Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Hiện trạng và giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi baba gai ở huyện văn chấn yên bái (Trang 28)

3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu

3.5.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Trong quá trình thu thập số liệu thứ cấp đã sử dụng các phương pháp kế thừa. Thu thập và đánh giá các tài liệu khoa học, số liệu điều tra cơ bản, báo cáo tổng kết hàng năm của ngành thủy sản, báo cáo kết quả thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học liên quan đến nội dung và phạm vi nghiên cứu của đề tài đã thực hiện và công bố chính thức như:

Các tài liệu, báo cáo kết quả nghiên cứu về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, khí hậu thời tiết, môi trường đất, môi trường nước, kinh tế xã hội tỉnh Yên Bái của các ngành như: Sở NN&PTNT, Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Yên Bái, các Viện và các Trung tâm nghiên cứu khoa học. Báo cáo kết quả phát triển nuôi trồng thủy sản từ 2014 - 2018 của huyện Văn Chấn và tỉnh Yên Bái.

- Báo cáo kết quả hàng năm về phát triển nuôi ba ba gai tại tỉnh Yên Bái của Chi cục Thuỷ sản tỉnh Yên Bái.

- Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học về sản xuất giống, thức ăn, hoạch toán kinh tế của nghệ nuôi ba ba trong và ngoài nước.

3.5.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Trong quá trình điều tra thu thập số liệu sơ cấp sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:

- Phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân (PRA): phân tích

các vấn đề về các mặt: điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển nuôi ba ba gai tại tỉnh Yên Bái dựa trên kết quả đánh giá tổng kết đề tài khoa học về nuôi ba ba gai, Hội nghị tập huấn, báo cáo tổng kết đánh giá về tình hình phát triển nuôi ba ba gai hằng năm trên địa bàn tỉnh Yên Bái trước khi điều tra nông hộ để thu thập các thông tin chung về các đối tượng nuôi, các mô hình nuôi, các khu vực nuôi chính, mô hình nuôi ba ba gai trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

- Phương pháp điều tra bổ sung: Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 114 hộ gia đình theo bộ câu hỏi điều tra đã được chuẩn bị trước. Bộ câu hỏi được lập và chuẩn hoá với các thông tin cần thu thập liên quan đến mục đích đề tài như:

1) Chuẩn bị câu hỏi với các nội dung sau:

+ Thông tin chung về hộ nuôi ba ba gai: Tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm

sản xuất, lao động tham gia nuôi ba ba gai…

+ Thông tin chung về hoạt động nuôi ba ba gai: Thông tin về đối tượng, mùa vụ và thời gian nuôi, thiết kế và xây dựng ao nuôi.

+ Một số thông tin về sử dụng con giống, thức ăn và hóa chất khi nuôi: Thông tin về con giống (kích cỡ, mật độ giống thả, nguồn giống và chất lượng con giống). Thông tin về thức ăn; thông tin về hóa chất (loại hoá chất, nguồn gốc xuất xứ và cách sử dụng hoá chất)

+ Thông tin về quản lý chăm sóc: Quản lý chất lượng nước (kiểm tra về chế

độ thuỷ lý, thuỷ hoá và thuỷ sinh). Bệnh và quản lý bệnh, xử lý chất thải từ nuôi ba ba gai.

+ Hiện trạng dịch vụ hậu cần phục vụ nuôi ba ba gai: Sản xuất và cung ứng giống, thức ăn, thuốc thú y thuỷ sản; chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm thủy sản.

+ Hiệu quả kinh tế: Các chi phí cố định, chi phí lưu động; sản lượng thu hoạch; tổng doanh thu, lợi nhuận ròng, lợi nhuận trên vốn đầu tư, thu nhập lao động.

+ Những thuận lợi, khó khăn thường gặp phải và cách giải quyết: Vấn đề

2) Hỏi thử để chỉnh sửa bộ câu hỏi; 3) Chỉnh sửa bộ câu hỏi;

4) Điều tra thu thập thông tin; 5) Mã hóa số liệu và nhập thông tin; 6) Xử lý thông tin, phân tích số liệu.

3.5.1.3. Phương pháp thu và phân tích các yếu tố môi trường

a. Phương pháp thu mẫu

- Thu mẫu môi trường ngẫu nhiên 30 hộ trên tổng số 114 hộ điều tra; - Nhiệt độ, pH và độ trong thù hàng ngày; thời gian thu trong ngày: Sáng từ 6 – 7h; chiều từ 14 – 15h

- Độ cứng, COD, tần suất thu mẫu: 1 tuần/lần

b. Phương pháp phân tích các yếu tố môi trường

- Nhiệt độ, pH, ôxy hòa tan được đo trực tiếp bằng máy đo đa chỉ tiêu Horiba U52;

- Độ trong được xác định bằng đĩa Sechi;

- Độ cứng xác định theo phương pháp chuẩn độ EDTA (TCVN 6224, 1996) - COD được xác định theo phương pháp dicromat (TCVN 6491, 1999).

3.5.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu

- Chọn mẫu điều tra: Do số hộ nuôi ba ba gai nằm chủ yếu ở huyện Văn

Chấn, nên số mẫu điều tra sẽ làm trên địa bàn của huyện Văn Chấn và số hộ nuôi ở huyện là 260 hộ.

Để đảm bảo tiết kiệm nguồn kinh phí, nhóm nghiên cứu áp dụng phương pháp ngẫu nhiên đơn giản, tính toán cỡ mẫu theo phương pháp của của Trung tâm Thông tin và Phân tích số liệu Việt Nam (tại trang điện tử: http://www.vidac.org/vn).

Cỡ mẫu được tính như sau:

n = N 1 + N(e)2 Trong đó:

n: là số đơn vị mẫu (cỡ mẫu)

e : là sai số cho phép (7%)

Theo tài liệu của Vidac có thể lấy sai số 5%, 7% hoặc 10% tùy thuộc vào độ đồng đều của tổng thể và nguồn lực tài chính cho phép. Ở đây chúng tôi sử dụng sai số e ở mức 7% để đảm bảo tính đại diện và tính chính xác của nghiên cứu.

- Tổng số mẫu điều tra nghiên cứu:

Theo số liệu khảo sát sơ bộ, đề tài đã thu thập được số lượng hộ tham gia nuôi Ba ba gai ở huyện Văn Chấn là 260 hộ. Do đó cỡ mẫu điều tra được tính như sau:

n = N = 260 = 114,3 mẫu 1 + N(e)2 (1 + 260) x (0,07)2

Như vậy, tổng số hộ tham gia nuôi Ba ba gai ở huyện Văn Chấn được điều tra là 114 hộ (làm tròn số).

- Tổng số mẫu điều tra nghiên cứu: Tổng số hộ điều tra là 114 hộ, số mẫu

phiếu điều tra là 114 phiếu.

- Sử dụng hàm Excel: hàm randbetween (top, bottom).

3.5.3. Phương pháp tích và xử lý số liệu

- Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel và SPSS 22 (Statistical Product and Services Solutions).

- Phân tích thống kê mô tả: các chỉ số trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất, sai số trung bình, độ lệch chuẩn, phần trăm tỷ lệ và các kiểm định mẫu.

- So sánh hiệu quả giữa các mô hình dựa vào phần mềm thống kê.

- Phương pháp phân tích tài chính: tổng thu, lợi nhuận thuần, tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư.

3.5.4. Phương pháp phân tích tài chính mô hình nuôi

- Tổng thu = Tổng khối lượng sản phẩm x Giá bán sảnphẩm

- Lợi nhuận thuần = [∑Tổng thu - (∑Chi phí SXCĐ+∑Chi phí SX biến đổi)] - Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư = [(Thu nhập ròng hàng năm)/(Vốn đầutư)]*100%

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA HUYỆN VĂN CHẤN – YẾN BÁI CHẤN – YẾN BÁI

4.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Văn Chấn là huyện miền núi của tỉnh Yên Bái, tổng diện tích tự nhiên 121.090,02 ha, chiếm 17% diện tích toàn tỉnh. Huyện nằm ở phía Tây Nam tỉnh Yên Bái, phía Bắc giáp huyện Mù Cang Chải, phía Đông giáp huyện Văn Yên và Trấn Yên, phía Tây giáp huyện Trạm Tấu, phía Nam giáp tỉnh Sơn La. Huyện Văn Chấn cách trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá tỉnh Yên Bái khoảng 72 km; cách thị xã Nghĩa Lộ 10 km và cách thủ đô Hà Nội 200 km. Giao thông của huyện có trục đường quốc lộ 32 chạy dọc theo chiều dài của huyện, là cửa ngõ đi vào thị xã Nghĩa Lộ, huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, huyện Phù Yên, Bắc Yên tỉnh Sơn La và tỉnh Lai Châu. Đường quốc lộ 37 chạy qua 4 xã, đây là điều kiện thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế với các huyện trong tỉnh và các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Phú Thọ,…

Huyện Văn Chấn nằm ở sườn phía Đông Bắc của dãy Hoàng Liên Sơn. Địa hình phức tạp, có nhiều rừng, núi, hang động, khe suối chằng chịt, thung lũng bằng phẳng. Độ cao trung bình cao hơn so với mặt nước biển khoảng 400m. Tuy địa hình khá phức tạp nhưng huyện Văn Chấn chia thành 3 tiểu vùng kinh tế:

- Vùng trong (vùng cánh đồng Mường Lò): gồm 12 xã, là vùng tương đối bằng phẳng, có cánh đồng Mường Lò rộng trên 2.400 ha và đứng thứ 2 trong 4 cánh đồng Tây Bắc.

- Vùng ngoài: gồm 9 xã và thị trấn, có lợi thế về phát triển vườn đồi, vườn rừng và trồng lúa nước.

- Vùng cao thượng huyện: gồm 10 xã, có độ cao trung bình 600m trở lên, có tiềm năng về đất đai, lâm sản, khoáng sản, chăn nuôi đại gia súc.

Ngoài ra Văn Chấn - Yên Bái còn là huyện gần các đường giao thông đi Trung Quốc đó là thị trường tiêu thụ lớn ba ba gai thương phẩm. Ba ba gai đã được nuôi ở Yên Bái từ lâu đời nhưng thực sự phát triển mạnh là do kênh thông tin tuyên truyền và sự giúp đỡ của Khuyến ngư Trung ương, Sở Khoa học và Công nghệ Yên Bái. Cho đến nay toàn tỉnh Yên Bái đã phát triển được trên 1.000 hộ nuôi, đặc

biệt là huyện Văn Chấn có trên 260 hộ, các hộ đã thu lợi nhuận từ 50 - 500 triệu đồng/năm (Nguyễn Mạnh Hà, 2019).

4.1.2. Khí hậu

Huyện Văn Chấn có độ cao so với mực nước biển từ 300- 600m, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình từ 20 - 300C; mùa đông rét đậm nhiệt độ có thể xuống dưới tới -20C. Tổng nhiệt độ cả năm đạt 7.500 - 8.1000C; lượng mưa được chia thành hai mùa rõ rệt (từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau là mùa mưa ít, từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm là mùa mưa nhiều). Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1200 đến 1600mm. Số ngày mưa trong năm 140 - 150 ngày. Độ ẩm bình quân từ 83 - 87%, thấp nhất là 50%. Thời gian chiếu sáng nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 9, ít nhất từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau; lượng bức xạ thực tế đến được mặt đất bình quân cả năm đạt 45%, đây là điều kiện thích hợp phát triển các loại động thực vật á nhiệt đới, ôn đới, các loại cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp và nuôi thuỷ sản.

Do điều kiện địa hình đồi núi dốc mạnh, lượng mưa lớn và tập trung nên tạo cho huyện Văn Chấn một hệ thống ngòi suối khá dày đặc, có tốc độ dòng chảy lớn và lưu lượng nước thay đổi theo từng mùa. Suối Thia do hệ thống các suối: Ngòi Nhì, Nậm Tăng, Nậm Mười, Nậm Đông hợp thành được bắt nguồn từ vùng núi cao trên 2000 m ngoài việc cung cấp nước để tưới cho sản xuất nông nghiệp, nước sinh hoạt còn là tiềm năng phát triển Nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là đối tượng ba ba gai.

Điều kiện khí hậu này đã tạo nên môi trường sinh sống khác biệt cho các sinh vật trong vùng, trong đó có ba ba gai Văn Chấn - Yên Bái (Nguyễn Mạnh Hà, 2019).

4.1.3. Các yếu tố môi trường nuôi ba ba gai

4.1.3.1. Các yếu tố thủy lý, thủy hóa

* Biến động của nhiệt độ

Nhiệt độ thích hợp cho ba ba gai từ 25 - 280C, dưới 180C ba ba ngừng ăn, dưới 100C ba ba rúc bùn trú đông. Khi nhiệt độ trên 200C ba ba ra khỏi bùn đi tìm thức ăn (Trần Viết Vinh, 2015).

Mặc dù thời gian khảo sát trùng vào thời điểm tương đối nắng nóng, nhiệt độ không khí cao nhất dao động từ 350C đến 370C. Tuy nhiên, kết quả điều tra cho

thấy nhiệt độ nước trong các ao nuôi ba ba gai tại Văn Chấn - Yên Bái đều nằm trong khoảng tối ưu của ba ba gai. Nhiệt trung bình là 28,9 ± 1,350C và dao động từ 27,60C đến 30,30C.

Bảng 4.1. Các yếu tố thủy lý, thủy hóa trong các ao nuôi ba ba gai tại Văn Chấn

Yếu tố Thấp nhất Cao nhất Trung bình

Nhiệt độ 27,6 30,3 28,9 ± 1,35 pH 6,4 7,6 7,03 ± 0,6 DO 3,2 4,5 3,85 ± 0,65 Độ trong 15 24 20 ± 5 Độ cứng 78,5 128,3 103,4 ± 24,9 COD 4,6 16 10,3 ± 5,7

* Độ pH trong môi trường nuôi ba ba gai

Đối với ba ba gai pH tối ưu nằm trong khoảng từ 7 - 8. Độ pH trong các ao nuôi được điều tra tại Văn Chấn biến động trong khoảng từ 6,4 đến 7,6. Độ pH trung bình đạt 7,03 ± 0,6 (Bảng 4.1).

Độ pH tại các ao nuôi ba ba tại Văn Chấn Yên Bái có mức trung bình nằm trong khoảng tối ưu cho ba ba gai sinh trưởng, phát triển. Nếu so sánh với Hải Dương - tỉnh có diện tích ao nuôi ba ba gai tương đối lớn thì độ pH trung bình tại đây chỉ chỉ đạt 6,34, thấp hơn khoảng pH tối ưu cho nuôi ba ba gai (Đỗ Đăng Khoa, 2019). Độ pH trong các ao nuôi tại Văn Chấn phù hợp do 2 nguyên nhân chính đó là: Nguồn nước tại đây có độ pH lớn, hệ đệm cao và người chăn nuôi có sử dụng vôi trong việc xử lý độ pH trong quá trình nuôi.

* Biến động của DO trong môi trường nuôi ba ba gai

Hàm lượng DO lý tưởng nhất cho động vật thủy sản phát triển là trên 5 mg/l (C.E Boyd, 1990). Hàm lượng DO tối ưu cho ba ba gai sinh trưởng là trên 4 mg/l. Nghiên cứu cho thấy, DO biến động không đáng kể giữa các điểm khảo sát 2,5 - 4 mg/l.

Hàm lượng oxy trung bình trong các ao ba ba gai tại Văn Chấn là 3,85 ± 0,65mg/l, hàm lượng oxy biến động từ 3,2 mg/l đến 4,5 mg/l (Bảng 4.1). Hàm lượng oxy trung bình trong các ao nuôi đa phần nhỏ hơn giá trị tối ưu là > 4 mg/l do các ao nuôi ba ba gai có hàm lượng chất hữu cơ cao và không được trang bị các hệ thống sục khí như các loại hình nuôi khác. Tuy nhiên, nếu so sánh với

hàm lượng oxy trung bình trong các ao nuôi ba ba gai tại các địa phương khác như Hải Dương (2,6 mg/l), Tuyên Quang (3,0 mg/l), Sơn La (2,8 mg/l) (Đỗ Đăng Khoa, 2019) thì hàm lượng oxy trung bình trong các ao nuôi ba ba gai tại Yên Bái cao hơn.

* Độ trong trong ao nuôi ba ba gai

Độ trong các ao nuôi được khảo sát dao động từ 15 - 25cm, độ trong trung bình đạt 20,7cm (Bảng 4.1). Mặc dù có nhiều ao nuôi ba ba gai tại Văn Chấn Yên Bái có độ trong nhỏ hơn 20cm, nhưng độ trong trung bình của các ao được điều tra là 20 ± 5cm nằm trong khoảng tối ưu cho nuôi trồng thủy sản. Nếu so sánh với độ trong trung bình đo được trong các ao nuôi ba ba gai tại Hải Dương là 3cm (Đỗ Đăng Khoa, 2019), thì độ trong trung bình tại Văn Chấn Yên Bái ở mức phù hợp hơn. Độ trong trong các ao nuôi tại Văn Chấn Yên Bái cao hơn do với Hải Dương do ở đây nguồn nước tương đối dồi dào, không ô nhiễm và các hộ nuôi thường xuyên thay nước.

* Biến động độ cứng trong nước ao nuôi ba ba gai

Độ cứng thích hợp trong ao nuôi nói chung và trong ao nuôi ba ba nói riêng là từ 90 - 180 mg CaCO3/l.

Độ cứng trong các ao nuôi ba ba biến động từ 78,5 đến 128,3 mg/l. (Bảng 4.1) Độ cứng trung bình trong các ao nuôi tại các xã đều nằm trong khoảng tiêu chuẩn cho phép là 103,4 ± 24,9 mg/l, độ cứng trung bình cao nhất tại xã Minh An đạt 110,9 mg/l, thấp nhất tại xã Nghĩa Tâm đạt 86,56 mg/l.

* Thông số COD trong ao nuôi ba ba gai

COD là lượng oxy cần thiết để oxy hóa toàn bộ các hợp chất hóa học (cả vô cơ và hữu cơ) trong nước. Trong nươc ao nuôi khi COD lớn thì ao nuôi dễ bị thiếu oxy đặc biệt khi gặp các điều kiện thời tiết như trời oi bức, ít nắng... Tiêu chuẩn cho phép về hàm lượng COD theo QCVN 08:2008 là 15mg/l (QCVN 08- MT/BTNMT, 2015).

Thông số COD qua khảo sát tại các ao nuôi ba ba tại Văn Chấn Yên Bái lần lượt biến động trong khoảng 4,6 - 16 mg/l (Bảng 4.1). COD trung bình cao nhất tại các ao nuôi của xã Minh An đạt 10,76 mg/l. COD trung bình thấp nhất tại các

Một phần của tài liệu Hiện trạng và giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi baba gai ở huyện văn chấn yên bái (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)