Đánh giá hiệu quả kinh tế từ các mô hình nuôi babagai

Một phần của tài liệu Hiện trạng và giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi baba gai ở huyện văn chấn yên bái (Trang 55 - 61)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế một số mô hình nuôi babagai tại địa bàn huyện

4.3.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế từ các mô hình nuôi babagai

Trong sản xuất kinh doanh, người ta luôn đặt yếu tố hiệu quả kinh tế lên trên kết quả đạt đươc. Các câu hỏi đặt ra là: Mô hình sản xuất kinh doanh này mang lại lợi nhuận bao nhiêu tiền một năm? Mức lợi nhuận ấy cao hay thấp hơn so với chi phí đầu tư ban đầu? Làm thế nào để tăng thêm lợi nhuận trên một đồng vốn bỏ ra? Và quan trong hơn là với mức lợi nhuận đó có nên tiếp tục đầu tư hay chuyển đổi sang mô hình sản xuất kinh doanh khác?. Để trả lời được những câu hỏi trên,

chúng tôi đã tiến hành khảo sát và đưa ra một số kết quả được thể hiện cụ thể tại Bảng 4.18.

Bảng 4.18. Hiệu quả kinh tế từ sản xuất giống và nuôi thương phẩm ba ba gai STT Chỉ tiêu ĐVT Thành tiền I Sản xuất giống 1 Tổng doanh thu (TR) đ 1,458,000,000 2 Tổng Chi phí (TC) đ 771,960,000 3 Lợi nhuận Pr đ 686,040,000 4 Tổng doanh thu/tổng chi phí (TR/TC) lần 1.89 5 Lợi nhuận/tổng chi phí (Pr/TC) lần 0.89 6 Lợi nhuận/tổng doanh thu Pr/ lần 0.47

II Nuôi thương phẩm

7 Tổng doanh thu (TR) đ 1,070,100,000 8 Tổng Chi phí (TC) đ 633,550,000 9 Lợi nhuận Pr đ 436,550,000 10 Tổng doanh thu/tổng chi phí (TR/TC) lần 1.69 11 Lợi nhuận/tổng chi phí (Pr/TC) lần 0.69 12 Lợi nhuận/tổng doanh thu Pr/ lần 0.41

Qua bảng 4.18 cho thấy:

Thứ nhất, chỉ tiêu về lợi nhuận đối với các hộ sản xuất giống có được doanh thu là 1.458.000.000đ, sau khi trừ chi phí đầu tư ban đầu thì lợi nhuận đạt được là 686.040.000đ/lứa. Theo khảo sát các hộ sản xuất giống cho biết thời gian thoái hóa giống của ba ba gai bố mẹ có thể kéo dài từ 15 đến 20 năm, như vậy từ năm thứ 5 trở đi sau khi trừ chi phí thì mỗi năm sẽ có khoản thu nhập từ sản xuất giống ba ba gai là 1.280.010.000đ/năm.

Còn đối với các hộ nuôi ba ba gai thương phẩm sau 3 năm đã thu được tổng doanh thu là 1.070.100.000đ sau khi trừ đi chi phí đầu tư, chi phí thức ăn, chi phí thuốc thủy sản thì lợi nhuận đạt 436.550.000đ. Như vậy, một năm trung bình mỗi hộ nuôi ba ba gai thương phẩm thu được lợi nhuận là 150 triệu đồng. Điều này cho thấy những hộ có diện tích nuôi nhỏ từ 100 đến 200 m2 thì mỗi một năm cũng có lợi nhuận trên 50 triệu/năm, đây cũng là mức lợi nhuận khá được mong đợi của nhiều ngành sản xuất kinh doanh khác.

Thứ hai, chỉ tiêu về tổng doanh thu trên/tổng chi phí (TR/TC) là chỉ tiêu phản ánh một đồng chi phí đầu tư sẽ mang lại bao nhiêu đồng doanh thu thì ở các hộ sản xuất giống là 1 đồng chi phí tạo ra 1,89 đồng doanh thu, Đồng thời chỉ tiêu này ở các hộ nuôi ba ba gai thương phẩm là 1,69 tức là 1 đồng chi phí sẽ tạo ra 1,69 đồng doanh thu. Tương tự các chỉ tiêu Pr/TC và Pr/TR của các hộ nuôi ba ba gai thương phẩm đều cao là do giá thành thương phẩm cao và trọng lượng thương phẩm lớn.

So sách hiệu quả kinh tế với mô hình phát triển kinh tế khác như nuôi cá lồng: trắm cỏ (MH1), mô hình nuôi cá nheo Mỹ (MH2) và mô hình nuôi rô phi (MH3) ở Hồ Thác Bà lần lượt là 124,89 triệu, 114,9 triệu và 14,1 triệu (Lê Phi Hùng, 2019) thì mô hình nuôi ba ba gai thương phẩm cho hiệu quả kinh tế cao hơn, và đặc biệt mô hình sản giống ba ba gai cho hiệu quả kinh tế cao hơn 9 lần so với mô hình nuôi lồng trắm cỏ (MH1) ở Hồ Thác Bà.

4.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BA BA GAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN CHẤN

4.4.1. Các yếu tố bên trong

4.4.1.1. Lao động

Trình độ năng lực và sự nhận thức của người lao động có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển nghề nuôi ba ba gai. Trong khi lưc lượng lao động tham gia vào quá trình nuôi ba ba gai lại chủ yếu là những người chưa qua đào tạo, đây chính là rào cản rất lớn đối với quá trình phát triển bền vững nghề nuôi ba ba gai. Do vậy cần phải tập chung tăng cường công tác đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ cho người lao động từ đó sẽ góp phần trong việc phát triển bền vững nghề nuôi ba ba gai tại huyện Văn Chấn.

4.4.1.2. Đất đai

Đất đai cũng là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến quy mô nuôi ba ba gai của các hộ tại huyện Văn Chấn. Hiện nay, nhu cầu về quỹ đất cho nghề nuôi ba ba gai rất lớn, trong khi có rất nhiều hộ muốn mở rộng quy mô sản xuất nhưng không có diện tích để phát triển. Do vậy để nghề nuôi ba ba gai tại huyện Vắn Chấn ngày càng phát triển thì cần phải tăng cường đầu tư vào yếu tố này. Giải quyết các vần đề về thể chế, chính sách hợp lý để tăng cường nguồn lực đất đai cho phát triển nuôi ba ba gai.

Huyện Văn Chấn là vùng có nhiều lợi thế trong phát triển nuôi trồng thủy sản. Hiện nay, ngoài các loài thủy sản truyền thống như cá chép, rô phi đơn tính,… thì huyện đặc biệt chú trọng quy hoạch phát triển nghề nuôi ba ba gai thành một trong những sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Bảng 4.19. Kết quả điều tra quỹ đất cho nuôi trồng thủy sản tại huyện Văn Chấn, Yên Bái

TT Huyện/xã Năm 2018 (ha) Năm 2019 (ha) Năm 2020 (ha) 1 Văn Chấn 250,16 252,36 250,74 2 Xã Cát Thịnh 27,10 27,09 27,08 3 Thị trấn nông trường Trần Phú 19,14 19,10 19,05 4 Xã Nghĩa Tâm 10,34 10,34 10,34 5 Xã Minh An 2,18 2,18 2,18 6 Thượng Bằng La 41,71 41,72 41,69 7 Xã Sơn Thịnh 4,35 4,35 2,05

Qua Bảng 4.19 cho thấy, từ năm 2018 đến 2020 tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của cả huyện Văn Chấn không có sự tăng lên chỉ dao động trong khoảng 250 đến 252ha (UBND tỉnh Yên Bái, 2019 2020 2018). Trong đó, diện tích nuôi trồng thủy sản tại 6 xã và thị trần được điều khảo sát là 104,78 ha chiếm khoảng 41% tổng diện tích của cả huyện. Điều này là một trong những cản trở cho sự phát quy mô của các hộ nuôi ba ba gai, do đó cần có giải pháp đẩy mạnh tiến độ quy hoạch vùng nuôi để đảm bảo nguồn quỹ đất đáp ứng cho nuôi trồng thủy sản nói chung và kế hoạch phát triển bền vững nghề nuôi ba ba gai nói riêng.

4.4.1.3. Vốn đầu tư

Nguồn vốn đầu tư của các hộ nuôi ba ba gai cũng có ảnh hưởng lớn đến quy mô nuôi cũng như diện tích, số lượng, các chế độ chăm sóc cho ba ba gai,… nhiều hộ nuôi ba ba gai muốn mở rộng mô hình sản xuất nhưng chưa có vốn. Trong khi, trên thực tế có rất nhiều những gói hỗ trợ cho nông dân vay vốn để phát triển sản xuất của các ngân hàng. Nhưng do thủ tục vay vốn còn nhiều khâu rườm rà nên người nuôi khó tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi mà chính phủ đặt ra chi tiêu hàng năm, thì những người dân cần vốn để phát triển sản xuất lại phải đi vay ở những tổ chức phi tín dụng với lãi suất gấp đôi, gấp ba lần so với lãi suất ngân hàng. Như

vậy, cần có những giải pháp để các hộ nuôi ba ba gai cần vốn có cơ hội tiếp cận và vay được các nguồn vốn ưu đãi trên.

4.4.2. Các yếu tố bên ngoài

4.4.2.1. Thị trường tiêu thụ sản phẩm

a. Chất lượng sản phẩm

Chất lượng ba ba gai là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định đến sự phát triển bền vững của nghệ nuôi ba ba gai trên địa bàn huyện Văn Chấn. Việc nắm bắt đúng các yêu cầu của thị trường về chất lượng sản phẩm sẽ giúp các hộ nuôi bán được giá cao và mang lại hiệu quả kinh tế cao, Nhu cầu của thị trường hiện nay luôn đặt vấn đề chất lượng và an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm lên hàng đầu. Do vậy cần có giải pháp giúp bà con tiếp cận nhu cầu của thị trường để từng bước đáp ứng được tất cả các yêu câu đó. Muốn nuôi được ba ba gai chất lượng thịt ngon thì áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi như thế nào? Chế độ quanr lý môi trường và chăm sóc ra sao? Còn đối với an toàn vệ sinh thực phẩm thì nên sử dụng những loại thuốc nào cho quá trình phòng trị bệnh? Không nên sử dụng những loại nào?

b. Tính bền vững của các liên kết trong sản xuất

Các hộ nuôi ba ba gai trên địa bàn huyện Văn Chấn chưa thực sự có sự gắn kết với nhau trong cả khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, vần tồn tại tình trạng mạnh ai nấy làm. Để các hộ nuôi thực sự gắn kết với nhau trong quá trình sản xuất để chia sẻ kinh nghiệm nuôi cùng nhau tìm kiếm và tiêu thụ sản phẩm tốt hơn thì phải thực hiện như thế nào?

Các doanh nghiệp luôn là những đầu tầu đóng vai trò quan trong trọng khâu tiêu thụ sản phẩm. Vậy phải làm thế nào để liên kết được giữa doanh nghiệp với người nuôi ba ba gai trên địa bàn huyện Văn Chấn? đang là vấn cấp bách và nan giải của phòng nông nghiệp huyện Văn Chấn.

c. Cách tiếp cận thị trường của các hộ nuôi ba ba gai

Thị trường tiêu thụ sản phẩm ba ba gai của các hộ nuôi tại 6 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Văn Chấn còn rất hạn hẹp. Theo các hộ nuôi cho biết, họ chủ yếu dựa vào các thương lái nên không chú trọng đến phát triển và tìm kiếm thị trường mới. Vấn đề đặt ra là làm sao để các hộ nuôi chủ động tiếp cận thị trường mới thông qua nhiều cách thức khác nhau như quảng bá thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, trang web giới thiệu về sản phẩm của địa phương,… Để họ thấy được đó là việc mình cần làm và phải làm vì quyền lợi của chính mình chứ không có tâm lý trông

chờ ỷ lại vào các cấp chính quyền địa phương. Vì nếu không làm thay đổi nhận thức của các hộ nuôi thì dù có lập cho họ bao nhiêu website đi chăng nữa thì họ cũng không quan tâm đến mà vẫn đi theo cách thức kinh doanh cũ. Vậy cần phải có giải pháp nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho các hộ nuôi ba ba gai tại 6 xã và thị trấn thuộc huyện Văn Chấn nói riêng và tất cả các hộ nuôi ba ba gai trên địa bàn huyện Văn Chấn nói chung, thì mới duy trì và phát triển bền vững được nghệ nuôi ba ba gai.

4.4.2.2. Công tác khuyến nông

a. Hoạt động của phòng Nông nghiệp thúc đẩy nghề nuôi ba ba gai phát triển

* Trong những năm gần đây trước tình hình số lượng hộ nuôi ba ba gai ngày càng tăng lên cả về số lượng và quy mô Chi cục thủy sản tỉnh Yên Bái, phòng Nông nghiệp huyện văn Chấn phối hợp cùng trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản đang tiến hành dự án “Xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm ba ba gai Văn Chấn - Yên Bái, tỉnh Yên Bái”. Đồng thời xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi ba ba gai cho 6 xã và thị trấn trên địa bàn huyện Văn Chấn.

* Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm nuôi ba ba gai

Các đơn vị trên cũng đã tổ chức các buổi hội thảo tại Ủy ban nhân dân thị trấn nông trường Trần Phú, tại cuộc hội thảo cũng đã giới thiệu mô hình sản xuất giống và nuôi ba ba gai thương phẩm của hộ nuôi Nguyễn Hoàng Quyết tại thị trấn nông trường Trần Phú. Mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao với thiết kế ao khoa học, chăm sóc hợp lý. Qua đó các hộ dân tham gia hội thảo được tận mắt chứng kiến mô hình nuôi ba ba gai của anh Quyết người đã có trên 15 năm gắn bó với nghề nuôi ba ba gai. Tại đây anh Quyết cũng chia sẽ những khó khăn gặp phải trong suốt thời gian nuôi và kinh nghiệm phòng trừ dịch bệnh cho ba ba gai.

Đồng thời, tại đây cũng có rất nhiều ý kiến tham gia góp ý cho việc áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi, quy trình quản lý và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cũng như thương hiệu của sản phẩm ba ba gai Văn Chấn, Yên Bái.

b. Những điểm hạn chế trong công tác khuyến nông của phòng Nông nghiệp huyện Văn Chấn

Những hoạt động khuyến nông của phòng nông nghiệp huyện Văn Chấn nhằm phát triển nghề nuôi ba ba gai của huyện Văn Chấn tuy chưa nhiều, nhưng bước đầu đã có những tác động nhất định đến người nuôi ba ba gai trên địa bàn huyện song vẫn còn gặp phải những hạn chế sau:

Hầu hết người nuôi ba ba gai chưa ý thức hết được ý nghĩa của hoạt động khuyến nông, mặc dù tham gia hoạt động này người dân hầu như không phải trả tiền nhưng số người đến tham gia còn ít.

Đối tượng tham gia hội thảo còn dàn trải như khi nhận được giấy mời tham gia tập huấn thì nhiều hộ nuôi chỉ cử người của gia đình mình đi cho lấy lệ nên hiệu quả của các buổi hội thảo chưa phổ rộng được cho các hộ nuôi.

Một phần của tài liệu Hiện trạng và giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi baba gai ở huyện văn chấn yên bái (Trang 55 - 61)