Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.2. Hiện trạng nuôi babagai tại Văn Chấn – Yên Bái
4.2.5. Mô hình nuôi babagai
Kết quả điều tra cho thấy trong tổng số 114 hộ điều tra nuôi ba ba gai tại 6 xã, thị trấn tại huyện Văn Chấn, có 22 hộ nuôi ba ba gai thương phẩm, chiếm
19,3%; có 59 hộ tham gia sản xuất giống, chiếm 51,75%; có 33 hộ cả nuôi thương phẩm kết hợp sản xuất giống, chiếm 28,95%, Tổng diện tích nuôi của các hộ điểu tra là 57.250 m2.
Qua hình 4.4, ta thấy, ở huyện Văn Chấn số hộ nuôi ba ba gai theo hướng sản xuất giống chiếm hơn 50%, Theo các hộ nuôi cho biết, tỷ lệ các hộ tham gia vào sản xuất giống hiều hơn so với nuôi thương phẩm là giá ba ba giống ổn định nên khả năng thu hồi vốn nhanh, không phải đối diện với dịch bệnh như nuôi thương phẩm.
Hình 4.4. Tỷ lệ % mô nuôi ba ba gai tại huyện Văn Chấn năm 2019
Bên cạnh đó, do địa hình đồi núi nên quỹ đất cho nuôi trồng thủy sản là một trở ngại lớn, trong khi có nhiều hộ muốn mở rộng quy mô sản xuất nhưng không có diện tích.
4.2.5.1. Sản xuất giống ba ba gai
Để chủ động con giống cho địa phương và cung cấp con giống cho thị trường các tỉnh phía Bắc, rất nhiều hộ đã đầu tư cơ sở vật chất, ao nuôi, nhà cho ba ba gai đẻ trứng,…
a. Diện tích nuôi, tuổi và khối lượng ba ba gai bố mẹ
Theo kết quả khảo sát, các hộ dân đều thiết kế ao nuôi vỗ có diện tích từ 100- 300 m2 để thuận tiện cho quản lý, chăm sóc và kiểm soát dịch bệnh. Diện tích nuôi trung bình tại các hộ được điều tra là 750 ± 116 m2. Hộ có diện tích thấp nhất là 350 m2, các hộ này hoặc là quỹ đất cho phát triển nghề không có hoặc là thiếu vốn
52% 29% 19% Sản xuất giống Nuôi ba ba thương phẩm kết hợp sản xuất giống Nuôi ba ba TP
đầu tự. Hộ có diện tích nuôi cao nhất là 4000 m2. Kết quả khảo sát được thể hiện cụ thể tại Bảng 4.5.
Bảng 4.5. Tuổi, khối lượng ba ba gai bố mẹ tại huyện Văn Chấn
Min Max Trung bình
Diện tích (m2/hộ) 350 4.000 750 ± 116 Tuổi con đực (năm) 8 17 13,00 ± 0,39 Khối lượng con đực (kg) 7 20 15,00 ± 0,59 Tuổi con cái (năm) 7 16 12,00 ± 0,34 Khối lượng con cái (kg) 5 19 11,00 ± 0,56
Qua điều tra, khảo sát 114 hộ nuôi ba ba tại 6 xã/thị trấn thuộc huyện Văn Chấn cho thấy, ba ba gai bố mẹ đều có nguồn gốc tại địa phương. Số tuổi ba ba gai đực được nuôi vỗ trung bình là 13,00 ± 0,39 tuổi và ba ba gai cái trung bình là 12,00 ± 0,34 tuổi. Khối lượng trung bình của ba ba gai bố mẹ lần lượt là 15,00 ± 0,59 kg/con và 11,00 ± 0,56 kg/con được thể hiện cụ thể tại Bảng 4.5.
b. Thời gian, số lượng và mật độ nuôi ba ba gai bố mẹ
Mật độ nuôi ba ba gai bố mẹ tại các hộ điều tra từ 0,2 - 2,5 con/m2 trung bình 1 ± 0,09 con/m2. Sau thời gian nuôi trung bình 4 ± 0,10 năm, số cặp ba ba gai bố mẹ trung bình được nuôi là 60,8± 6,27 cặp. Hộ nuôi nhiều nhất là 200 cặp ba ba gai bố mẹ, hộ nuôi ít nhất là 25 cặp (một cặp ba ba gai bố mẹ gồm 1 con đực và 3 con cái), theo người nuôi cho biết nếu tỷ lệ con đực nhiều thì con đực sẽ cắn chết con cái kết được thể hiện cụ thể tại Bảng 4.6.
Bảng 4.6. Thời gian, số lượng và mật độ nuôi ba ba gai bố mẹ Thời gian nuôi thành Thời gian nuôi thành
ba ba gai bố mẹ (năm) Mật độ nuôi ba ba bố mẹ (con/m2) Số lượng ba ba gai bố mẹ (cặp/hộ) Min 4 0,2 25 Max 6 2,5 200 Trung bình 4 ± 0,10 1 ± 0,09 60,8 ± 6,27
c. Năng suất, sản lượng
Theo kết quả điều tra, sản lượng trứng trung bình hàng năm tại các hộ tham gia sản xuất giống ba ba gai là 8,100 ± 148 quả trứng/năm, hộ có sản lượng thấp nhất là 3.300 quả trứng, hộ có sản lượng cao nhất là 27.000 quả trứng. Với tỷ lệ trứng nở trung bình là 90 ± 1,15%. Kết quả được thể hiện cụ thể tại bảng 4.7. Điều này có nghĩa là lượng ba ba gai giống được cung cấp ra thị trường 70 – 80 vạn con/năm, tương đương một năm các hộ nuôi ba ba gai được điều tra trên địa bàn huyện Văn Chấn trung bình sẽ sản xuất được 7,290 ± 304 con ba ba gai giống/hộ.
Mặc dù hàng năm các hộ sản xuất ra một lượng con giống lớn đáp ứng được nhu cầu con giống tại đại phương và cung cấp cho các tỉnh khác trên toàn quốc, nhưng chưa có hộ nào được cấp giấy chứng nhận trại giống đạt chuẩn.
Bảng 4.7. Sản lượng trứng và tỷ lệ trứng nở tại huyện Văn Chấn, Yên Bái
Thấp nhất Cao nhất Trung bình
Sản lượng trứng (quả/năm) 3.300 27.000 8.100 ± 148 Tỷ lệ trứng nở (%) 70 98 90 ± 1,15
Qua khảo sát cho thấy, sau khi ba ba gai bố mẹ đẻ trứng thời gian ấp trứng từ 65 - 80 ngày và trung bình 70 ± 0,44 ngày thì nở thành ba ba gai con, với tỷ lệ nở trung bình là 90 ± 1,15%. Ba ba gai con tiếp tục được nuôi trong khoảng từ 10 đến 85 ngày, trung bình 15 ± 3,93 ngày sẽ đạt kích cỡ ba ba giống (30g/con) để đưa vào nuôi thương phẩm, kết quả được thể hiện cụ thể tại Bảng 4.8.
Bảng 4.8. Thời gian ấp trứng và nuôi thành ba ba gai giống Thời gian ấp trứng Thời gian ấp trứng
(ngày)
Thời gian nuôi thành ba ba giống (ngày)
Min 65 10
Max 80 85
Hình 4.5a. Nhà để ba ba gai đẻ trứng Hình 4.5b. Nơi ấp trứng ba ba gai
Hình 4.5c. Thiết bị theo dõi nhiệt độ Hình 4.5d. Khay để ấp trứng
4.2.5.2. Nuôi ba ba gai thương phẩm
a. Diện tích, kích cỡ và mật độ nuôi
Qua khảo sát, đa số các hộ dân đều thiết kế ao nuôi có diện tích từ 100- 200m2, ao diện tích rộng nuôi nhanh lớn hơn, nhưng khó quản lý, đầu tư lớn mới có năng suất sản lượng cao. Diện tích nuôi trung bình tại các hộ được điều tra là 500 ± 103 m2. Hộ có diện tích thấp nhất là 100 m2, các hộ này hoặc là quỹ đất cho phát triển nghề không có, hoặc là thiếu vốn đầu tự. Hộ có diện tích nuôi cao nhất là 2000 m2. Kết quả khảo sát được thể hiện cụ thể tại Bảng 4.9.
Bảng 4.9. Diện tích, mật độ và kích cỡ ba ba giống nuôi tại huyện Văn Chấn, Yên Bái Thấp nhất Cao nhất Trung bình Mật độ (con/m2) 0,5 8 1,56 ± 0,35 Kích cỡ (g/con) 10 400 85,4 ± 15,9 Diện tích (m2/hộ) 100 2000 500 ± 103
Kích cỡ và mật độ ba ba gai giống phụ thuộc vào chất lượng con giống, kích cỡ, diện tích ao nuôi và điều kiện cụ thể của từng hộ, Mật độ nuôi trung bình tại các hộ ở huyện Văn Chấn là 1,56 ± 0,35 con/m2, kích cỡ trung bình con giống thả 85,4 ± 15,9 g/con, Kết quả được thể hiện cụ thể tại Bảng 4.9.
Hình 4.6. Ao nuôi ba ba gai của hộ dân ở thị trấn nông trường Trần Phú, Văn Chấn, Yên Bái
Qua khảo sát cho thấy, có những hộ thả ba ba giống với cỡ rất nhỏ, việc mua con giống ít ngày tuổi sẽ dẫn đến tỷ lệ chết cao gây thiệt hại về kinh tế, sức lao động cho nông hô. Mật độ nuôi ba ba gai trung bình của các hộ tại huyện Văn Chấn là 1,56 ± 0,35 con/m2 cao hơn mật độ nuôi ba ba gai ở Bắc Ninh, nhưng so với mật độ nuôi ba ba gai tại Hải Dương trung bình 4 con/m2 thì thấp hơn (Ngọc Hà, 2016).
Qua điều tra, khảo sát ba ba gai được nuôi tại 6 xã, thị trấn tại huyện Văn Chấn là nguồn giống bản địa tập trung chủ yếu ở xã Cát Thịnh và thị trấn Nông trường Trần Phú, Điều khác biệt của Văn Chấn với các địa phương khác là khi mua giống ba ba gai bố mẹ từ Văn Chấn - Yên Bái về nuôi và cho sinh sản nhưng vẫn không chủ động được về sản xuất con giống do tỷ lệ ba ba gai thành thục thấp và tỷ lệ nở của trứng thấp (chỉ đạt < 25%), Trong khi đó tỷ lệ ấp nở ba ba gai ở Văn Chấn đạt trên 80% (babagaivanchan,com).
Chất lượng ba ba gai giống được các hộ chọn để nuôi phải có kích cỡ đồng đều, không bị xây sát, không mang mầm bệnh, hoạt động nhanh nhẹn (lật ngửa ba ba gai giống, lập úp lại ngay) mới thả vào ao nuôi thương phẩm (Hình 4.4).
b.Chăm sóc và quản lý
- Thức ăn và chế độ cho ăn
Ba ba gai là động vật hoang dã khi chưa được thuần hóa chúng khá hung giữ, Chúng tự kiếm mồi ngoài tự nhiên như tôm, tép, cá, ốc,… và những nguồn thức ăn này là thức ăn tươi sống.
Qua điều tra, khảo sát các hộ nuôi ba ba gai trên địa bàn huyện Văn Chấn thuộc các xã Cát Thịnh, thị trấn nông trường Trần Phú, xã Nghĩa Tâm, xã Minh An, xã Thượng Bằng La, xã Sơn Thịnh cho thấy các hộ đều không sử dụng thức ăn công nghiệp để nuôi ba ba gai, do thức ăn công nghiệp cho ba ba gai ăn hiện nay trong nước chưa sản xuất được mà chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài với số lượng ít nên giá thành rất cao. Nguồn thức ăn cho ba ba gai ở các hộ chủ yếu là thức ăn tươi sống như: cá mè, ốc nhồi, ốc sên, tép, tôm, cua, giun đất, giun quế,… Nhiều hộ còn tự chế biến thức ăn tổng hợp kết hợp nhiều nguyên liệu như cá, đậu tương, cám ngô,… để tăng thêm khẩu phần cũng như đa dạng nguồn thực phẩm cho ba ba.
Hình 4.8a. Cá mè được sử dụng làm thức ăn cho ba ba gai làm thức ăn cho ba ba gai
Hình 4.8b. Chế biến ốc làm thức ăn cho ba ba gai cho ba ba gai
Một số hộ nuôi (30%) đã biết tìm hiểu trên báo trí, internet,… và đã biết cách xây dựng các chuồng nuôi giun đất, giun quế vừa tận dụng được phần đất trống trong diện tích xây ao nuôi ba ba, vừa tự chủ được nguồn thức ăn tươi sống giàu đạm cung cấp cho ba ba gai mỗi ngày, giảm được chi phí mua thức ăn.
Thức ăn cho ba ba gai ăn mỗi ngày được các hộ nuôi ghi chép, theo dõi từng ngày một cách cẩn thận về thành phần cũng như trọng lượng từng loại thức ăn, Đây là cách quản lý rất khoa học để theo dõi khẩu phần thức ăn cũng như có sự điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp khi ba ba gai bỏ ăn do thời tiết hay mắc bệnh. Số lần cho ăn hàng ngày cũng có sự thay đổi theo kích cỡ và khả năng tiêu hóa thức ăn thực thế của ba ba mà định lượng thức ăn phù hợp, thông thường các hộ cho ba ba giống ăn 2 – 3 lần/ngày, ba ba trưởng thành 1 – 2 lần/ngày và lượng thức ăn/ngày theo trọng lượng thân (Bảng 4.10)
Bảng 4.10. Thời gian, số lần và tỷ lệ thức ăn hàng ngày Loại ba ba Số lần cho ăn Loại ba ba Số lần cho ăn
trong ngày
Tỷ lệ thức ăn (%)
Thời gian cho ba ba ăn (giờ)
Ba ba giống 3 6 8-9; 14-15; 19-20 Ba ba trưởng thành 2 4 8-9; 16-17
Trong quá trình nuôi các hộ thường cho ba ba gai ăn ở những vi trí cố định, cho ăn bằng sàng (mẹt, nia,…). Ngập trong nước 30 – 40cm, sau mỗi lần cho ăn kéo lên để kiểm tra mức độ sử dụng thức ăn và vệ sinh lại sàng cho ăn.
- Quản lý dịch bệnh
Theo kết quả điều tra 114 hộ nuôi ba ba gai tại 6 xã, thị trấn cho thấy tất cả các hộ đều gặp phải hiện tượng ba ba bị bệnh trong quá trình nuôi, có một số bệnh thông thường mà ba ba hay mắc phải như nấm, tiêu hóa, sưng phổi, gầy đét,… Trong đó tỷ lệ ba ba nuôi ở các hộ bị bệnh nấm cao nhất chiếm 36,64% (Bảng 4.11). Hiện tượng này là do một số hộ nuôi ba ba gai với mật độ dày (8con/m2), nguồn nước bị nhiếm bẩn.
Bảng 4.11. Tỷ lệ dịch bệnh tại các xã điều tra
Địa điểm Tỷ lệ (%) dịch bệnh Số hộ điều tra Nấm thủy mi Sưng cổ Sưng phổi Gầy đét Khác Xã Cát Thịnh 19 42,11 42,11 10,53 10,53 15,79 Thị trấn nông trường Trần Phú 18 38,89 27,78 5,56 22,22 5,56 Xã Nghĩa Tâm 20 50,00 10,00 20,00 10,00 10,00 Xã Minh An 25 32,00 24,00 24,00 8,00 12,00 Thượng Bằng La 15 33,33 26,67 13,33 6,67 20,00 Xã Sơn Thịnh 17 23,53 11,76 23,53 23,53 11,76 Tổng 114 36,64 23,72 16,16 13,49 12,52
Một số bệnh thường gặp ở ba ba gai được mô tả trên trang thông tin điện tử tổng Cục thủy sản (Ngọc Hà, 2016) như: Bệnh sưng cổ; Bệnh nấm thủy mi.
Ngoài hai bệnh trên còn xuất hiện các bệnh héo mai, gầy đét và các bệnh khác. Bệnh thường xuất hiện vào mùa đông, mùa xuân và khi trời mưa kéo dài, nhiệt độ nước từ 18 – 250C.
Hiện nay, người dân đang dùng các biện pháp phòng trị bệnh cho ba ba gai sau:
- Bệnh nấm thủy mi: Dùng dung dịch Sulfat đồng (CuSO4) với nồng độ 6 - 8g/m3 hoặc thuốc tím (KMnO4) nồng độ 15 - 20g/m3. Mỗi ngày tắm 30 phút. Tắm liên tục trong 5 - 7 ngày.
- Bệnh sưng cổ: Khi phát hiện có bệnh, cách ly ba ba bệnh. Dùng vôi tẩy ao, thay nước mới sạch. Lấy gan từ ba ba bị bệnh điều chế vắc xin tiêm cho ba ba lành để phòng bệnh.
- Bệnh sưng phổi: không để nước ao bị bẩn hoặc ô nhiễm; trong ao nuôi có thể thả lẫn cá chép, diếc, trôi, rô phi để tận dụng thức ăn thừa làm sạch ao. Vào mùa rét hay phát sinh bệnh, trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn cho ba ba ăn.
c. Năng suất, sản lượng
Sau thời gian trung bình nuôi ba ba gai 35,44 ± 0,49 tháng, các hộ nuôi kiểm tra nếu thấy ba ba đạt kích cỡ thương phẩm từ 2,5 – 4 kg/con thì có thể thu hoạch, Số liệu khảo sát được thể hiện cụ thể tại Bảng 4.6.
Do ba ba gai dễ nuôi, ít bị bệnh nên tỷ lệ sống tương đối cao trung bình 91,09 ± 0,79% (Bảng 4.6). Số liệu điều tra cho thấy sản lượng ba ba gai thương phẩm thu hoạch của hộ thấp nhất là 213 kg và cao nhất là 5.100 kg, trung bình các hộ được điều tra là 2.378 ± 239 kg (Bảng 4,10). Theo kết quả phỏng vấn các hộ nuôi đều thu hoạch ba ba khi đạt kích thước thương phẩm và thu hoạch theo nhu cầu thị trường, thời gian thu hoạch được giá nhất thường vào tháng 12 hoặc tháng 1 hoặc cũng có thể thu hoạch vào những thời điểm được giá.
Bảng 4.12. Năng suất nuôi ba ba gai thương phẩm
Min Max Med
Thời gian nuôi (tháng) 32 42 35,44 ± 0,49 Tỷ lệ sống (%) 85 98 91,09 ± 0,79 Kích cỡ thương phẩm (kg/con) 2,5 4,0 3,35 ± 0,12 Năng suất (kg/hộ/lứa) 213 5.100 2.378 ± 239
Tùy vào điều kiện của từng hộ khác nhau sẽ có hình thức thu hoạch khác nhau. Với hình thức thu tỉa có thể xuống ao mò bắt, kéo lưới, cất vó,… chọn những con đạt kích cỡ thương phẩm thu hoạch. Còn với hình thức thu toàn bộ thì tháo cạn, tát ao để bắt. Mùa thu hoạch đối với các hộ nuôi ba ba gai trên địa bàn huyện
Văn Chấn chủ yếu vào tháng tháng chạp và tháng riêng, do những tháng này nhiệt độ thấp, tỉ lệ sống cao.
Hình 4.12. Ba ba gai thương phẩm
Ba ba gai hiện nay có thị trường tiêu thụ khá tốt, sản phẩm được bán cho người tiêu dùng qua thương lái để tiêu thụ trong tỉnh và các tỉnh lân cận như: Hà Nội, Hải Phòng, các tỉnh miền núi phía Bắc và một phần nhỏ để người dân phục vụ cho chính nhu cầu của mình. Tuy nhiên, các hộ được hỏi cho biết lợi nhuận thu được từ bán sản phẩm còn thấp do phải bán qua thương lái, trong khi địa phương chưa có hoạt động hỗ trợ trong tiêu thụ sản phẩm hiệu quả giúp người sản xuất đây là một vấn đề cần được quan tâm giải quyết trong thời gian tới để việc tiêu thụ sản phẩm ổn định, nâng cao hiệu quả sản xuất.