Thông số kỹ thuật của thiết bị lọc bụi túi vải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường không khí và đề xuất phương án xử lý trong nhà máy sản xuất phân bón tại KCN phú thành, xã phú thành, huyện thủy, tỉnh hòa bình​ (Trang 96)

Vị trí lắp đặt Thông số kỹ thuật

Lắp đặt hệ thống chụp hút tại các công đoạn như: nghiền, trộn, sàng, tạo hạt và đóng bao của quá trình sản xuất sau đó dẫn về hệ thống xử lý bụi đặt phía sau xưởng nghiền trộn, đóng bao

-Bể dập bụi: Tường gạch, đáy và mái là BTCT, kích thước 6m x 2m x 3,2m

-Công suất quạt hút: 7,5 kW

+ Hệ thống ống hút khí thoát ra từ các công đoạn trong dây truyền sản xuất:

Tại tất cả các công đoạn của dây chuyền sản xuất có phát sinh bụi đều được lắp đặt các hệ thống chụp khí để thu gom bụi khi thải, sau đó khí thải được dẫn theo các ống dẫn lắp đặt ngầm dưới sàn nhà dẫn về khu xử lý trung tâm.

+ Hệ thống quạt thông gió

Để đảm bảo môi trường làm việc cho công nhân Công ty lắp đặt hệ thống quạt thông gió ngay cạnh tường để thông gió.

Khi dự án đi vào sản xuất chính thức, công ty sẽ luôn vận hành các công trình, thường xuyên theo dõi nhằm đánh giá quá trình xử lý của các công trình

86

và có biện pháp cải tiến nâng cao hiệu quả xử lý nếu hiệu quả xử lý không đạt yêu cầu.

Ngoài biện pháp trên, chủ dự án sẽ áp dụng các biện pháp kết hợp như sau để giảm thiểu các tác động của bụi đến sức khỏe của công nhân làm việc trong nhà xưởng:

-Trang bị khẩu trang chống bụi cho công nhân làm việc tại công đoạn này. -Bố trí công nhân thường xuyên quét dọn vệ sinh, thu gom bụi rơi vãi trên nền nhà xưởng để hạn chế bụi lôi cuốn trong quá trình đi lại của công nhân.

-Trang bị các quả cầu thông gió trên mái nhà xưởng để tăng cường trao đổi không khí trong nhà xưởng với không khí sạch bên ngoài.

Cây xanh đã được trồng xung quanh khuôn viên của nhà máy, thảm câu xanh này sẽ có vai trò giũ bụi, ngăn bụi từ nhà máy phát tán ra khu vực xung quanh, đến các hộ dân gần với dự án cũng như chất lượng môi trường không khí bên ngoài nhà máy ra không khí đồng thời tạo môi trường vi khí hậu trong lành cho khuôn viên Công ty.

Sau khi thực hiện lắp đặt các thiết bị, học viên đã tiến hành phối hợp với Trung tâm môi trường và khoáng sản Chi nhánh Công ty Cổ phần đầu tư CMtiến hành lấy mẫu tại 02 phân xưởng sản xuất, kết quả được cụ thể tại bảng sau:

Bảng 3.24. Nồng độ bụi tại một số vị trí khu vực sản xuất phân bón hữu cơ sinh học sau khi lắp đặt hệ thống xử lý bụi hữu cơ sinh học sau khi lắp đặt hệ thống xử lý bụi

STT Vị trí Nồng độ bụi

(mg/m3 )

3733:2002/BYT

1 Khu vực trộn nguyên liệu 3,11

8

2 Khu vực nghiền 1,08

3 Khu vực đóng gói 1,23

(Nguồn: kết quả đo bụi tổng tại thời điểm nhà máy đang hoạt động ngày 6/03/2020)

87

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Bảng 3.25. Nồng độ bụi đặc trưng tại một số công đoạn sản suất phân bón NPK khoáng đa, trung lượng trộn hữu cơ dạng bột và viên nén sau khi

lắp đặt hệ thống xử lý bụi STT Công đoạn Nồng độ (mg/m3) 3733/2002/BYT 1 Nghiền, phối trộn 6,24 8 2 Tạo viên 5,12 3 Đóng bao 4,83

(Nguồn: kết quả đo bụi tổng tại thời điểm nhà máy đang hoạt động ngày 6 tháng 03 năm 2020)

Như vậy, qua kết quả cho thấy, hiệu quả hệ thống xử lý bụi tại nhà máy rất tốt.

3.4.3. Giảm thiểu mùi từ hoạt động sản xuất ủ hảo khí sinh khối phân hữu cơ

Từ quá trình vận chuyển nguyên liệu

Nguồn nguyên liệu là cây thanh hao và bã mía có độ ẩm cao khoảng 25%, quá trình vận chuyển được sử dụng xe chuyên dụng được che bạt kín thùng xe nên quá trình vận chuyển không xảy ra quá trình phát tán bụi hay mùi vào môi trường.

Từ quá trình sản xuất

Do hoạt động sản xuất của cơ sở không phát sinh khí độc hại mà ô nhiễm không khí chủ yếu là do mùi, nhiệt dư phát sinh trong quá trình sản xuất do đó để hạn chế mùi, Công ty đã sử dụng dung dịch khử mùi EM được pha với tỉ lệ 1:20 (1 lít EM được với 20 lít nước sạch) và được phun bằng giàn phun sương lên các khu vực ủ nguyên liệu, khu vực đảo trộn nguyên liệu. Lượng chế phẩm EM được sử dụng để khử mùi khoảng 137 lit/tháng.

EM là tập hợp các loại vi sinh vật có ích (vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn latic, nấm mem, xạ khuẩn, nấm mốc), sống cộng sinh trong cùng môi trường. Có thể áp dụng như là một chất cấy nhằm tăng cường tính đa dạng vi sinh vật

88

đất, bổ sung các vi sinh có ích vào môi trường tự nhiên, giảm thiểu sợ ô nhiễm môi trường.

Cơ chế hoạt động của EM:

Mỗi loại vi sinh vật trong chế phẩm EM có một chức năng hoạt động riêng của chúng. Các vi sinh vật này là các vi sinh vật có lợi cùng chung sống trong một môi trường, chúng sống cộng sinh với nhau, cùng hỗ trợ nhau do vậy hiệu quả hoạt động tổng hợp của chế phẩm EM được tăng lên rất nhiều.

Trong chế phẩm EM, loài vi sinh vật hoạt động chủ chốt đó là vi khuẩn quang hợp. Sản phẩm của quá trình trao đổi ở vi khuẩn quang hợp lại là nguồn dinh dưỡng cho các vi sinh vật khác nhu vi khuẩn latic và xạ khuẩn. Mặt khác vi khuẩn quang hợp cũng sử dụng các chất do vi sinh vật sản sinh ra. Hiện tượng này là “Cùng tồn tại và hỗ trợ lẫn nhau”.

-Vi khuẩn quang hợp: có tác động thúc đẩy các vi sinh vật khác nhau sản xuất các chất dinh dưỡng cho cây trồng.

-Vi khuẩn axit lactic: có tác dụng khủ trùng mạnh. Phân hủy nhanh chất hữu cơ làm mất mùi thối, giảm khí độc và làm sạch môi trường.

-Men: tạo ra quá trình phát triển các chất sinh trưởng cho cây trồng và vi sinh vật.

-Xạ khuẩn: có tác dụng phòng chống các vi sinh vật có hại. -Nấm mem: Tác dụng khử mùi, ngăn ngừa các côn trùng có hại.

Như vậy, các vi sinh vật hiên hữu EM hoàn toàn có bản chất tự nhiên, sẵn có trong thiên nhiên, quá trình sản xuất hòa toàn là một quá trình lên men với các nguyên liệu tự nhiên, không chứa đựng bất cứ sinh vật lạc hoặc biến đổi di truyền nào, cho nên hoàn toàn đảm bảo “an toàn sinh học”.

Thành phần của chế phẩm EM:

-Nấm men Saccharomyces sp. 109 cfu/ml -Lactobacillus sp. 109 cfu/ml

-Rhodopseudomonas sp.108 cfu/ml -Nitrobacter sp. 108 cfu/ml

89

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Tác dụng

-Phân hủy nhanh các chất hữu cơ, khử mùi hôi chất thải hữu cơ, hấp thụ các chất độc như: NH3, NO2, H2S, giảm lượng COD, BOD5,…ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh (Salmonnella, Staphyllococcus, Vibrio, fecal coliform);

-Phụ hồi hệ sinh vật có lợi giúp khủ mùi hôi hiệu quả.

Khu bể chứa bùn bể phốt cần được che đậy kín nhằm hạn chế mùi, khí, vi sinh vật gây bệnh phát sinh từ khu vực này. Bể này phải được phủ kín nhằm phân hủy hoàn toàn chất hữu cơ trong bể và tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh bằng cách phun chế phẩm EM. Nước bể phốt được tích trữ trong bể chỉ đủ dùng trong ngày để đảm bảo không có bất cứ sự cố ô nhiễm có thể xảy ra.

Sau khi thực hiện việc phun chế phẩm vi sinh, học viên đã tiến hành phối hợp với Trung tâm môi trường và khoáng sản Chi nhánh Công ty Cổ phần đầu tư CM tiến hành lấy mẫu tại khu vực ủ men tại nhà máy, kết quả được cụ thể tại bảng sau:

Bảng 3.26. Nồng độ các chất khí phát sinh trong khu vực ủ men tại nhà máy nhà máy

Thời gian đo

Nồng độ (mg/m3)

NH3 CH4 H2S CO2

Kết quả đo tại thời điểm nhà máy đang hoạt

động vào lúc 8h30’ ngày 6 tháng 03 năm 2020 2,11 0,21 0,46 657 Kết quả đo tại thời điểm nhà máy đang hoạt

động vào lúc 11h30’ ngày 6 tháng 03 năm 2020 1,13 0,23 0,57 643 Kết quả đo tại thời điểm nhà máy đang hoạt

động vào lúc 16h ngày 6 tháng 03 năm 2020 1,23 0,26 0,8 662 QĐ 3733:2002/BYT

Trung bình 8h 17 - 10 900

(Nguồn: kết quả đo tại thời điểm nhà máy đang hoạt động ngày 6 tháng 03 năm 2020)

90

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu và đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường không khí và đề xuất phương án xử lý trong nhà máy sản xuất phân bón tại KCN Phú Thành, xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình, luận văn đã đạt được kết quả sau:

-Đề tài nghiên cứu được điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội và mối tương quan của khu vực Nhà máy sản xuất phân bón với các đối tượng kinh tế, xã hội xung quanh khu vực.

-Đề tài nghiên cứu đánh giá được các tác động gây ra ô nhiễm môi trường không khí tại nhà máy: bụi, khí thải và mùi phát sinh từ quá trình vận chuyển nguyên nhiên liệu, từ quá trình xử lý phân mùn xí máy, quá trình sản xuất phân bón hữu cơ sinh học, quá trình sản xuất phân bón tổng hợp NPK khoáng đa và từ quá trình ủ hảo khí sinh khối phân hữu cơ.

-Đề tài nghiên cứu đánh giá được chất lượng môi trường không khí tại nhà máy thông qua quá trình quan trắc các thông số ô nhiễm trong không khí: Tuy nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí tại nhà máy vẫn nằm trong quy chuẩn cho phép nhưng trong quá trình hoạt động lâu dài sẽ gây những ảnh hưởng nhất định đến môi trường và sức khỏe người lao động.

-Đề tài nghiên cứu đã đề xuất được các phương án xử lý ô nhiễm không khí trong nhà máy

2. Kiến nghị

Để kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí tại nhà máy sản xuất phân bón tại KCN Phú Thành, xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. Nhà máy cần nghiêm túc và thực hiện đầy đủ các biện pháp giảm thiểu, xử lý bụi, khí thải, mùi phát sinh từ quá trình vận chuyển và quá trình sản xuất. Thường xuyên đào tạo, tập huấn cán bộ công nhân viên về bảo vệ môi trường.

Tiếp tục phun chế phẩm EM toàn khu vực sản xuất của nhà máy, nhằm giảm thiểu tối đa ô nhiễm mùi phát sinh.

91

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thuyết minh dự án đầu tư nhà máy sản xuất phân bón tổng hợp năm 2018 2. Tin tức Trung tâm truyển thông tổng cục Môi trường

3. Kết quả giám sát định kỳ nhà máy sản xuất phân bón Hoài Đức năm 2017 4. Trần Hồng Côn - Giáo trình xử lý khí thải. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Đại học Quốc gia Hà Nội 2006.

5. Báo cáo giám sát Môi trường định kỳ năm 2019, 2020

6. Hardman, McEldowney, Waite - Pollution: Ecology Biotreatment. Longman Group UK Limited 1993.

7. Lê Thị Hiền Thảo - Nitơ và Phospho trong môi trường. Tạp chí Điều tra- Nghiên cứu. Trường Đại học Xây dựng Hà Nội 2003.

8. Nguyền Kim Thái, Lê Hiền Thảo - Sinh thái học và bảo vệ môi trường. NXB XD 1999.

9. Tabuchi, T., and S. Hasegawa. 1995. Paddy Field in the World. The Japanese Society of Irrigation, Drainage and Reclamation Engineering, Tokyo, Japan. 1-352.

10. Truong, H.T., M. Hirano, S. Iwamoto, E. Kuroda, and T. Murata. 1998. Effect of Top Dressing and Planting density on the number of spikelets and yield of rice cultivated with nitrogen-free basal dressing. Plant Prod. Sci. 1: 1992-1999.

11. Báo cáo của Viện Thổ nhưỡng Nông hoá về kết quả điều tra phân bón lá 2004 - 2007

12. Tạp chí Môi trường http://tapchimoitruong.vn/ 13. Báo cáo Ngành phân bón tháng 09/2019

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường không khí và đề xuất phương án xử lý trong nhà máy sản xuất phân bón tại KCN phú thành, xã phú thành, huyện thủy, tỉnh hòa bình​ (Trang 96)