Các hướng dẫn cho việc thiết kế giao diện

Một phần của tài liệu Giáo trình phân tích và thiết kế một hệ thống thông tin doc (Trang 115 - 117)

• Phân loại người dùng theo khả năng khéo léo, tinh tế, phân cấp trong tổ chức, các nhóm chuyên môn họ tham gia.

• Mô tả nhu cầu, đặc điểm và kịch bản của mỗi loại người dùng.

• Thiết kế sự phân cấp các lệnh: đưa ra danh sách các lệnh theo nhu cầu người dùng.

• Thiết kế các chi tiết tương tác: dựa trên các tiêu chí

- Phải cung cấp thông tin về tình trạng hệ thống trên màn hình thường xuyên hoặc khi cần thiết.

- Cho phép người sử dụng kết thúc một thao tác.

- Các thao tác phải được bố trí hợp lý và chính xác. Tránh những thao tác thừa không cần thiết.

- Chọn những thông số thường lặp lại làm ngầm định. Chẳng hạn khi viết hóa đơn (biên lai) thanh toán thì rõ ràng là, nếu trong cùng một ngày – thông số ngày được lặp lại, và nếu chọn nó làm ngầm định là hợp lý.

- Giao diện phải cung cấp được các thông tin trợ giúp khi cần thiết.

- Người sử dụng có thể hủy bỏ những điều đã làm mà xem như không đúng và bắt đầu lại.

- Phải đảm bảo tính nhất quán về thao tác và bố trí màn hình.

Khi thực hiện việc thiết kế giao diện nhà thiết kế phải mô tả sơ đồ giao diện. Có rất nhiều cách để mô tả sơ đồ giao diện, một trong những cách đó là sử dụng sơ đồ khối để mổ tả trạng thái hệ thống đầu vào của giao diện và hệ thống đầu ra của giao diện.

Xét ví dụ: Thiết kế giao diện cho việc đăng nhập vào của hệ thống. Giao diện này thực hiện kiểm tra quyền truy nhập của người sử dụng và nếu việc kiểm tra được thông qua, chương trình sẽ được thực hiện kết nối dữ liệu vào máy chủ. Sơ đồ thiết kế được đưa ra như sau.

`

Một phần của tài liệu Giáo trình phân tích và thiết kế một hệ thống thông tin doc (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w