Tán lá của cây đậu xanh giống ĐX14 thời kỳ ra hoa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của lạnh đến cây đậu xanh (vigna radiate (l) wilczek) và sử dụng calcium hữu cơ trong canh tác vụ đông (Trang 50 - 122)

Kết quả ở bảng 4.7. cho thấy: qua các giai đoạn sinh trưởng phát triển số lá của giống đậu xanh ĐX14 ở các công thức đều biến động tăng dần và đạt cao nhất ở giai đoạn thu hoạch quả lần 1. Trong từng giai đoạn: bắt đầu hoa, hoa rộ, thu hoạch lần 1, các công thức bón vôi đều có số lá cao hơn so với công thức đối chứng.

Ở giai đoạn bắt đầu ra hoa, số lá trên thân chính ở các công thức không có sự khác biệt. Tuy nhiên, chỉ có công thức bón 300 kg/ha vôi hữu cơ là có số lá đạt cao nhất (6,9 lá/cây) cao hơn 3 công thức là đối chứng, 300 kg/ha CaO và 100 kg/ha vôi hữu cơ (mức ý nghĩa α = 0,05).

Sang giai đoạn hoa rộ, số lá trên thân chính ở hai công bón 300 kg/ha CaO và vôi hữu cơ là cao hơn đối chứng (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với α = 0,05). Đến giai đoạn thu hoạch quả lần 1 tổng số lá trên thân ở các công thức mặc dù có sự khác biệt nhưng lại không có ý nghĩa thống kê.

4.2.4. Ảnh hưởng của lượng vôi bón đến diện tích lá

Bảng 4.8. Ảnh hưởng của lượng vôi bón đến diện tích lá của cây đậu xanh ĐX14 (dm2/cây)

Lượng vôi Bắt đầu

ra hoa SE Ra hoa rộ SE Thu quả lần 1 SE ĐC 13,23 0,07a 13,87 0,14a 12,86 0,08a 300 CaO 13,91 0,07b 14,33 0,08b 14,76 0,09c 100g Vỏ trứng 13,84 0,07b 14,37 0,09b 13,45 0,07b 300g Vỏ trứng 14,56 0,24c 15,18 0,11c 15,79 0,22d 500g Vỏ trứng 14,19 0,12bc 14,22 0,19ab 14,55 0,15c

Ghi chú: Số liệu được phân tích ANOVA theo phương pháp Duncan’s Multiple Range Test. Giá trị được trình bày là giá trị trung bình (mean) với số mẫu (n) = 10; sai số chuẩn SE (standard error) được trình bày phía bên phải của mỗi cột; các giá trị trong cùng cột có số mũ khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa

với α=0,05

Kết quả trong bảng 4.8 về chỉ tiêu diện tích lá đã cho thấy qua các giai đoạn theo dõi, diện tích lá và chỉ số diện tích lá đạt cao nhất ở giai đoạn hoa nở rộ.

Theo các nghiên cứu trước, thời kỳ bắt đầu ra hoa (R1) được xác định khi có trên 50% số cây có ít nhất một hoa. Cây đậu xanh ra hoa sớm hay muộn tùy thuộc vào giống, thời vụ gieo trồng, vĩ độ và điều kiện ngoại cảnh. Theo Vũ Ngọc Thắng và cs. (2019) thời gian từ mọc đến bắt đầu ra hoa của đa số các giống đậu xanh biến động từ 33 - 39 ngày. Ở giai đoạn này cây đậu xanh bắt đầu bước vào giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng, do đó thời kỳ này thường có hiện tượng khủng hoảng về dinh dưỡng. Cho nên để thu được năng suất cao thì trước khi cây bước vào giai đoạn này phải cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây đậu xanh. Đặc điểm nở hoa của cây đậu xanh là chia làm nhiều đợt, không tập trung, hoa thường nở 7-9 giờ sáng, đến trưa bắt đầu héo. Đợt hoa đầu tiên quan trọng nhất, khả năng nảy mầm cao nhất, mang đầy đủ đặc tính tốt của giống. Ở các lứa quả sau dạng quả bé, ngắn, hạt bị lép. Thời điểm hoa rộ cũng là lúc vi khuẩn nốt sần hoạt động mạnh nhất và hệ số diện tích lá đạt gần tối đa.

Chính vì vậy, chúng tôi đã tập trung phân tích ảnh hưởng của lượng vôi bón đến diện tích lá giai đoạn ra hoa rộ. Kết quả trình bày trong bảng 4.8 cho thấy bón 300 kg/ha CaO và 100 - 300 kg/ha vỏ trứng có diện tích lá dao động từ 14,33 - 15,15 dm2/cây, cao hơn hẳn so với đối chứng (không bón vôi) ở mức ý nghĩa α = 0,05. Bón 500 kg/ha bột vỏ trứng cũng cho diện tích lá đạt 14,22 dm2/cây cao hơn đối chứng (13,87 dm2/cây) nhưng sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê.

Các nghiên cứu trước chỉ ra rằng tốc độ hình thành lá kép trên cây đậu xanh tùy thuộc vào giống, thời vụ gieo trồng và kỹ thuật canh tác. Trên các giống đậu xanh ra hoa không tập trung, số lượng lá kép và độ bền của lá trong giai đoạn thu quả lần 1 có tương quan với số quả và năng suất hạt trong các đợt thu kế tiếp. Như vậy cơ sở làm tăng sản lượng cho đậu xanh ở các lứa hái muộn là giữ ổn định diện tích lá và duy trì khả năng quang hợp tốt của cây trong thời gian thu hoạch. Do đó với các giống ra hoa không tập trung cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật như phun phân bón qua lá, phòng trừ sâu bệnh, tưới nước bổ sung trong điều kiện bất thuận cho cây sau mỗi đợt thu quả... để kéo dài tuổi thọ của bộ lá trên cây đậu xanh trong thời gian thu hoạch là tiền đề làm tăng năng suất cho đậu xanh (Vũ Ngọc Thắng & cs., 2019). Như vậy, bón vôi hữu cơ làm từ vỏ trứng đã cung cấp vi lượng, các axit amin cho cây giúp phát triển và duy bộ lá tốt hơn so với đối chứng không bón. Trong đó bón 300 kg/ha vôi hữu cơ từ vỏ trứng có tác dụng tốt nhất đến phát triển diện tích lá ở cây đậu xanh ĐX14 trồng vụ đông.

4.2.5. Ảnh hưởng của lượng vôi bón đến hàm lượng diệp lục

Bảng 4.9. Ảnh hưởng của lượng vôi bón đến chỉ số hàm lượng diệp lục (SPAD) của đậu xanh ĐX14

Lượng vôi Bắt đầu

ra hoa SE Ra hoa rộ SE Thu quả lần 1 SE ĐC 47,75 0,22a 51,51 0,10a 51,03 0,32a 500 CaO 48,33 0,09bc 52,18 0,15a 53,04 0,14b 100g Vỏ trứng 47,98 0,11ab 52,18 0,11a 52,95 0,20b 300g Vỏ trứng 48,72 0,16c 54,73 0,29c 54,24 0,29c 500g Vỏ trứng 47,79 0,17a 53,59 0,39b 52,63 0,31b

Ghi chú: Số liệu được phân tích ANOVA theo phương pháp Duncan’s Multiple Range Test. Giá trị được trình bày là giá trị trung bình (mean) với số mẫu (n) = 10; sai số chuẩn SE (standard error) được trình bày phía bên phải của mỗi cột; các giá trị trong cùng cột có số mũ khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa

Kết quả về chỉ số SPAD trình bày trong bảng 4.9 cho thấy chỉ số SPAD tăng dần từ giai đoạn bắt đầu ra hoa và gần như đạt cao nhất ở giai đoạn ra hoa rộ. Ở giai đoạn bắt đầu ra hoa, công thức bón 300 kg/ha CaO và vôi hữu cơ đã cho chỉ số SPAD cao hơn hẳn công thức đối chứng (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê). Ở giai đoạn ra hoa rộ, chỉ có 2 công thức bón 300 và 500 kg/ha vôi hữu cơ cho chỉ số SPAD cao hơn công thức đối chứng có ý nghĩa thống kê với α = 0,05. Đến giai đoạn thu quả lần 1, tất cả các công thức bón vôi đều cho chỉ số SPAD cao hơn công thức đối chứng (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với α = 0,05).

Như vậy, bón vôi hữu cơ làm từ vỏ trứng đã cung cấp vi lượng, các axit amin cho cây giúp phát triển và duy bộ lá tốt hơn so với đối chứng không bón. Trong đó bón 300 kg/ha vôi hữu cơ từ vỏ trứng có tác dụng tốt nhất đến phát triển diện tích lá và hàm lượng diệp lục của lá ở cây đậu xanh ĐX14 trồng vụ đông.

4.2.5. Ảnh hưởng của lượng vôi bón đến số cành và đường kính thân

* Tổng số cành cấp 1:

Thân chính cây đậu xanh có nhiều lóng và đốt (trung bình có khoảng từ 7 - 15 đốt/cây). Trên cây đậu xanh, các đốt gần mặt đất thường phát sinh cành cấp 1, các đốt phía trên thường hình thành các trục hoa. Trên cây đậu xanh số cành/thân chính biến động khá lớn tùy thuộc vào giống và điều kiện kỹ thuật canh tác. Vì vậy, chúng tôi đã xem xét ảnh hưởng của lượng vôi bón đến khả năng phân cành của giống đậu xanh ĐX14 trong điều kiện vụ đông.

Chỉ tiêu về số cành cấp 1, cấp 2 ở bảng 10 cho thấy mặc dù có sự sai khác nhưng không có ý nghĩa thống kê (α = 0,05) giữa các công thức có bón vôi có hàm lượng khác nhau và với đối chứng không bón vôi. Như vậy, chỉ tiêu số cành là một đặc trưng của giống và ít bị ảnh hưởng của điều kiện chăm sóc nên bón CaO hoặc bột vỏ trứng đã không tác động có ý nghĩa đến khả năng phân cành.

* Đường kính thân:

Kết quả nghiên cứu cho thấy, đường kính thân ở các công thức dao động từ 7,9 -8,7mm. Trong đó thấp nhất ở công thức đối chứng không bón vôi (Bảng 2). Tuy nhiên, giữa các công thức đối chứng, bón 300 kg/ha CaO, 100 và 500 kg/ha vôi hữu cơ mặc dù có sự sai khác nhưng không có ý nghĩa thống kê với α = 0,05. Công thức bón 300 kg/ha vôi hữu cơ cho chỉ tiêu đường kính thân cao nhất đạt

8,7mm. Điều này cho thấy, bón vôi đã làm tăng sự đường kính thân và mức độ tăng đường kính thân tăng theo lượng vôi bón (từ 100 - 300 kg/ha). Khi bón vôi hữu cơ đến 500 kg/ha có thể vượt quá mức thích hợp nên đường kính thân lại giảm so với bón 300 kg/ha.

Bảng 4.10. Ảnh hưởng của lượng vôi bón đến đường kính thân và số cành Lượng vôi bón Lượng vôi bón (kg/ha) Đường kính thân (mm) Số cành cấp 1 (cành) Số cành cấp 2 (cành) ĐC 7,9 ± 0,1a 1,2 ± 0,1a 0,5 ± 0,2a 300 CaO 8,3 ± 0,1ab 1,3 ± 0,2a 0,6 ± 0,2a

100 vôi hữu cơ 8,0 ± 0,1a 1,5 ± 0,2a 0,6 ± 0,2a

300 vôi hữu cơ 8,7 ± 0,2b 1,4 ± 0,2a 0,8 ± 0,1a

500 vôi hữu cơ 8,1 ± 0,2a 1,1 ± 0,1a 0,7 ± 0,2a

Ghi chú: Số liệu được phân tích ANOVA theo phương pháp Duncan’s Multiple Range Test. Giá trị được trình bày là giá trị trung bình (mean) với số mẫu (n) = 10; sai số chuẩn SE (standard error) được trình bày phía bên phải của mỗi cột; các giá trị trong cùng cột có số mũ khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa

với α=0,05

Kết hợp kết quả này với kết quả đã trình bày ở các phần trên cho thấy, bón bột vỏ trứng đã có tác động tích cực đến sinh trưởng của thân cây đậu xanh ĐX14 trồng vụ đông; khi bón bột vỏ trứng ở 300 kg/ha đã làm tăng đường kính thân so với không bón và bón vôi thường (CaO) qua đó có thể làm cây cứng hơn. Điều này có thể trong bột vỏ trứng có chứa nhiều vi lượng và axit amin cần thiết cho sự sinh trưởng của cây.

4.2.6. Khả năng tích lũy chất khô của giống đậu xanh ĐX14

Khả năng tích lũy chất khô của cây đậu xanh phụ thuộc vào diện tích lá và khả năng quang hợp của cây. Năng suất hạt và sự tích lũy chất khô có mối tương quan chặt chẽ với nhau. Lượng chất khô tích lũy phụ thuộc vào đặc tính của giống và điệu kiện ngoại cảnh. Thời kì quả mẩy là thời kì mà lượng tích lũy chất khô tăng lên và đạt cực đại.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng lượng vôi bón đến khả năng tích lũy chất khô của giống đậu xanh ĐX14 được trình bày ở bảng 4.11.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: khối lượng trung bình toàn cây tươi, khối lượng trung bình toàn cây khô ở các công thức bón vôi đều cao hơn công thức đối chứng ở các giai đoạn sinh trưởng.

27,4 - 38,8 g/cây. Sự sai khác về khối lượng tươi của các công thức bón vôi so với đối chứng có ý nghĩa thống kê. Ở giai đoạn ra hoa rộ, khối lượng tươi ở các công thức dao động từ 35,4 - 45,4 g/cây. Sự sai khác về khối lượng tươi của các công thức bón vôi so với đối chứng có ý nghĩa thống kê. Trong đó, công thức có khối lượng tươi cao nhất là bón 300 kg/ha vôi hữu cơ. Ở giai đoạn thu quả lần 1, khối lượng tươi ở các công thức dao động từ 36,24 - 55,9 g/cây. Sự sai khác về khối lượng tươi của các công thức bón vôi so với đối chứng có ý nghĩa thống kê. Trong đó, công thức có khối lượng tươi cao nhất là bón 300 kg/ha vôi hữu cơ, với sự sai khác so với các công thức khác có ý nghĩa thống kê (α = 0,05).

Về khối lượng khô của cây, kết quả cũng cho thấy các công thức bón vôi có khối lượng khô cao hơn hẳn đối chứng không bón. Đặc biệt ở giai đoạn thu quả lần 1, kết quả ở đã cho thấy bón vôi từ 300 - 500 kg/ha đã làm tăng mạnh hàm lượng chất khô (đạt từ 15,3 - 17,7 g/cây) của cây đậu xanh ĐX14 trồng vụ đông so với đối chứng không bón (chỉ đạt 10,5 g/cây) với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức α = 0,05. Bón 100 kg/ha vôi hữu cơ cũng làm tăng khối lượng khô của cây so với đối chứng không bón nhưng sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê. Theo Vũ Ngọc Thắng & cs. (2019), hoạt động của hệ thống lá không chỉ phụ thuộc vào kích thước lá mà còn phụ thuộc vào tốc độ hình thành và sự già hóa của lá. Như vậy, bón vôi hữu cơ đã giúp duy trì diện tích lá và làm tăng khả năng tích lũy chất khô ở nghiên cứu này.

Bảng 4.11. Ảnh hưởng của lượng calcium đến khả năng tích lũy của cây đậu xanh ĐX14 (gam/cây) Lượng vôi bón

(kg/ha)

Giai đoạn bắt đầu ra hoa Giai đoạn ra hoa rộ Giai đoạn thu hoạch lần 1

Khối lượng tươi Khối lượng khô Khối lượng

tươi Khối lượng khô

Khối lượng

tươi Khối lượng khô

ĐC 27.4 ± 1.1a 7.4 ± 0.3a 35.4 ± 1.0a 8.8 ± 0.3a 36.2 ± 2.3a 10.5 ± 0.8a

300 CaO 35.4 ± 1.4bc 9.8 ± 0.3b 38.7 ± 1.1b 11.1 ± 0.4b 48.2 ± 1.7b 15.5 ± 0.6bc

100 vôi hữu cơ 33.6 ± 1.2b 9.8 ± 0.3b 39.9 ± 1.4b 10.8 ± 0.4b 47.4 ± 1.9b 11.1 ± 0.4a

300 vôi hữu cơ 38.7 ± 1.4c 11.0 ± 0.4c 45.4 ± 0.7c 13.1 ± 0.5c 55.9 ± 1.7c 17.7 ± 1.3c

500 vôi hữu cơ 35.8 ± 1.4bc 10.2 ± 0.3bc 39.7 ± 1.4b 10.9 ± 0.4b 47.5 ± 1.3b 15.3 ± 0.6b

Ghi chú: Số liệu được phân tích ANOVA theo phương pháp Duncan’s Multiple Range Test. Giá trị được trình bày là giá trị trung bình (mean) với số mẫu (n) = 10; sai số chuẩn SE (standard error) được trình bày phía bên phải của mỗi cột; các giá trị trong cùng cột có

4.2.7. Ảnh hưởng của lượng calcium đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống đậu xanh ĐX14

Năng suất của cây đậu xanh được hợp thành từ nhiều yếu tố như mật độ cây, số quả trên cây, số hạt trên quả, chiều dài quả, trọng lượng hạt… Trong khi đó các yếu tố cấu thành năng suất lại bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như đặc tính di truyền của giống, điều kiện thâm canh, điều kiện ngoại cảnh, phân bón… Để nâng cao năng suất đậu xanh trước tiên cần có giống tốt, và việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật là rất cần thiết, nhất là cần sử dụng các loại phân bón qua lá để bổ sung các chất vi lượng thường bị thiếu hụt trong đất. Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của lượng vôi bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống đậu xanh ĐX14 trồng trong vụ đông được trình bày ở bảng 4.12.

Về các yếu tố cấu thành năng suất:

Kết quả bảng 4.12 cho thấy, các yếu tố cấu thành năng suất có sự khác nhau giữa các công thức nghiên cứu.

Bảng 4.12. Ảnh hưởng của lượng vôi bón đến các yếu tố cấu thành năng suất của cây đậu xanh ĐX14

Lượng vôi Số quả

(quả/cây) SE Chiều dài quả (cm/quả) SE Số hạt/quả SE P1000 (g) SE ĐC 17.30 0.37a 9.33 0.23a 9.9 0.2a 58.36 0.90a 500 CaO 18.60 0.40b 9.40 0.21a 9.8 0.2a 58.25 0.91a 100g Vỏ trứng 18.10 0.43ab 9.48 0.09a 9.5 0.3a 58.97 0.98a 300g Vỏ trứng 19.70 0.21c 9.68 0.11a 10.3 0.4a 60.22 0.97a 500g Vỏ trứng 18.70 0.37bc 9.46 0.20a 10.1 0.3a 58.14 0.89a

Ghi chú: Số liệu được phân tích ANOVA theo phương pháp Duncan’s Multiple Range Test. Giá trị được trình bày là giá trị trung bình (mean) với số mẫu (n) = 10; sai số chuẩn SE (standard error) được trình bày phía bên phải của mỗi cột; các giá trị trong cùng cột có số mũ khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa

với α=0,05

Kết quả trình bày trong bảng 4.12 cho thấy bón vôi đã làm tăng số quả/cây (đạt 18,6 - 19,7 quả/cây) so với đối chứng không bón vôi (chỉ đạt 17,3 quả/cây) với mức ý nghĩa thống kê α = 0,05. Trong các công thức bón vôi, giữa công thức

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của lạnh đến cây đậu xanh (vigna radiate (l) wilczek) và sử dụng calcium hữu cơ trong canh tác vụ đông (Trang 50 - 122)