Chuyển từ ER kinh điển về ER hạn chế

Một phần của tài liệu Giáo trình phân tích và thiết kế một hệ thống thông tin doc (Trang 83 - 87)

Các bước thực hiện.

Tuy bị hạn chế rất ngặt nghèo về hình thức biểu diễn, song khả năng diễn tả của mô hình hạn chế vẫn không hề giảm sút. Bằng chứng là ta có thể biến đổi mọi mô hình ER kinh điển về mô hình ER hạn chế nhờ một số qui tắc sau.

Qui tắc 4: Xử lý liên kết 1 – 1. Có hai cách thực hiện

Cách 1. Xem 1 – 1 là trường hợp riêng của 1 – n và vẽ lại nó bằng 1 đường nối thẳng. Cách làm này vi phạm hạn chế của mô hình, hoặc dễ gây hiểu lầm nên ít dùng.

Ví dụ

Cách 2. Gộp hai kiểu thực thể có quan hệ 1 – 1 thành một kiểu thực thể duy nhất, bằng cách hòa trộn hai danh sách các kiểu thuộc tính với nhau.

Ví dụ

Qui tắc 5: Xử lý các kiểu liên kết 2 ngôi n – n và các kiểu liên kết nhiều ngôi : thực thể hóa mối liên kết đó bằng một kiểu thực thể mới có chứa các kiểu thuộc tính là khóa của các kiểu thực thể tham gia (tập hợp các khóa này tạo thành các khóa bội của kiểu thực thể mới). Nối kiểu thực thể này với các kiểu thực thể tham gia liên kết bằng các liên kết 1 – n.

Ví dụ

Các kiểu thuộc tính khóa và kiểu thuộc tính kết nối

Đối với mô hình ER hạn chế, ta cần phải chỉ rõ khóa cho mỗi kiểu thực thể. Khóa có thể là khóa đơn (chỉ gồm một kiểu thuộc tính), hoặc là khóa bội (gồm nhiều kiểu thuộc tính).

Ta gọi một kiểu thuộc tính kết nối (hay khóa ngoài) là một kiểu thuộc tính vốn là khóa của một kiểu thực thể, nhưng lại xuất hiện trong một kiểu thực thể khác với nhiệm vụ mô tả mối quan hệ giữa hai kiểu thực thể.

Dễ dàng rút ra quy luật sau: Nếu một kiểu thực thể B có chứa một kiểu thuộc tính kết nối, là khóa của một kiểu thực thể A, thì giữa A và B có một kiểu liên kết 1 – n (đầu nhiều về phía B)

Nếu trong một mô hình ER hạn chế, ta sử dụng một cách có hệ thống các thuộc tính kết nối để phản ánh các kiểu liên kết 1 – n giữa các kiểu thực thể, thì các đường nối 1 – n có thể xóa bỏ. Lúc đó mô hình chỉ còn là một tập hợp các kiểu thực thể. Vì vậy mô hình ER hạn chế còn được gọi là mô hình thực thể. Tuy nhiên ta vẫn giữ lại các đường nối 1 – n trong mô hình nhằm làm cho mô hình dễ đọc, dễ hiểu hơn.

Với bài toán vật tư

o Biểu diễn lại các quan hệ 1 – n

o Tách quan hệ n – n thành 1 – n Ta có thể vẽ mô hình ER hạn chế như sau.

Kết luận

Mô hình thực thể liên kết là một trong những công cụ quan trọng trong việc phân tích hệ thống có cấu trúc. Nó đưa ra được một mô hình tương đối tốt trong đó lượng ký hiệu, thông tin là ít nhất và mô tả thế giới thực đầy đủ nhất.

Mô hình thực thể liên kết chú ý đến các mối liên kết giữa các thực thể và cho người phân tích nhìn thấy được sự ràng buộc của các mối liên kết. Tuy nhiên mô hình này chưa đưa ra được được hết các thuộc tính của từng thực thể nên không phản ánh hết cái cần mô tả về hệ thống, cần phải có mô hình khác để bổ sung thông tin hay thay thế

BÀI 3. MÔ HÌNH QUAN HỆ

Mô hình CSDL quan hệ hay ngắn gọn là mô hình quan hệ được E.F.Codd phát triển vào đầu những năm 1970, với các ưu điểm sau:

 Đơn giản: các dữ liệu được biểu diễn dưới dạng duy nhất là quan hệ, các bảng giá trị khá tự nhiên, dễ hiểu đối với người dùng không chuyên tin học.

 Chặt chẽ: các khái niệm được hình thức hóa cao, cho phép áp dụng các công cụ toán học, các thuật toán.

 Trừu tượng hóa cao: mô hình chỉ dừng ở mức quan niệm, nghĩa là độc lập với mức vật lý, với sự cài đặt, với các thiết bị. Nhờ đó làm tính độc lập giữa dữ liệu và chương trình cao.

 Cung cấp các ngôn ngữ truy cập dữ liệu ở mức cao (như SQL,…) dễ sử dụng và trở thành chuẩn.

Ở đây ta sử dụng mô hình quan hệ như bước tiếp nối để hoàn chỉnh lược đồ dữ liệu đã lập theo mô hình ER.

Một phần của tài liệu Giáo trình phân tích và thiết kế một hệ thống thông tin doc (Trang 83 - 87)