Quy trình thanh tra TCTD tại NHNNchi nhánh tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) thanh tra tổ chức tín dụng tại ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh tỉnh bắc giang (Trang 49 - 54)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Tình hình công tác thanh tra TCTD tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh

2.2.4. Quy trình thanh tra TCTD tại NHNNchi nhánh tỉnh Bắc Giang

NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang thực hiện thanh tra hoạt động ngân hàng theo đúng quy định thông tư 36/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của NHNN ban hành quy định về trình tự thủ tục thanh tra chuyên ngành ngân hàng, được sửa đổi bổ sung bởi thông tư 10/2019/TT-NHNN ngày 31/7/2019. Theo đó mỗi đoàn thanh tra khi thực hiện thanh tra tại một TCTD đều thực hiện 03 bước sau:

Sơ đồ 2.4. Quy trình tiến hành một cuộc thanh tra của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang

Ba bước này để đảm bảo chất lượng cho một cuộc thanh tra tại NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang. Bước chuẩn bị thanh tra là bước được thực hiện để xác định xem có hay không ban hành quyết định thanh tra và sẽ thực hiện thanh tra những nội dung gì đối với 1 đối tượng thanh tra; bước tiến hành thanh tra là bước mà các thành viên Đoàn thanh tra căn cứ vào nội dung thanh tra tại quyết định thanh tra tiến hành kiểm tra những gì trực tiếp tại TCTD được thanh tra; bước kết thúc thanh tra là bước mà đoàn thanh tra sau khi kết thúc thanh tra trực tiếp tại TCTD sẽ làm gì. Chi tiết từng bước được thanh tra NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang tiến hành như sau:

* Chuẩn bị thanh tra

Bước chuẩn bị thanh tra gồm các nội dung:

Trước khi ra quyết định thanh tra, trong trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền ra quyết định thanh tra căn cứ tình hình hoạt động của đối tượng thanh tra và yêu cầu của cuộc thanh tra có văn bản cử người thu thập thông tin, tài liệu nắm tình hình để phục vụ cho việc ban hành Quyết định thanh tra trong thời gian không quá 15 ngày làm việc. Sau đó, chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc nắm tình hình, công chức hoặc Tổ trưởng Tổ công tác phải có báo cáo bằng văn bản về kết quả thu thập thông tin, tài liệu gửi người giao nhiệm vụ nắm tình hình.

Kết thúc thanh tra Tiến hành thanh tra Chuẩn bị thanh tra

Người có thẩm quyền ban hành Quyết định thanh tra theo quy định của pháp luật là Giám đốc NHNN chi nhánh hoặc Chánh TTGS chi nhánh. Quyết định thanh tra ghi rõ căn cứ, đối tượng, thời kỳ thanh tra, thời hạn thanh tra, nội dung thời hạn thanh tra, thành phần đoàn thanh tra và nhiệm vụ đoàn thanh tra. Đoàn thanh tra là một tổ chức pháp lý, hoạt động theo quy định của pháp luật về thanh tra và hướng vào phục vụ việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu quản lý và kinh doanh của TCTD trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Đoàn thanh tra gồm có Trưởng đoàn, Phó trưởng đoàn (có thể có hoặc không), các thành viên. Thành viên Đoàn thanh tra là các cán bộ công chức TTGS chi nhánh hoặc cá nhân khác tham gia đoàn thanh tra theo quyết định của người có thẩm quyền. Quy mô Đoàn thanh tra phụ thuộc vào chương trình, kế hoạch thanh tra; tình hình hoạt động của từng TCTD; người dự kiến là Trưởng đoàn thanh tra; năng lực trình độ của cán bộ thanh tra; biên chế hiện có.

Xây dựng đề cương, kế hoạch thanh tra: Dựa trên thời hiệu, thời hạn tiến hành cuộc thanh tra và nội dung cuộc thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra sẽ xây dựng kế hoạch thanh tra, trong đó cụ thể hóa các công việc cần thực hiện trong quá trình thanh tra tại đơn vị trình người ra quyết định thanh tra phê duyệt. Thời gian xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra thường không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định thanh tra.

Họp đoàn thanh tra để triển khai các nội dung công việc theo Kế hoạch thanh tra, nhiệm vụ thực hiện cuộc thanh tra theo đúng nội dung và thời hạn ghi trong quyết định thanh tra. Căn cứ nội dung thanh tra, tình hình hoạt động của tổ chức được thanh tra, các thông tin đã thu thập được và năng lực của từng đoàn viên trong Đoàn để phân công nhiệm vụ cụ thể cho mỗi thành viên, quy định hoạt động hàng ngày của Đoàn.

Sưu tầm tài liệu, nghiên cứu các văn bản pháp quy, thu thập tình hình số liệu có liên quan đến cuộc thanh tra như đánh giá qua công tác giám sát; xem xét việc thực hiện kiến nghị, kết luận của Đoàn thanh tra trước đó; các tài liệu, báo cáo có liên quan đến đối tượng được thanh tra ….

Trưởng đoàn thanh tra có văn bản gửi đối tượng thanh tra, thông báo lịch và nội dung thanh tra cho đối tượng thanh tra, yêu cầu chuẩn bị trước tài liệu để cung cấp lần đầu cho Đoàn thanh tra (kèm đề cương yêu cầu báo cáo) ít nhất 05 ngày trước khi công bố quyết định thanh tra.

* Tiến hành thanh tra

Tiếp xúc với đối tượng thanh tra: Đoàn thanh tra tiến hành tiếp xúc với đại diện lãnh đạo và bộ phận có liên quan của đối tượng thanh tra; Trưởng đoàn thanh tra công bố quyết định thanh tra, xuất trình quyết định thanh tra và thẻ thanh tra viên. Việc công bố quyết định thanh tra phải được lập thành biên bản lưu hồ sơ thanh tra.

Đối tượng thanh tra báo cáo khái quát tình hình, kết quả hoạt động theo thời hiệu thanh tra; tiếp nhận quyết định thanh tra.

Trưởng đoàn thanh tra nêu những yêu cầu với đối tượng thanh tra về cung cấp tài liệu phục vụ thanh tra, kiểm tra như báo cáo tình hình tổ chức hoạt động, bảng cân đối kế toán định kỳ, các báo cáo quyết toán, các báo cáo hoặc biên bản kiểm toán, biên bản thuế, báo cáo hoạt động kiểm soát nội bộ …

Thông báo và thống nhất nguyên tắc làm việc giữa Đoàn thanh tra và đối tượng thanh tra, xác định rõ trách nhiệm của Ban giám đốc, lãnh đạo các phòng, ban, bộ phận và các nhân viên về việc cung cấp số liệu và giải trình những vấn đề theo yêu cầu của Đoàn thanh tra một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời.

Chuẩn bị các điều kiện về vật chất cần thiết cho cuộc thanh tra như bố trí chỗ làm việc, dây mạng, máy in, máy tính (nếu có), giấy tờ vật liệu văn phòng…

Các thành viên đoàn thanh tra tiến hành thanh tra theo nhiệm vụ đã được Trưởng đoàn thanh tra phân công. Khi thanh tra, căn cứ vào chứng từ, sổ sách, hồ sơ và căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn và biện pháp chỉ đạo nghiệp vụ, đối chiếu với việc làm thực tế để xác định đúng sai của từng sự việc, phát hiện đến đâu yêu cầu chấn chỉnh ngay (nếu là sai nhỏ hoặc xử lý kịp thời) và yêu cầu khắc phục ngay (nếu là sai phạm lớn). Trong quá trình thanh tra, nếu phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật, Trưởng Đoàn thanh tra hoặc thành viên đoàn thanh tra phải lập biên bản vi phạm (theo mẫu quy định) để làm cơ sở kết luận, xử lý hoặc kiến

nghị xử lý hoặc báo cáo người ra Quyết định thanh tra chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra nếu thấy có dấu hiệu vi phạm hình sự.

Quá trình thanh tra kết hợp khai thác ý kiến của quần chúng. Thanh tra đến đâu phải xác minh làm rõ đúng sai của từng sự việc hay từng phần việc để khi kết thúc cuộc thanh tra đưa ra đánh giá, kết luận được rõ ràng và dứt điểm, không để có những vướng mắc tồn tại.

Trong quá trình thanh tra nếu có những vấn đề vượt quá nhiệm vụ, quyền hạn của đoàn, thì Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm báo cáo với người ra quyết định thanh tra và đề xuất kiến nghị những vấn đề cần giải quyết cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế. Chỉ khi nào người ra quyết định thanh tra chấp thuận những đề xuất, kiến nghị của Đoàn bằng văn bản thì Đoàn mới thực hiện.

Trong quá trình thanh tra, Đoàn thanh tra chỉ thực hiện các nghiệp vụ thanh tra theo nội dung, phạm vi, thời gian quy định trong quyết định thanh tra đã ban hành, không được tự ý mở rộng đối tượng, phạm vi hay kéo dài thời gian thanh tra. Thời gian thanh tra thường là tối đa 30 ngày kể từ ngày công bố quyết định thanh tra phù hợp với quy định tại Luật Thanh tra chuyên ngành. Mọi trường hợp thay đổi những vấn đề được ghi trong quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên phải báo cáo xin ý kiến của người ra quyết định thanh tra.

Các thành viên Đoàn thanh tra trong quá trình thanh tra phải thực hiện đúng những nhiệm vụ đã được Trưởng đoàn phân công, bảo đảm tiến độ công việc, phản ánh báo cáo theo định kỳ cho Trưởng đoàn thanh tra về kết quả, thuận lợi, vướng mắc và đề xuất kiến nghị những vấn đề thật sự cần thiết. Các đoàn viên Đoàn thanh tra chỉ làm việc với đối tượng thanh tra tại cơ quan, trong giờ hành chính, nếu cần thiết phải làm việc ngoài giờ hành chính hoặc ngoài cơ quan, phải được sự đồng ý của Trưởng đoàn thanh tra; phải chấp hành đúng các quy định của pháp luật khi tiến hành thanh tra; Thu thập thông tin như cân đối kế toán qua từng thời kỳ (tháng, quý, năm), những chỉ số phân tích qua giám sát an toàn hoạt động ngân hàng, những mặt mạnh và tồn tại của đối tượng thanh tra, các kiến nghị qua các lần thanh tra trước, thông tin từ các cơ quan hữu quan (kiểm toán, thuế…), thông tin từ các phương tiện thông tin đại

chúng. Trên cơ sở thông tin đã thu thập được, tiến hành phân tích và đánh giá các nội dung thanh tra; đảm bảo tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ, chính xác của các số liệu, chỉ tiêu chứng từ và báo cáo; bảo đảm tính hợp pháp, hợp lệ của nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong chứng từ và hạch toán; phát hiện những vi phạm, phân tích và đánh giá thực trạng và nguyên nhân dẫn đến vi phạm để có biện pháp xử lý phù hợp, nhằm chấn chỉnh các hoạt động của TCTD, đảm bảo kinh doanh có lãi và bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền; xác định rủi ro hoạt động kiến nghị biện pháp xử lý thích hợp.

Trong quá trình thanh tra, Đoàn thanh tra phải giữ quan hệ tốt với đối tượng được thanh tra, không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đơn vị, trừ trường hợp đặc biệt sẽ được ghi trong quyết định (NHNN tỉnh Bắc Giang, 2020).

* Kết thúc cuộc thanh tra

Sau khi hoàn thành nội dung nhiệm vụ được phân công, thành viên Đoàn thanh tra phải tổng hợp kết quả, đưa ra những kết luận, đề xuất hướng dẫn xử lý bằng văn bản, lập hồ sơ theo công việc được phân công và bàn giao cho Trưởng đoàn thanh tra hoặc người đượcTrưởng đoàn thanh tra uỷ quyền trong thời gian không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thanh tra tại đơn vị.

Kết thúc cuộc thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra căn cứ vào báo cáo kết quả thanh tra của thành viên Đoàn thanh tra để tổng hợp dự thảo báo cáo kết quả thanh tra và hoàn chỉnh báo cáo kết quả thanh tra. Trưởng đoàn thanh tra tổ chức họp đoàn lấy ý kiến các thành viên trong đoàn thanh tra trước khi báo cáo người ra quyết định thanh tra, trường hợp có ý kiến khác nhau về nội dung của dự thảo thì Trưởng đoàn thanh tra báo cáo người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định. Chậm nhất 25 ngày kể từ ngày kết thúc thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải có báo cáo kết quả thanh tra kèm theo văn bản ý kiến khác nhau của thành viên đoàn thanh tra (nếu có) và biên bản làm việc, biên bản về việc vi phạm của đối tượng thanh tra (nếu có); ý kiến giải trình bằng văn bản của đối tượng thanh tra (nếu có) và hồ sơ tài liệu khác liên quan gửi người ra quyết định thanh tra, trừ trường hợp nội dung kết luận thanh tra phải chờ kết luận về chuyên môn của cơ quan tổ chức có thẩm quyền.

Sau khi nhận được báo cáo kết quả thanh tra và báo cáo bổ sung, làm rõ (nếu có) của Trưởng đoàn thanh tra, người ra quyết định thanh tra chỉ đạo Trưởng đoàn

chủ trì xây dựng dự thảo Kết luận thanh tra.

Nội dung dự thảo kết luận thanh tra bao gồm: - Khái quát về đối tượng được thanh tra; - Tình hình tài chính đối tượng thanh tra;

- Kết quả kiểm tra, xác minh: trình bày chi tiết kết quả kiểm tra, xác minh thực tế đối với từng nội dung thanh tra, nêu rõ các quy định pháp luật làm căn cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật,tính chất, mức độ vi phạm.

- Kết luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ quyền hạn của đối tượng thanh tra thuộc nội dung thanh tra; đánh giá mức độ tác hại và tìm nguyên nhân, quy trách nhiệm cá nhân và đơn vị để biện pháp xử lý phù hợp; Kiến nghị những biện pháp khắc phục sửa chữa và áp dụng những chế tài thích hợp; quyết định xử lý những sai phạm nhằm chấn chỉnh hoạt động của TCTD theo đúng quy định của Luật NHNN, Luật các và pháp luật có liên quan đến hoạt động tiền tệ và ngân hàng. Trường hợp gửi Dự thảo kết luận thanh tra để đối tượng thanh tra giải trình thì việc giải trình của đối tượng thanh tra phải thực hiện bằng văn bản kèm theo các thông tin, tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho nội dung giải trình.

Chậm nhất 25 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra phải ký kết luận thanh tra; trừ trường hợp nội dung kết luận thanh tra phải chờ kết luận về chuyên môn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký kết luận thanh tra, kết luận thanh tra phải được gửi Cơ quan TTGS ngân hàng, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Người ra quyết định thanh tra hoặc trưởng đoàn thanh tra công khai kết luận thanh tra (khi được người ra quyết định thanh tra uỷ quyền). Việc công công khai kết luận thanh tra phải được lập thành biên bản lưu hồ sơ thanh tra.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) thanh tra tổ chức tín dụng tại ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh tỉnh bắc giang (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)