Giải pháp để tổ chức tốt việc thực hiện các kiến nghị sau thanh tra

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) thanh tra tổ chức tín dụng tại ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh tỉnh bắc giang (Trang 88 - 89)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện thanh tra TCTD tại Ngân hàng Nhà nước ch

3.2.5. Giải pháp để tổ chức tốt việc thực hiện các kiến nghị sau thanh tra

Việc quản lý, theo dõi thực hiện những kiến nghị sau thanh tra phải được chú trọng đúng mức. Để việc xử lý, kiến nghị xử lý có hiệu lực, hiệu quả, thanh tra NHNN chi nhánh Bắc Giang cần:

- Nâng cao hơn nữa chất lượng của kết luận thanh tra; nội dung các kết luận phải cụ thể, chính xác, có căn cứ luận điểm rõ ràng, tránh trường hợp đối tượng thanh tra tranh cãi, phản bác lại kết luận của Đoàn thanh tra. Bên cạnh đó, việc đưa ra các kiến nghị chỉnh sửa sau thanh tra cần căn cứ vào tình hình thực tế, có tính đến việc phát sinh các yếu tố bất thường để đưa ra mốc thời gian phù hợp, đảm bảo việc chỉnh sửa của TCTD được thuận lợi.

- Yêu cầu Giám đốc các TCTD được thanh tra phải giao trách nhiệm cho các phòng ban có liên quan lập kế hoạch và có biện pháp chỉnh sửa cụ thể sau thanh tra. Kế hoạch phải cụ thể, rõ ràng về thời gian và bộ phận thực hiện.

- Giao cán bộ quản lý từng đơn vị mở sổ theo dõi, đôn đốc việc chỉnh sửa sau thanh tra.

- Kết thúc thời hạn chỉnh sửa theo yêu cầu, tổ chức tổng hợp và kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra.

- Xử lý nghiêm, đúng pháp luật những trường hợp đối tượng thanh tra không nghiêm túc chỉnh sửa, chỉnh sửa thiếu trách nhiệm hoặc còn để tái phạm.

- Tăng cường tuyên truyền pháp luật về thanh tra nhằm nâng cao ý thức của đối tượng được thanh tra. Thực hiện tốt công tác này giúp nâng cao hiệu quả, hiệu lực của thanh tra ngân hàng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) thanh tra tổ chức tín dụng tại ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh tỉnh bắc giang (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)