Nghiên cứu sử dụng bột vỏ trứng trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của lạnh đến cây đậu xanh (vigna radiate (l) wilczek) và sử dụng calcium hữu cơ trong canh tác vụ đông (Trang 27 - 29)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.5. Nghiên cứu sử dụng bột vỏ trứng trong nông nghiệp

Nghiên cứu sử dụng bột vỏ trứng như nguồn calcium hữu cơ đã được thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới. Công bố của Madhavi Gaonkar & Chakraborty AP (2016) cho thấy vỏ trứng gà có lượng canxi phong phú và canxi này có thể được sử dụng rất hiệu quả khi được sử dụng làm phân bón. Đây là chât cả tạo đất hiệu quả, có thể sử dụng để điều chỉnh độ pH và làm tăng calcium trong đất. Bột vỏ trứng rất có lợi để phòng bệnh có nguồn gốc trong đất cho cây trồng như cà chua, dâu tây…

Nghiên cứu của Sang Soo Lee & cs. (2013) đã đánh giá khả năng cải thiện tính chất hóa lý và độ phì của đất thông qua bổ sung bã ép hạt cây cải dầu và bột vỏ trứng đã được thực hiện. Các công thức bón bột vỏ trứng bao gồm 0, 1, 3 và 5% đã được bón một lần cho 7,0 kg đất trong mỗi chậu kết hợp với bã ép hạt cải hoặc phân bón N, P và K thông thường. Tám cây mạ (Oriza sativa L. cv.

Ilmibyeo) 40 ngày sau khi gieo đã được cấy vào mỗi chậu. Hàm lượng tổng số (T- totall) của Carbon (TC) và N (TN) và chất hữu cơ (OM) đã tăng đáng kể trong đất được xử lý bằng bã ép hạt cải dầu so với phân bón N, P và K. Với việc bổ sung vỏ trứng chứa ∼92% CaCO3, đã làm độ pH của đất tăng đáng kể đã được quan sát thấy trong đất được xử lý bằng bã ép hạt cải và phân bón N, P và K, so với đất chưa được xử lý. Hoạt động của các enzyme-glucosidase, urease và arylsulfatase cao hơn trong đất được xử lý với bã ép hạt cải dầu so với đất được xử lý bằng phân bón N, P và K. Vỏ trứng bổ sung ở mức 1, 3 và 5% vào đất được xử lý bằng bã ép hạt cải làm tăng hoạt động enzyme chủ yếu do khoáng hóa N, trong khi không thấy sự thay đổi trong hoạt động của enzyme trong đất được xử lý bằng phân NPK. Việc sử dụng kết hợp của bã ép hạt cải và vỏ trứng có thể cải thiện môi trường đất theo hướng có lợi.

Trong nông nghiệp, những vùng đất nhiễm kim loại nặng ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe con người. Các vật liệu hữu cơ có nguồn gốc từ các chất tự nhiên hoặc chất thải như vỏ trứng đã được nghiên cứu sử dụng bón cho đất để làm giảm tính di động của các chất gây ô nhiễm như kim loại nặng. Nghiên cứu của Yaser A. Almaroai & cs. (2014) đã được thực hiện thông qua bón bột xương bò (CB), than sinh học (BC) và bột vỏ trứng (ES) để giảm mức độ hấp thu Pb trong đất. Các tác giả đã phân tích hiệu quả của việc bổ sung CB, BC và ES như các chất cố định mức độ hấp thu Pb ở chồi cây ngô. Trong đó liều lượng CB, BC và ES ở mức 5% (w/w) được trộn với đất và sau đó nước khử ion và nước muối chì được tưới trong 21 ngày. Với tưới nước khử ion, đất được xử lý bằng CB, BC và ES thể hiện độ pH cao hơn khi so sánh với tưới nước nhiễm chì. Ở nước nhiễm chì, độ dẫn điện, anion tan trong nước và cation tăng đáng kể trong đất được xử lý bằng CB, BC và ES. Pb tan trong nước trong đất được xử lý bằng CB, BC và ES đã giảm đáng kể khi tưới nước chứa chì.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của lạnh đến cây đậu xanh (vigna radiate (l) wilczek) và sử dụng calcium hữu cơ trong canh tác vụ đông (Trang 27 - 29)