Ảnh hưởng của lạnh đến diện tích lá của các giống đậu xanh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của lạnh đến cây đậu xanh (vigna radiate (l) wilczek) và sử dụng calcium hữu cơ trong canh tác vụ đông (Trang 38 - 44)

0.0 2.0 4.0 6.0 8.0 10.0 12.0 14.0 16.0 18.0 Diệ n tí ch lá ( cm2/ câ y)

Khi cây bị lạnh sau 3 ngày, sự tăng trưởng diện tích lá đã bị hạn chế và gàn như không tăng lên (bảng 4.1). Mặc chiều cao giữa các giống đậu xanh có khác nhau, với dao động trong khoảng 14,3 -15,8 cm2/cây nhưng mức độ khác biệt có ý nghĩa thống kê tương tự như khi chưa xử lý lạnh. Kết quả phân tích thống kê đã chỉ ra rằng 7 giống đậu xanh có diện tích lá tương đương nhau (sự sai khác không có ý nghĩa thống kê với α = 0,05) gồm ĐXVN7, ĐXHL10, ĐX11, ĐX16, ĐX17, NBT02 và ĐXVN05. Giống có diện tích lá cao nhất vẫn là giống ĐX14 (15,8 cm2 lá/cây). Tuy nhiên sự sai khác về diện tích lá của giống ĐX14 chỉ có nghĩa ý thống kê khi so với giống ĐX16 và ĐXVN05 với độ tin cậy α = 0,05. Tuy nhiên, giữa giống ĐX14 giống so với các giống còn lại (ngoại trừ ĐX16 và ĐXVN05), sự khác biệt về diện tích lá lại không có ý nghĩa thống kê khi cây bị lạnh 3 ngày ở giai đoạn cây con.

Kết quả về ảnh hưởng của lạnh đến diện tích lá của các cây sau 7 ngày bị lạnh cũng tương tự khi bị lạnh 3 ngày. Giống có diện tích lá cao nhất vẫn là giống ĐX14 (16,2 cm2 lá/cây). Tuy nhiên sự sai khác về diện tích lá của giống ĐX14 chỉ có nghĩa ý thống kê khi so với giống DDX16 và ĐXVN05 với độ tin cậy α = 0,05 và không có ý nghĩa thống kê khi so với các giống còn lại. Ngoài ra, sự sai khác về diện tích lá giữa các giống ĐXVN7, ĐXHL10, ĐX11, ĐX16, ĐX17, NBT02 và ĐXVN05 cũng không có ý nghĩa thống kê khi cây bị lạnh 7 ngày ở giai đoạn cây con.

4.1.3. Ảnh hưởng của lạnh đến hàm lượng diệp lục của các giống đậu xanh

Ở thực vật có 90-95% lượng chất khô tích lũy được là do quang hợp tạo ra. Diệp lục có vai trò rất quan trọng trong quang hợp của cây. Cây có thể hấp thụ ánh sáng qua quang hợp, từ đó tạo thành chất khô và hình thành năng suất. Vì vậy, hàm lượng diệp lục trong lá đậu xanh đặc biệt có ý nghĩa vào giai đoạn ra hoa - làm quả (Vũ Ngọc Thắng& cs., 2019).

Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng của lạnh đến hàm lượng diệp lục đã được nghiên cứu thông qua chỉ số SPAD. Kết quả thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.3. cho thấy, khi chưa bị lạnh chỉ số SPAD của các giống biến động từ 41,94 (giống ĐXVN7) – 42,97 (giống ĐX14). Tuy nhiên, sự sai khác đã không có ý nghĩa thống kê (với α = 0,05) giữa giống ĐXVN7 và ĐXHL10 và giữa các giống còn lại. Giống có SPAD cao nhất là giống ĐX14 chỉ có nghĩa ý thống kê khi so với giống ĐXVN7 và ĐXHL10 với độ tin cậy α = 0,05.

Bảng 4.3. Chỉ số hàm lượng diệp lục (SPAD) của các giống đậu xanh khi bị lạnh Tên

giống

SPAD sau 0 ngày XLL

SPAD sau 3 ngày

XLL SPAD sau 7 ngày XLL

ĐXVN7 41,94 ± 0,05a 41,98 ± 0,05a 41,56 ± 0,05a ĐXHL10 42,06 ± 0,04a 42,10 ± 0,04a 41,68 ± 0,04a ĐX11 43,18 ± 0,06c 43,22 ± 0,06c 42,79 ± 0,06c ĐX14 42,97 ± 0,09bc 43,01 ± 0,09bc 42,58 ± 0,09bc ĐXVN6 42,81 ± 0,09b 42,85 ± 0,09b 42,42 ± 0,08b ĐX17 42,88 ± 0,05bc 42,92 ± 0,05bc 42,49 ± 0,05bc NBT02 42,83 ± 0,08bc 42,87 ± 0,08bc 42,45 ± 0,08bc ĐXVN05 42,86 ± 0,25bc 42,90 ± 0,25bc 42,47 ± 0,25c

Ghi chú: Các chữ viết tắt trong bảng: SPAD = chỉ số diệp lục; XLL = xử lý lạnh. Số liệu được phân tích ANOVA theo phương pháp Duncan’s Multiple Range Test. Giá trị được trình bày là giá trị trung bình (mean) ± SE (standard error) với số mẫu (n) = 15, các giá trị trong cùng cột có số mũ khác nhau thì khác

nhau có ý nghĩa với α=0,05

Hình 4.4. Ảnh hưởng của lạnh đến hàm lượng diệp lục của các giống đậu xanh của các giống đậu xanh

Kết quả thí nghiệm sau 3 ngày gây lạnh nhân tạo cho thấy, chỉ số SPAD của các giống tăng nhẹ và dao động từ 41,98 (giống ĐXVN7) – 43,01 (giống ĐX14). Tuy nhiên, sự sai khác đã không có ý nghĩa thống kê (với α = 0,05) giữa giống ĐXVN7 và ĐXHL10 và giữa các giống còn lại. Giống có SPAD cao nhất là giống ĐX14 chỉ có nghĩa ý thống kê khi so với giống ĐXVN7 và ĐXHL10 với

0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 40.00 45.00 50.00 DXVN7 DXHL10 DX11 DX14 DXVN6 DX17 NBT02 DXVN05 C hỉ số di ệp lục c ủa lá (SP AD )

độ tin cậy α = 0,05. Điều này cho thấy chỉ số SPAD tăng nhẹ có thể do lá bị mất nước, mật độ tế bào trên đơn vị diện tích lá giảm nhẹ nên đã tăng nhẹ hàm lượng diệp lục. Tuy nhiên, mức stress ở nhiệt độ 6°C sau 3 ngày chưa gây giảm hàm lượng diệp lục.

Kết quả thí nghiệm sau 7 ngày gây lạnh nhân tạo cho thấy, chỉ số SPAD của các giống đã bị giảm nhẹ và dao động từ 41,56 (giống ĐXVN7) – 42,79 (giống ĐX11). Tuy nhiên, sự sai khác đã không có ý nghĩa thống kê (với α = 0,05) giữa giống ĐXVN7 và ĐXHL10 và giữa các giống còn lại. Giống có SPAD cao nhất là giống ĐX11 chỉ có nghĩa ý thống kê khi so với giống ĐXVN7 và ĐXHL10 với độ tin cậy α = 0,05. Điều này cho thấy chỉ số SPAD đã bị giảm khi bị stress ở nhiệt độ 6°C sau 7 ngày.

4.1.4. Ảnh hưởng của lạnh đến khả năng tích lũy và tốc độ sinh trưởng tương đối của các giống đậu xanh tương đối của các giống đậu xanh

Bảng 4.4. Khả năng tích lũy và tốc độ sinh trưởng tương đối của các giống đậu xanh qua 7 ngày xử lý lạnh

Tên

giống Khối lượng tươi (g/cây) Khối lượng khô (g/cây) TĐST tương đối (mg/cm2 lá/ngày) ĐXVN7 14,2 ± 0,3a 1,4 ± 0,03a 13,6 ± 0,5a ĐXHL10 16,2 ± 0,2bc 1,6 ± 0,02bc 15,1 ± 0,7b ĐX11 16,4 ± 0,4bc 1,6 ± 0,04bc 14,9 ± 0,5ab ĐX14 17,1 ± 0,5c 1,7 ± 0,05c 15,1 ± 0,5b DX16 15,2 ± 0,6ab 1,5 ± 0,06ab 14,9 ± 0,3ab ĐX17 16,3 ± 0,3bc 1,6 ± 0,03bc 15,4 ± 0,1b NBT02 14,5 ± 0,7a 1,5 ± 0,07a 13,6 ± 0,6a ĐXVN05 15,9 ± 0,3bc 1,6 ± 0,03bc 15,3 ± 0,2b

Ghi chú: Các chữ viết tắt trong bảng: TĐST = tốc độ sinh trưởng. Số liệu được phân tích ANOVA theo phương pháp Duncan’s Multiple Range Test. Giá trị được trình bày là giá trị trung bình (mean) ± SE (standard error) với số mẫu (n) = 15, các giá trị trong cùng cột có số mũ khác nhau thì khác nhau có ý

nghĩa với α=0,05

Kết quả về khả năng tích lũy của các giống đậu xanh cho thấy, sau 7 ngày bị lạnh khối lượng tươi của các giống dao động từ 14,2 g/cây (giống (ĐXVN7) – 17,1 g/cây (giống ĐX14). Sự sai khác đã không có ý nghĩa thống kê (với α = 0,05) giữa giống ĐXVN7, ĐX16 và NBT02 và giữa các giống ĐXHL10, ĐX11, DDX16 và ĐXVN05. Sự sai khác về khối lượng tươi có ý nghĩa thống kê chỉ giữa giống ĐX14 và ĐXVN7 với độ tin cậy α = 0,05.

Kết quả ở bảng 4.4 cũng cho thấy, sau 7 ngày bị lạnh khối lượng khô của các giống dao động từ 1,4 g/cây (giống (ĐXVN7) – 1,7 g/cây (giống ĐX14). Sự

sai khác đã không có ý nghĩa thống kê (với α = 0,05) giữa giống ĐXVN7, ĐX16 và NBT02 và giữa các giống ĐXHL10, ĐX11, ĐX16 và ĐXVN05. Sự sai khác về khối lượng khô chỉ có ý nghĩa thống kê khi so sánh giữa giống ĐX14 và ĐXVN7 với độ tin cậy α = 0,05.

Hình 4.5. Ảnh hưởng của lạnh đến khối lượng tươi, khối lượng khô của các giống đậu xanh

Hình 4.6. Ảnh hưởng của lạnh đến tốc độ sinh trưởng tương đối của các giống đậu xanh 0.0 2.0 4.0 6.0 8.0 10.0 12.0 14.0 16.0 18.0 20.0 DXVN7 DXHL10 DX11 DX14 DXVN6 DX17 NBT02 DXVN05 Khả nă ng tí ch lũy (g /câ y)

Khối lượng tươi (g/cây) Khối lượng khô (g/cây)

0.0 2.0 4.0 6.0 8.0 10.0 12.0 14.0 16.0 18.0 DXVN7 DXHL10 DX11 DX14 DXVN6 DX17 NBT02 DXVN05 Tốc độ si nh trư ởng tương đối (mg /cm2 lá/ng ày )

Kết quả về tốc độ sinh trưởng của cây khi bị lạnh cho thấy, chỉ số này dao động từ

13,6 g/cm2/ngày (giống ĐXVN7 và giống NBT02) đến 15,4 g/cm2/ngày (giống ĐX17).

Mặc dù có sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng giữa các giống trong thời gian xử lý lạnh nhân tạo nhưng sự khác biệt có ý nghĩa thống kê chỉ giữa 2 nhóm giống ĐXHL10, ĐX14, ĐX17 và ĐXVN05 so với nhóm gồm các giống ĐXVN7 và NBT02. Trong nội bộ các giống của 2 nhóm này, sự sai khác về tốc độ sinh trưởng tương đối lại không có ý nghĩa thống kê (với α = 0,05).

Trong nghiên cứu về khả năng chống chịu stress ở thực vật, tốc độ tăng trưởng tương đối (RGR) là một chỉ số rất quan trọng phản ánh chiến lược của thực vật liên quan đến năng suất trong điều kiện môi trường bất thuận. Tốc độ tăng trưởng có thể được so sánh giữa các loài và các cá thể khác nhau. Tốc độ sinh trưởng có liên quan chặt chẽ và phụ thuộc và các thông số khác như khối lượng lá, thân và rễ cũng như diện tích lá. Các thông số cơ bản này liên quan đến phân bổ (phần khối lượng lá, tỷ lệ sinh khối thực vật được phân bổ cho lá), hình thái của lá và các quá trình sinh lý (đặc biệt liên quan chặt chẽ đến tốc độ quang hợp hàng ngày trên mỗi đơn vị diện tích lá). Như vậy, có thể thông qua tốc độ sinh trưởng tương đối để đánh giá khả năng chống chịu của thực vật trong một giai đoạn nhất định (Mark Rees& cs., 2010).

Như vậy, qua kết quả phân tích về chiều cao, diện tích lá, khả năng tích lũy và tốc độ sinh trưởng của các giống đậu xanh ở giai đoạn cây con có thể phân thành 3 nhóm đậu xanh theo khả năng chống chịu nhiệt độ thấp giảm dần như sau: Nhóm I bao gồm 4 giống ĐXHL10, ĐX14, ĐX17 và ĐXVN05; Nhóm II bao gồm 2 giống, ĐX11, ĐX16; Nhóm III bao gồm 2 giống ĐXVN7 và NBT02.

4.2. ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG CALCIUM HỮU CƠ ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÂY ĐẬU XANH ĐX14 TRONG VỤ ĐÔNG NĂM 2019

4.2.1. Ảnh hưởng của lượng vôi bón đến các giai đoạn sinh trưởng của cây đậu xanh đậu xanh

Thời gian sinh trưởng có vai trò rất quan trọng kéo dài từ khi mọc đến khi cây trồng kết thúc chu kỳ sống. Thời gian sinh trưởng ở từng giai đoạn dao động khác nhau ở từng loại cây trồng và phụ thuộc vào điều kiện môi trường cũng như chế độ chăm sóc. Trong nghiên cứu này, thời gian sinh trưởng của giống đậu xanh ĐX14 trồng vụ thu đông 2019 được theo dõi ở các giai đoạn từ gieo - mọc, gieo - ra hoa, gieo - thu lần 1, gieo - lần thu cuối cùng. Kết quả về sự ảnh hưởng của lượng vôi bón đến sự biến động thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng được trình bày tại bảng 4.5.

Bảng 4.5. Ảnh hưởng của lượng vôi bón đến các giai đoạn sinh trưởng của giống đậu xanh ĐX14

Lượng vôi bón (kg/ha)

Thời gian sinh trưởng (Từ khi gieo đến ... ngày)

Mọc Bắt đầu ra hoa Thu quả lần 1 Kết thúc thu

ĐC 6,7 ± 0,2a 33,0 ± 0,2a 57,0 ± 0,2a 69,0 ± 0,2a

300 CaO 6,7 ± 0,2a 35,2 ± 0,3b 56,8 ± 0,2a 68,8 ± 0,3a

100 vôi hữu cơ 6,7 ± 0,2a 35,3 ± 0,3bc 56,9 ± 0,2a 69,3 ± 0,3a

300 vôi hữu cơ 6,7 ± 0,2a 36,4 ± 0,3c 57,0 ± 0,2a 68,8 ± 0,2a

500 vôi hữu cơ 6,7 ± 0,2a 35,0 ± 0,3b 57,1 ± 0,2a 69,1 ± 0,2a

Ghi chú: Số liệu được phân tích ANOVA theo phương pháp Duncan’s Multiple Range Test. Giá trị được trình bày là giá trị trung bình (mean) ± SE (standard error) với số mẫu (n) = 10, các giá trị trong cùng

cột có số mũ khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa với α=0,05

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của lạnh đến cây đậu xanh (vigna radiate (l) wilczek) và sử dụng calcium hữu cơ trong canh tác vụ đông (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)