Các hình thức đối thoại

Một phần của tài liệu Giáo trình phân tích và thiết kế một hệ thống thông tin doc (Trang 112 - 115)

Có 4 hình thức đối thoại chính

a. Dạng hỏi đáp

Thường dùng cho các hoạt động tra cứu. Nó bao gồm một loạt các câu hỏi theo tuần tự. Và thứ tự các câu hỏi (hoặc các dấu nhắc trên máy tính) lần lượt được trả lời (do con người). Các câu hỏi thường có những lựa chọn trả lời, người sử dụng chỉ việc chọn trong số đó (có/không, tiếp tục/không,….)

Ví dụ:

Khi thiết kế cần phải có lời giải thích đầy đủ và rõ ràng cho các câu hỏi

Ưu điểm. Đơn giản và dễ dùng. Phù hợp với những người mới sử dụng, trình độ không cao. Nhược điểm. Bị hạn chế về khả năng lựa chọn do sự hạn chế về kích thước màn hình

Một số cải tiến: Các cải tiến thường gặp như tạo cửa sổ hướng dẫn dạng động (chỉ xuất hiện khi gọi đến, xong việc lại cất cửa sổ), hướng dẫn dùng menu cuộn

Ví dụ:

b. Dạng thực đơn

Là dạng thông dụng để truy nhập vào chương trình hay các chức năng của hệ thống. Các thực đơn tùy chọn được hiện lần lượt trên màn hình cho phép chọn. Những thực đơn có tần suất lớn được xếp trước (xếp trên), sắp xếp theo trình tự của các tiến trình. Hình thức đối thoại thông qua thực đơn (menu: lựa chọn – đáp ứng) được thể hiện ở dạng thực đơn bằng chữ hoặc dạng biểu tượng được đáp ứng rộng rãi trong hầu hết các hệ thống thông tin. Xét nghiệm: A: Siêu âm X: X – quang E: Xét nghiệm (Chọn chữ cái tương ứng) ESC: Dừng S: Ghi lại

Kiểu thiết kế này phù hợp với người dùng mới sử dụng, trình độ không cao Chú ý khi thiết kế: thực đơn được giới hạn bởi số các tùy chọn mà nó có thể hiện lên màn hình. Lý tưởng là số khả năng tùy chọn là không nhiều hơn 9. Và với thực đơn có phân cấp nhỏ hơn 3 mức vì việc phân quá nhiều mức sẽ dẫn đến tính thiếu trực quan.

c. Dạng điền mẫu

Là một dạng đối thoại được dùng phổ biến nhất đối với dữ liệu và cũng được sử dụng trong việc khôi phục dữ liệu và soạn thảo. Mẫu được thực hiện trên màn hình tương tự như sợ bố trí của tờ báo cáo mẫu. Trên màn hình có tên của mẫu, chú thích cho các trường và các thông báo hướng dẫn sử dụng.

Ưu điểm của dạng này đó là quen thuộc, gần gũi với người sử dụng và việc thao tác trên chúng được tự giải nghĩa cho đến khi mẫu được nạp thông tin xong. Những điểm cần lưu ý khi thiết kế loại giao diện này:

Chưa chọn đến: Chọn đến nội dung nay:

- Mẫu thể hiện trên màn hình phải giống với mẫu trong thực tế và có thêm trợ giúp ở các mục phức tạp.

- Ngôn ngữ trao đổi phải trong sáng, dễ hiểu, đơn nghĩa. - Ví dụ: Thiết kế giao diện cho một hóa đơn bán hàng

d. Dạng ngôn ngữ lệnh

Trên màn hình có cửa sổ lệnh cho phép nhập câu lệnh. Qua cửa sổ lệnh, người sử dụng sẽ đưa vào những lệnh cần thiết. Ưu điểm lớn của thiết kế loại này đó là thể hiện được sự mềm dẻo và tính tinh vi: vì có thể đưa vào các lệnh từ đơn giản đến phức tạp. Tuy nhiên, người sử dụng cần có thời gian để học ngôn ngữ lệnh, và họ cần phải có một ít kiến thức về hệ thống khi không có thông tin biểu thị lên màn hình.

Nhược điểm.Chỉ phù hợp với người sử dụng ở mức chuyên gia. Dùng để tổ chức cho giao diện lập trình chuyên dụng. Người sử dụng cần phải được đào tạo, có trình độ cao.

Một phần của tài liệu Giáo trình phân tích và thiết kế một hệ thống thông tin doc (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w