Quy mô sản xuất babagai

Một phần của tài liệu Hiện trạng và giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi baba gai ở huyện văn chấn yên bái (Trang 38 - 40)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Hiện trạng nuôi babagai tại Văn Chấn – Yên Bái

4.2.3. Quy mô sản xuất babagai

Nghề nuôi ba ba gai Văn Chấn thực sự phát triển bắt đầu từ năm 2001, do người dân huyện Văn Chấn áp dụng và cải tiến kỹ thuật nuôi ba ba xanh (ba ba trơn) vào nuôi ba ba gai. Hiện nay, Văn Chấn có 1 chi hội nuôi ba ba gai: ở thị trấn nông trường Trần Phú có 84 hội viên và ở xã Cát Thịnh có 50 hội viên (babagaivanchan.com).

Theo báo cáo của phòng Nông nghiệp huyện Văn Chấn tính đến năm 2017, toàn huyện có 490 hộ nuôi ba ba gai rải rác ở 13 xã, thị trấn, trong đó tập trung chủ yếu ở thị trấn nông trường Trần Phú và xã Cát Thịnh; với tổng diện tích nuôi là 13 ha, sản lượng ba ba thịt 12,55 tấn và ba ba gai giống là 80.000 con/năm (Phạm Quỳnh, 2017).

Theo báo cáo tổng kết thực hiện công tác năm 2018, số cơ sở nuôi giống là 406 cơ sở, trong đó có 398 hộ sản xuất giống và nuôi thương phẩm ba ba gai ở huyện Văn Chấn (Cục Thống kê tỉnh Yên Bái, 2018).

Đến nay (2019), huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái có 260 hộ nuôi ba ba gai, với tổng diện tích nuôi là 16 ha, tập trung ở thị trấn nông trường Trần Phú, các xã Cát Thịnh, Thượng Bằng La, Minh An, Nghĩa Tâm, Tân Thịnh… Các hộ đã chủ động hoàn toàn về kỹ thuật sản xuất giống. Hàng năm sản xuất khoảng 1 triệu con giống, đáp ứng 100% nhu cầu con giống cho các hộ nuôi trong huyện và cung cấp

giống cho nhiều địa phương khác. Đối với ba ba gai thương phẩm đạt từ 40 - 50 tấn/ năm, ước tính tổng thu nhập từ 90 - 100 tỷ đồng và tạo công ăn việc làm cho trên 1,800 lao động trong đó có các đồng bào dân tộc (Trần Ngọc Sơn, 2019).

Qua kết quả điều tra hiện trạng nuôi ba ba gai tại huyện Văn Chấn, cho thấy số hộ nuôi biến động qua từng năm 2017 có 490 hộ, năm 2019 có 260 hộ nuôi. Lý do giảm số hộ nuôi được người dân cho biết:

Thứ nhất là do chi phí đầu tư nuôi ba ba gai rất lớn trong khi người dân rất khó tiếp cận được nguồn vốn hỗ trợ theo chính sách của chính phủ.

Thứ hai là quỹ đất cho phát triển nghề nuôi ba ba gai trên địa bàn huyện Văn Chấn rất hạn hẹp, nhiều hộ dân muốn mở rộng quy mô sản xuất nhưng không có đất để phát triển.

Hình 4.2. Quy mô số hộ nuôi ba ba gai tại huyện Văn Chấn

Hình 4.3. Ao nuôi ba ba gai ở Cát Thịnh, Văn Chấn, Yên Bái

260 0 100 200 300 400 500 600 Hộ Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Một phần của tài liệu Hiện trạng và giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi baba gai ở huyện văn chấn yên bái (Trang 38 - 40)