Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của lạnh đến cây đậu xanh (vigna radiate (l) wilczek) và sử dụng calcium hữu cơ trong canh tác vụ đông (Trang 30 - 35)

Phần 3 Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.4. Phương pháp nghiên cứu

Đánh giá ảnh hưởng của lạnh đến sinh trưởng và sinh lý của đậu xanh ở điều kiện lạnh nhân tạo

*Thí nghiệm 1

Nghiên cứu ảnh hưởng của lạnh nhân tạo của một số giống đậu xanh ở giai đoạn cây con của một số giống đậu xanh

- Chuẩn bị giá thể: Đất phù sa được phơi khô, sàng kỹ. Sau đó được trộn cùng xơ dừa ủ mục với tỉ lệ 1:2 cùng với lượng phân bón lót (Bảng 2.2) và được đưa vào chậu. Khối lượng giá thể 0,7 kg/chậu.

- Trồng cây vào chậu: Hạt được ngâm với nước 30 °C trong 2 giờ và được ủ ở nhiệt độ phòng (25 °C) cho tới khi nứt nanh. Sau đó hạt được gieo vào các chậu chứa giá thể đã chuẩn bị, mật độ 6 hạt/chậu. Lấp đất phủ kín và giữ ẩm thường xuyên. Số chậu lặp lại/giống là 3 chậu (3 lần lặp lại). Khi cây được 3 lá, tỉa bớt chỉ để lại 3 cây/chậu.

Bảng 3.2. Liều lượng phân cho thí nghiệm nghiên cứu phản ứng của đậu xanh trong điều kiện lạnh nhân tạo

Loại phân Tổng số phân bón (g/chậu)

Phân hữu cơ vi sinh 30

Vôi bột 2

Super lân 1

Kali sulphate 1

U-rê 1

- Xử lý lạnh: Khi cây được 3-5 lá thật chuyển các cây vào điều kiện lạnh nhân tạo ở 5-7°C trong 7 ngày.

3.4.2. Nội dung 2

Nghiên cứu sử dụng calcium hữu cơ cho canh tác đậu xanh ở vụ đông.

*Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng calcium hữu cơ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của đậu xanh ĐX14 trồng vụ đông năm 2019.

- Thí nghiệm được bố trí trên đồng ruộng tại Khoa Nông học, HVNN Việt Nam. Diện tích ô thí nghiệm là 5 m2 (5 m × 1 m).

Có 5 công thức bón calcium hữu cơ:

+ CT1: Đối chứng không bón calcium hữu cơ hoặc vôi bột + CT2: Bón 300 kg/ha vôi bột (CaO) + CT3: Bón 100 kg/ha calcium hữu cơ

+ CT4: Bón 300 kg/ha calcium hữu cơ + CT5: Bón 500 kg/ha calcium hữu cơ.

Biện pháp kỹ thuật

- Nền phân bón: 40 kg N + 60 kg P2O5 +40 kg K2O kg trên 1ha

- Cách bón: Bón lót toàn bộ vôi hoặc bột vỏ trứng (vôi hữu cơ) + Lân, Đạm, Kali trước khi gieo

- Cách gieo: Làm đất, lên luống theo ô thí nghiệm. Khoảng cách hàng cách hàng, cây cách cây là 50×20 cm. Gieo 4-5 hạt/ hốc, sau khi mọc tỉa để lại 2 cây/hốc

- Mật độ gieo: 30 cây/m2

3.3.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm

Các thí nghiệm được bố trí kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (Complete randomized design, CRD), 3 lần nhắc lại.

3.4.4. Các chỉ tiêu theo dõi

- Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng

+ Thời gian từ gieo đến mọc: tính từ khi gieo đến 50% cây mọc khỏi mặt đất và xuất hiện 2 lá mầm

+ Thời gian từ gieo đến ra hoa: là số ngày từ khi gieo đến khi có 50% số cây có ít nhất một hoa

+ Thời gian sinh trưởng: là số ngày từ khi gieo đến khi thu hoạch. - Các chỉ tiêu sinh trưởng

+ Chiều cao thân chính: Đo từ đốt lá mầm đến đỉnh sinh trưởng của thân chính của 10 cây mẫu/ô

+ Số cành cấp 1: Đếm số cành mọc từ thân chính của 10 cây mẫu/ô ở thời kỳ thu hoạch

+ Số lá: Đếm số lá trên thân chính trước khi thu hoạch, đếm 10 cây mẫu/ô + Khối lượng tươi toàn cây (g/cây): khi bắt đầu hình thành quả và khi quả mẩy, đo 10 cây mẫu/ô

+ Khối lượng khô toàn cây (g/cây): khi bắt đầu hình thành quả và khi quả mẩy, đo 10 cây mẫu/ô.

- Các chỉ tiêu sinh lí

+ Diện tích lá: Chọn ngẫu nhiên 5 cây mẫu/ô, rồi đo diện tích lá bằng phương pháp cân trực tiếp. Đo khi bắt đầu hình thành quả và khi quả mẩy, đo 10 cây mẫu/ô

+ Chỉ số SPAD: Đo khi bắt đầu hình thành quả và khi quả mẩy, đo 10 cây mẫu/ô.

- Các chỉ tiêu năng suất và yếu tố cấu thành năng suất

+ Đếm số chùm quả/cây: Đếm 10 cây mẫu/ô, tính trung bình 1 cây + Số quả/cây: Đếm tổng số quả của 10 cây mẫu, tính trung bình 1 cây + Chiều dài quả: Đo 10 quả đại diện cho giống trên 1 ô thí nghiệm

+ Số hạt/quả: Đếm tổng số quả của 10 cây mẫu/ô, tính trung bình 1 cây + Khối lượng 1000 hạt (g): Trộn đều hạt của 3 lần lần nhắc lại của từng giống hoặc công thức, lấy ngẫu nhiên 3 mẫu ở độ ẩm 12%, cân khối lượng và tính giá trị trung bình

+ Năng suất cá thể: số g hạt/cây

+ Năng suất lý thuyết (tấn/ha): Năng suất cá thể (g hạt/cây) × mật độ (cây/ha)

+ Năng suất thực thu (tấn/ha): Là năng suất hạt khô ở độ ẩm 12% thu được của từng ô kể cả cây mẫu, quy ra năng suất trên 1 ha.

- Khả năng chống đổ và chống chịu sâu bệnh

+ Tính chống đổ: Đánh giá trước thu hoạch. Đếm số cây đổ, tỷ lệ % đánh giá theo thang điểm 1 - 5:

Điểm 0: Không đổ (hầu hết các cây đều không bị đổ rạp) Điểm 2: Đổ nhẹ (≤ 25% số cây bị đổ rạp)

Điểm 3: Đổ trung bình (25 - 50% số cây bị đổ rạp) Điểm 4: Đổ nặng (51 - 75% số cây bị đổ rạp) Điểm 5: Đổ rất nặng (> 75% số cây bị đổ rạp).

+ Mức độ nhiễm sâu bệnh hại: Được đánh giá theo QCVN 01- 62, 2011- BNNPTNT.

- Sâu cuốn lá: Điều tra trước khi thu hoạch ít nhất 10 cây đại diện theo phương pháp 5 điểm chéo góc.

Tỷ lệ lá bị hại (%) = Số lá bị cuốn/tổng số lá điều tra.

Sâu đục quả: Điều tra trước khi thu hoạch ít nhất 10 cây đại diện theo phương pháp 5 điểm chéo góc.

Tỷ lệ quả bị hại (%) = Số quả bị hại/tổng số quả điều tra.

- Bệnh đốm nâu: Điều tra trước khi thu hoạch ít nhất 10 cây đại diện theo phương pháp 5 điểm chéo góc.

Điểm 1: Rất nhẹ (<1% diện tích lá bị hại) Điểm 3: Nhẹ (1% đến 5% diện tích lá bị hại)

Điểm 7: Nặng (>25% - 50% diện tích lá bị hại) Điểm 9: Rất nặng (>50% diện tích lá bị hại)

- Bệnh phấn trắng: Điều tra khi xuất hiện bệnh ít nhất 10 cây đại diện theo phương pháp 5 điểm chéo góc.

Điểm 1: Không nhiễm (<5% số cây có vết bệnh) Điểm 2: Nhiễm nhẹ ( 6 - 25% số cây có vết bệnh)

Điểm 3: Nhiễm trung bình ( 26 4- 50% số cây có vết bệnh) Điểm 4: Nhiễm nặng ( 51 - 75% số cây có vết bệnh)

Điểm 5: Nhiễm rất nặng (>76% số cây có vết bệnh)

3.4.5. Phương pháp xử lý thống kê

Xử lý số liệu theo chương trình Microsoft Excel 2019 và phân tích phương sai theo phương pháp ANOVA bằng chương trình SPSS verson 16.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của lạnh đến cây đậu xanh (vigna radiate (l) wilczek) và sử dụng calcium hữu cơ trong canh tác vụ đông (Trang 30 - 35)