Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ sinh học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường không khí và đề xuất phương án xử lý trong nhà máy sản xuất phân bón tại KCN phú thành, xã phú thành, huyện thủy, tỉnh hòa bình​ (Trang 77 - 103)

Xe xúc lật đảo trộn hỗn hợp

Sàng loại bỏ tạp chất

Xe xúc vận chuyển mùn lên phễu chứa qua băng tải Đưa vào máy nghiền đập mịn

Xác định hỗn hợp: lượng mùn hữu cơ + phụ gia cho một mẻ đảo trộn

Đảo trộn trên máy hỗn hợp

Băng tải vận chuyển sản phẩm

Phễu thu và chứa sản phẩm vào bao

Đóng bao – Nhập kho

Tiêu thụ

Kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm

Bổ sung NPK (nếu đóng phân NPK khoáng đa, trung lượng

trộn hữu cơ) +Nước Ủ hỗn hợp mùn hữu cơ + mùn bã mía, cây thanh hao, mùn đất

67

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Thuyết minh công nghệ

Bước 1: Ủ mùn bã mía, cây thanh hao.

- Mùn hữu cơ sau phân loại, tinh chế được đưa qua nhà ủ lên men, quây thành từng đống với khối lượng 50-70 tấn. Dùng xe bơm phun men vi sinh vào đống ủ sau đó xe xúc lật đảo trộn đều 2 đến 3 lần hỗn hợp đống ủ trên để đảm bảo độ ẩm và chất lượng phân thời gian ủ khoảng 10-15 ngày.

- Kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm thường xuyên trong đống ủ, khi nhiệt độ cao (trên 60o C) và độ ẩm < 35% thì phải tiến hành đảo trộn đống ủ và bổ sung độ ẩm.

Bước 2: Tinh chế mùn ủ: Khi hỗn hợp đống ủ đã đạt yêu cầu về thời gian và chất lượng lên men tiến hành tinh chế loại bỏ các tạp chất vô cơ bằng máy sàng để đảm bảo chất lượng phân bón trong quá trình sử dụng, công đoạn tinh chế rất cần thiết để nâng cao chất lượng phân bón của doanh nghiệp tạo uy tín đối với khách hàng.

Bước 3: Vận chuyển mùn sau tinh chế về bộ phận nghiền và đóng bao Bước 4: Xác định khối lượng mỗi mẻ đảo trộn

Bước 5: Bổ xung phụ gia, độ ẩm và các chất dinh dưỡng khác Bước 6: Đưa hỗn hợp phân bón vào máy đảo trộn

Bước 7: Vận chuyển mùn từ máy khuấy đến máy đóng bao

- Sau khi máy khuấy đã trộn đều mùn và phụ gia, cửa xả sẽ mở ra và phân được vận chuyển từ máy khuấy đến máy đóng bao qua băng tải.

Bước 8: Đóng bao, khâu bao thành phẩm, vận chuyển bao vào kho, xếp kho chờ đem đi tiêu thụ

 Sản xuất phân bón tổng hợp NPK khoáng đa, trung lượng trộn hữu cơ dạng bột và viên nén.

68

Quy trình công nghệ, đóng bao phân NPK hữu cơ Chuẩn bị nguyên liệu hữu cơ:

Bước 1: Chuẩn bị đủ lượng phân nền hữu cơ sau nghiền sàng (căn cứ vào kế hoạch sẩn xuất).

Bước 2: Chuẩn bị đủ lượng Ure, Lân, Kali cho kế hoạch sản xuất (căn cứ cào công thức phân bón định sản xuất)

Bước 3: Định lượng nguyên liệu trên thiết bị (N, P, K và mùn hữu cơ) Bước 4: Phối trộn hỗn hợp phân bón trên thiết bị trộn tang quay dạng hình trống

Bước 5: Bổ sung ẩm có phụ gia kết dính hữu cơ trộn đều

Bước 6: Đưa vào thiết bị ép viên trục đứng có khuân dạng viên thỏi trụ Bước 7: Định lượng và đóng bao sản phẩm

Bước 8: Hoàn thiện bao sản phẩm 25, 50kg chuyển vào kho chứa bằng thiết bị máy nặng hàng đưa vào kho chứa và được xếp ngay ngắn, chiều cao có thể từ 6-8 bao, chiều dài phụ thuộc vào kho chứa sản phẩm, phải đánh số lô sản

Hình 3. 3. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất phân bón NPK khoáng đa, trung lượng trộn hữu cơ dạng bột và viên nén

NPK đa, trung lượng Nguyên liệu hữu cơ đã ủ trộn

Phân tổng hợp

Ép viên Ép bột

Sản phẩm dạng bột

69

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

xuất trước và sau để tiện cho việc theo dõi xuất và nhập kho.

Nguồn cung cấp nguyên, nhiên liệu và thiết bị công nghệ của Nhà máy

Bảng 3.11. Nguyên liệu, hóa chất sử dụng cho quá trình sản xuất

(Nguồn: Công ty cổ phần vệ sinh môi trường đô thị Hà Nội)

STT Tên nguyên liệu Đơn vị Số lượng/

năm

I Nguyên liệu chính

1

Bã thải của nhà máy Miwon Việt Nam: bùn, SA, Humus, Cake AC, Cake DE, Bã sắn, rỉ mật, các loại bã thải thông thường khác

Tấn 2.000

2 Mùn lá cây thanh hao đã qua xử lý, bã

mía... Tấn 12.000

3 Bao bì Cái 40.000

4 Phụ gia dinh dưỡng (Urê, lân, kali) Tấn 2.000

5 Nước bể phốt m3 4.500

II Hóa chất, vật liệu hấp phụ chất thải

1 Javen (Khủ trùng nước thải) Kg/năm 45.625

2 Chế phẩm EM Lít/năm 120

III Nhu cầu nhiên liệu phục vụ sản xuất

1 Dầu DO Tấn/năm 0,4- 0,6

2 Dầu mỡ bôi trơn Tấn/năm 0,1 - 0,12

70

Bảng 3.12. Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất ở Nhà máy

(Nguồn: Công ty cổ phần vệ sinh môi trường và đô thị Hà Nội)

Các máy móc trên nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu sản xuất. Ngoài ra, nhà máy còn đầu tư thêm các máy móc, thiết bị phục vụ cho văn phòng như máy vi tính, điện thoại, máy photo, máy fax, bàn ghế,..

Nhu cầu sử dụng nước:

Nước chủ yếu được cấp cho nhu cầu sản xuất, sinh hoạt, vệ sinh của cán bộ công nhân trong toàn công ty, nước phục vụ để ủ phân, nước phục vụ nhu cầu phòng cháy chữa cháy (khi có sự cố xảy ra).

- Nước cấp cho sản xuất:

+ Nước được dùng cho công đoạn làm ẩm nguyên liệu trước khi vào trong quá trình ủ. Nước cấp cho sản xuất được lấy từ hồ điều hòa trong khuôn viên nhà máy 15m3/ngày.

STT Tên thiết bị, máy móc Xuất xứ Số lượng Tình trạng

1 Máy đóng bao Đài Loan 02 100%

2 Máy nghiền lô (20 tấn/h) Đài Loan 01 100%

3 Máy đập búa văng (15 tấn/h) Đài Loan 01 100%

4 Máy trộn (5 tấn/h) Đài Loan 03 100%

5 Máy sàng rung (10 tấn/h) Đài Loan 01 100%

6 Hệ thống điện Nhật Bản 01 HT 100%

7 Xe xúc lật (loại 3m3 ) Đài Loan 01 100%

8 Xe vận chuyển (loại 24 tấn) Trung Quốc 01 100%

9 Máy ép phân viên Trung Quốc 01 100%

71

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

- Nước tưới cây: với tổng diện tích cây xanh tại nhà máy là 24240,9m2 định mức cấp nước cho tưới cây xanh là 2lít/m2. Như vậy, lượng nước cần sử dụng để tưới cây xanh là 48 m3/ngày, lượng nước này được lấy từ hồ điều hòa .

- Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt

Công ty sử dụng nước phục vụ 18 công nhân viên. (TCXDVN 33:2006 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống & công trình tiêu chuẩn thiết kế thì khu vực thực hiện Dự án có hệ số cấp nước là 100 lít/người.ngày).

Nhu cầu sử dụng điện:

Điện được sử dụng phục vụ cho các dây chuyền sản xuất và nhu cầu sinh hoạt của công nhân viên, chiếu sáng xung quanh. Điện sử dụng cho hoạt động của nhà máy được cung cấp từ lưới điện quốc gia. Công ty sẽ ký hợp đồng cung cấp điện với điện lực huyện Lạc Thủy. Tiêu thụ khoảng 20KW/1 tấn sản phẩm.

Cơ cấu tổ chức của Nhà máy

Công ty cổ phần vệ sinh môi trường đô thị Hà Nội sẽ chịu trách nhiệm các hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy sản xuất phân bón tổng hợp. Đồng thời sẽ tiến hành giám sát các vấn đề môi trường và rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án theo đúng quy định pháp luật. Cơ cấu tổ chức của Công ty như sau:

3.3. Hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí tại nhà máy

Dự án hoạt động sản xuất phân hữu cơ sinh học và phân bón NPK hữu cơ. Dây chuyền sản xuất gồm có các công đoạn sản xuất như ủ, lên men phân vi

Hình 3. 4. Sơ đồ tổ chức của Công ty cổ phần vệ sinh môi trường đô thị Hà Nội

Giám đốc Bộ phận sản xuất Bộ phận kiểm tra chất lượng Bộ phận kinh doanh Bộ phận quản lý download by : skknchat@gmail.com

72

sinh, nghiền và đóng bao thành phẩm. Dây chuyền phân bón NPK hữu cơ gồm các công đoạn nghiền và phối trộn nguyên liệu, ép viên, sàng đóng bao thành phẩm. Ngoài ra quá trình hoạt động của nhà máy còn có hoạt động sinh hoạt của công nhân viên. Các hoạt động làm phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường diễn ra tại nhà máy hiện nay được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.13. Các nguồn gây ô nhiễm không khí chính hiện nay

STT Hoạt động phát sinh Tác nhân, thành phần chất

gây ô nhiễm, gây tác động Phạm vi ô nhiễm

1 Quá trình vận chuyển, bốc dỡ nguyên liệu sản phẩm và các quá trình giao thông khác Bùn đất cuốn từ mặt đất, các khí thải phát sinh ra do đốt nhiên liệu vận hành xe như NOx, SO2, CO2, bụi,

Trong khuôn viên của nhà máy

2 Quá trình phối trộn

nguyên liệu Bụi

Trong khu vực xưởng sản xuất 3 Quá trình ủ hảo khí Các chất ô nhiễm gây mùi gồm:

CH4, NH3, CO, H2S,…

Trong khu vực xưởng sản xuất 4 Quá trình đập mịn,

nghiền sàng, ép viên Bụi, mùi

Trong khu vực xưởng sản xuất

3.3.1. Ô nhiễm Bụi và khí thải từ hoạt động của phương tiện giao thông

Trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ nguyên vật liệu và sản phẩm ra vào nhà máy có phát sinh bụi như sau:

- Phát sinh từ quá trình vận chuyển nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra; - Phát sinh từ hoạt động phương tiện giao thông của công nhân viên làm việc tại Nhà máy.

Quá trình đi lại của các phương tiện giao thông ra vào khu vực Dự án phát sinh bụi. Quá trình này chủ yếu diễn ra vào buổi sáng, buổi trưa và buổi chiều giờ đi làm, giờ tan sở của người dân quanh khu vực dự án. Trong quá trình hoạt động, các phương tiện tham gia giao thông này chủ yếu sử dụng nhiên liệu là xăng, do vậy làm phát sinh một lượng khí thải từ các loại động cơ đốt trong như: NO2, SO2, CO, VOCs,...

73

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

- Phương tiện vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu: Khối lượng nguyên liệu, sản phẩm cần vận chuyển ra vào nhà máy ước tính khoảng 20.000 tấn nguyên liệu + 20.000 tấn sản phẩm/năm = 40.000 tấn/năm. Nhà máy sử dụng loại xe tải 10 tấn, sử dụng nguyên liệu dầu DO, mỗi năm làm 300 ngày như vậy số chuyến xe có trọng tải 10 tấn cần vận chuyển mỗi ngày là 13,3 xe/ngày. - Xe gắn máy cá nhân: Tổng số lượng cán bộ công nhân là 18 người, có khoảng 15 chiếc xe máy, ước tính tổng quãng đường đi của xe trong 1 ngày là khoảng 10 km.

- Xe ô tô cá nhân: Đối tượng sử dụng xe con cá nhân hoặc xe con của công ty để đi làm hầu hết là lãnh đạo doanh nghiệp làm việc giờ hành chính với 3 xe, ước tính tổng quãng đường đi của xe trong 1 ngày là khoảng 20 km

Theo phương pháp đánh giá nhanh có thể tính được lượng bụi phát sinh từ hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm với các giả thiết sau:

Bảng 3.14. Lượng xe ra vào nhà máy

STT Loại xe Số xe Trung bình mỗi xe đi được (km) Mức tiêu thụ (lít/km) Mức tiêu thụ nhiên liệu (l/ngày) 1 Xe gắn máy trên 50cc 15 10 0,03 9,9 2 Xe hơi động cơ < 1.400cc 3 20 0,15 6 3 Xe tải 10 tấn 13 30 0,3 18

Ghi chú: Dầu DO loại 0.05%S có ddầu = 0.8465 kg/lít; dxăng = 0,7kg/lít

Tải lượng khí thải phát sinh trong quá trình hoạt động đối với nguồn phát sinh do các phương tiện giao thông được tham khảo bằng hệ số ô nhiễm khí thải giao thông của tổ chức Y tế thế giới WHO, 1993.

74

Bảng 3.15. Hệ số ô nhiễm do khí thải giao thông

STT Động cơ Hệ số ô nhiễm (kg/tấn nhiên liệu)

Bụi SO2 NO2 CO VOC

1 Xe gắn máy trên 50cc - 20S 8 525 80

2 Xe hơi động cơ < 1.400cc 1,1 20S 23,75 248,3 35,25 3 Xe tải 10 tấn (chạy dầu) 0,76 20S 27,11 169,7 24,09

Nguồn: Tài liệu đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 1993

S- là phần trăm hàm lượng sunfua trong nhiên liệu dầu, S = 0,05%

Dựa vào hệ số ô nhiễm và mức tiêu thụ nhiên liệu của các phương tiện, ta có thể tính được tải lượng ô nhiễm do các phương tiện giao thông phát thải ra môi trường:

Bảng 3.16. Tải lượng ô nhiễm không khí của các phương tiện giao thông

Động cơ Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày)

Bụi SO2 NO2 CO VOC

Xe gắn máy trên 50cc - 0.25 1.2 130 19.8

Xe hơi động cơ < 1.400cc 0.009 0.01 0.2 2.1 0.3 Xe tải 10 tấn chạy dầu 0,006 0.007 0.2 1.29 0.18

Tổng 0.073 0.3 2.35 137 20.8

QĐ 3733/2002/QĐ-BYT 6,0 10 10 40 -

Qua tính toán trên cho thấy, nhìn chung lượng bụi và các chất ô nhiễm phát sinh từ hoạt động của các phương tiện giao thông không lớn, mật độ lưu thông các phương tiện không thường xuyên, không tập trung cùng thời điểm trong ngày. Mặt khác, dự án hoạt động, cơ sở hạ tầng đã hoàn thiện, lượng bụi bị cuốn từ mặt đường lên thấp. Vì vậy tác động ô nhiễm do hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm giai đoạn dự án đi vào hoạt động đến môi trường xung quanh là không đáng kể.

75

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Ngoài ra, đối với nguồn nguyên liệu là cây thanh hao và bã mía có độ ẩm cao khoảng 25%, quá trình vận chuyển được sử dụng xe chuyên dụng được che bạt kín thùng xe nên quá trình vận chuyển không xảy ra quá trình phát tán bụi hay mùi vào môi trường.

3.3.2. Bụi và mùi hôi từ các công đoạn sản xuất phân bón hữu cơ sinh học

Trong quy trình sản xuất phân bón tổng hợp bụi phát sinh chủ yếu tại công đoạn trộn nguyên liệu, nghiền, sàng đóng gói… Tại công đoạn trộn do tác động cơ học vào các nguyên liệu để đảo trộn đều các thành phần của các nguồn nguyên liệu với nhau nên các thành phần này nhỏ mịn dễ dàng bay lên và làm phát sinh ra bụi. Công đoạn nghiền và đóng gói được thực hiện trong hệ thống máy tự động nên cũng hạn chế được việc phát sinh bụi trong quá trình sản xuất. Bụi chỉ gây nên tác động cục bộ, ảnh hưởng chủ yếu đến sức khỏe của công nhân làm việc trực tiếp và thường xuyên tại các xưởng sản xuất.

Theo số liệu giám sát qua các đợt quan trắc cho thấy thì nồng độ bụi tại các công đoạn sản xuất này đều nằm trong giới hạn cho phép theo TCVS 3733:2002/BYT, cụ thể như sau:

Bảng 3.17. Nồng độ bụi tại một số vị trí khu vực sản xuất phân bón hữu cơ sinh học trước khi lắp đặt hệ thống xử lý bụi hữu cơ sinh học trước khi lắp đặt hệ thống xử lý bụi

STT Vị trí Nồng độ bụi

(mg/m3 )

3733:2002/BYT

1 Khu vực trộn nguyên liệu 7,2

8

2 Khu vực nghiền 4,78

3 Khu vực đóng gói 3,92

(Nguồn: kết quả đo tại thời điểm nhà máy đang hoạt động ngày 16 tháng 10 năm 2019)

Tuy nồng độ bụi phát sinh tại các khu vực sản xuất đều nằm trong giới hạn cho phép, nhưng chúng là dạng mịn, có kích thước rất nhỏ có thể xâm nhập dễ dàng vào cơ thể thông qua đường hô hấp. Khi công nhân làm việc lâu

76

dài trong môi trường chứa nhiều bụi có thể dẫn đến bệnh nghề nghiệp như viên đường hô hấp dưới, viêm đường tiêu hóa, viêm ở vùng mắt như áp - xe ổ mắt. Nặng hơn, bệnh nhân có thể bị viêm màng não, viêm tắc tĩnh mạch xoang trong - các mạch máu to ở phía sau hốc mắt và tử vong. Những người có cơ địa dị ứng ở trong môi trường thì mũi sẽ thường xuyên sụt sịt hay những người đang bị các bệnh mãn tính nếu thường xuyên tiếp xúc với bụi sẽ làm bệnh rất khó chữa. Đối với thực vật bụi làm giảm khả năng quang hợp của cây, ảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường không khí và đề xuất phương án xử lý trong nhà máy sản xuất phân bón tại KCN phú thành, xã phú thành, huyện thủy, tỉnh hòa bình​ (Trang 77 - 103)