Quan hệ chuẩn hóa: Quan hệ R là chuẩn hóa nếu số các thuộc tính trong mọi bộ giá trị là như nhau. Trong quan hệ chuẩn hóa không còn tồn tại nhóm các thuộc tính lặp lại. Không có các thuộc tính có nhiều giá trị.
Dạng chuẩn 1(1NF): Mọi quan hệ R chuẩn hóa đều ở dạng chuẩn 1. Một quan hệ được gọi là ở dạng chuẩn 1 theo nghĩa chặt, nếu R là chuẩn hóa và có tồn tại một phụ thuộc hàm mà nguồn là 1 phần của khóa (có nghĩa là tồn tại những phụ thuộc hàm không sơ cấp). Ví dụ:
PHIẾU MƯỢN(Số thẻ, Số sách, Ngày, Tình trạng, Tên độc giả) Số thẻ, Số sách → Tên độc giả
Số thẻ → Tên độc giả
Dạng chuẩn 2 (2NF): Quan hệ R ở dạng chuẩn 2 theo nghĩa chặt, nếu R ở dạng chuẩn 1, nếu mọi phụ thuộc hàm đều là sơ cấp và có tồn tại phụ thuộc hàm gián tiếp. Ví dụ:
HÓA ĐƠN(Số hóa đơn, Ngày, Số tiền, Số khách hàng, Tên khách hàng) Số hóa đơn → Ngày, Số tiền, Số khách hàng, Tên khách hàng
Số khách hàng → Tên khách hàng
Dạng chuẩn 3(3NF): Quan hệ R ở dạng chuẩn 3 theo nghĩa chặt, nếu R ở dạng chuẩn 2. Nếu mọi phụ thuộc hàm đều là trực tiếp và có tồn tại các phụ thuộc hàm có nguồn là một thuộc tính không khóa, đích là một thuộc tính khóa. Ví dụ:
R(Học sinh, Môn học, Giáo viên, Điểm)
Học sinh, Môn học → Giáo viên, Điểm
Dạng chuẩn Boyce – Codd: Quan hệ R ở dạng chuẩn Boyce - Codd theo nghĩa chặt, nếu R ở dạng chuẩn 3. Không tồn tại các phụ thuộc hàm có nguồn là 1 thuộc tính không khóa, đích là một thuộc tính khóa. Ví dụ:
HỌC SINH(Mã học sinh, Họ tên, Ngày sinh, Địa chỉ) Mã học sinh → Họ tên, Ngày sinh, Địa chỉ
Người ta đã chứng minh được rằng, một cơ sở dữ liệu ở dạng chuẩn Boyce – Codd là cực tiểu sự dư thừa thông tin, chuẩn hóa tốt.