Ảnh hưởng của bột vỏ trứng đến số lá của đậu xanh ĐX14

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của lạnh đến cây đậu xanh (vigna radiate (l) wilczek) và sử dụng calcium hữu cơ trong canh tác vụ đông (Trang 49 - 51)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Ảnh hưởng của lượng vôi bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất

4.2.3. Ảnh hưởng của bột vỏ trứng đến số lá của đậu xanh ĐX14

Tốc độ hình thành lá kép trên cây đậu xanh tùy thuộc vào giống, thời vụ gieo trồng và kỹ thuật canh tác. Trên các giống đậu xanh ra hoa không tập trung, số lượng lá kép và độ bền của lá trong giai đoạn thu quả lần 1 có tương quan với số quả và năng suất hạt trong các đợt thu kế tiếp. Như vậy cơ sở làm tăng sản lượng cho đậu xanh ở các lứa hái muộn là giữ ổn định diện tích lá và duy trì khả năng quang hợp tốt của cây trong thời gian thu hoạch. Do đó với các giống ra hoa không tập trung cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật như phun phân bón qua lá, phòng trừ sâu bệnh, tưới nước bổ sung trong điều kiện khô hạn cho cây sau mỗi đợt thu quả... để kéo dài tuổi thọ của bộ lá trên cây đậu xanh trong thời gian thu hoạch là tiền đề làm tăng năng suất cho đậu xanh (Vũ Ngọc Thắng & cs., 2019). Vì vậy, chúng tôi đã đánh giá ảnh hưởng của lượng vôi bón đến sự hình thành lá của giống đậu xanh ĐX14 trồng trong vụ đông. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Ảnh hưởng của lượng vôi bón đến số lá của giống đậu xanh ĐX14 Lượng vôi bón Lượng vôi bón

(kg/ha) Bắt đầu ra hoa Ra hoa rộ Thu quả lần 1

ĐC 5,9 ± 0,2a 12,8 ± 0,2a 7,6 ± 0,2a

300 CaO 6,3 ± 0,2ab 13,8 ± 0,2b 8,1 ± 0,1a

100 vôi hữu cơ 6,2 ± 0,1ab 13,5 ± 0,3ab 7,7 ± 0,2a

300 vôi hữu cơ 6,9 ± 0,2c 14,0 ± 0,3b 7,9 ± 0,3a

500 vôi hữu cơ 6,6 ± 0,2bc 13,5 ± 0,2ab 8,1 ± 0,2a

Ghi chú: Số liệu được phân tích ANOVA theo phương pháp Duncan’s Multiple Range Test. Giá trị được trình bày là giá trị trung bình (mean) với số mẫu (n) = 10; sai số chuẩn SE (standard error) được trình bày phía bên

phải của mỗi cột; các giá trị trong cùng cột có số mũ khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa với α=0,05

Hình 4.11. Tán lá của cây đậu xanh giống ĐX14 thời kỳ ra hoa

Kết quả ở bảng 4.7. cho thấy: qua các giai đoạn sinh trưởng phát triển số lá của giống đậu xanh ĐX14 ở các công thức đều biến động tăng dần và đạt cao nhất ở giai đoạn thu hoạch quả lần 1. Trong từng giai đoạn: bắt đầu hoa, hoa rộ, thu hoạch lần 1, các công thức bón vôi đều có số lá cao hơn so với công thức đối chứng.

Ở giai đoạn bắt đầu ra hoa, số lá trên thân chính ở các công thức không có sự khác biệt. Tuy nhiên, chỉ có công thức bón 300 kg/ha vôi hữu cơ là có số lá đạt cao nhất (6,9 lá/cây) cao hơn 3 công thức là đối chứng, 300 kg/ha CaO và 100 kg/ha vôi hữu cơ (mức ý nghĩa α = 0,05).

Sang giai đoạn hoa rộ, số lá trên thân chính ở hai công bón 300 kg/ha CaO và vôi hữu cơ là cao hơn đối chứng (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với α = 0,05). Đến giai đoạn thu hoạch quả lần 1 tổng số lá trên thân ở các công thức mặc dù có sự khác biệt nhưng lại không có ý nghĩa thống kê.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của lạnh đến cây đậu xanh (vigna radiate (l) wilczek) và sử dụng calcium hữu cơ trong canh tác vụ đông (Trang 49 - 51)