thông tin; 5) Mã hóa số liệu và nhập thông tin; 6) Xử lý thông tin, phân tích số liệu.

3.5.1.3. Phương pháp thu và phân tích các yếu tố môi trường

a. Phương pháp thu mẫu

- Thu mẫu môi trường ngẫu nhiên 30 hộ trên tổng số 114 hộ điều tra; - Nhiệt độ, pH và độ trong thù hàng ngày; thời gian thu trong ngày: Sáng từ 6 – 7h; chiều từ 14 – 15h

- Độ cứng, COD, tần suất thu mẫu: 1 tuần/lần

b. Phương pháp phân tích các yếu tố môi trường

- Nhiệt độ, pH, ôxy hòa tan được đo trực tiếp bằng máy đo đa chỉ tiêu Horiba U52;

- Độ trong được xác định bằng đĩa Sechi;

- Độ cứng xác định theo phương pháp chuẩn độ EDTA (TCVN 6224, 1996) - COD được xác định theo phương pháp dicromat (TCVN 6491, 1999).

3.5.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu

- Chọn mẫu điều tra: Do số hộ nuôi ba ba gai nằm chủ yếu ở huyện Văn

Chấn, nên số mẫu điều tra sẽ làm trên địa bàn của huyện Văn Chấn và số hộ nuôi ở huyện là 260 hộ.

Để đảm bảo tiết kiệm nguồn kinh phí, nhóm nghiên cứu áp dụng phương pháp ngẫu nhiên đơn giản, tính toán cỡ mẫu theo phương pháp của của Trung tâm Thông tin và Phân tích số liệu Việt Nam (tại trang điện tử: http://www.vidac.org/vn).

Cỡ mẫu được tính như sau:

n = N 1 + N(e)2 Trong đó:

n: là số đơn vị mẫu (cỡ mẫu)

e : là sai số cho phép (7%)

Theo tài liệu của Vidac có thể lấy sai số 5%, 7% hoặc 10% tùy thuộc vào độ đồng đều của tổng thể và nguồn lực tài chính cho phép. Ở đây chúng tôi sử dụng sai số e ở mức 7% để đảm bảo tính đại diện và tính chính xác của nghiên cứu.

- Tổng số mẫu điều tra nghiên cứu:

Theo số liệu khảo sát sơ bộ, đề tài đã thu thập được số lượng hộ tham gia nuôi Ba ba gai ở huyện Văn Chấn là 260 hộ. Do đó cỡ mẫu điều tra được tính như sau:

n = N = 260 = 114,3 mẫu 1 + N(e)2 (1 + 260) x (0,07)2

Như vậy, tổng số hộ tham gia nuôi Ba ba gai ở huyện Văn Chấn được điều tra là 114 hộ (làm tròn số).

- Tổng số mẫu điều tra nghiên cứu: Tổng số hộ điều tra là 114 hộ, số mẫu

phiếu điều tra là 114 phiếu.

- Sử dụng hàm Excel: hàm randbetween (top, bottom).

3.5.3. Phương pháp tích và xử lý số liệu

- Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel và SPSS 22 (Statistical Product and Services Solutions).

- Phân tích thống kê mô tả: các chỉ số trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất, sai số trung bình, độ lệch chuẩn, phần trăm tỷ lệ và các kiểm định mẫu.

- So sánh hiệu quả giữa các mô hình dựa vào phần mềm thống kê.

- Phương pháp phân tích tài chính: tổng thu, lợi nhuận thuần, tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư.

3.5.4. Phương pháp phân tích tài chính mô hình nuôi

- Tổng thu = Tổng khối lượng sản phẩm x Giá bán sảnphẩm

- Lợi nhuận thuần = [∑Tổng thu - (∑Chi phí SXCĐ+∑Chi phí SX biến đổi)] - Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư = [(Thu nhập ròng hàng năm)/(Vốn đầutư)]*100%

Một phần của tài liệu Hiện trạng và giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi baba gai ở huyện văn chấn yên bái (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)