Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3. Tình hình sâu bệnh hại bưởi
Cây bưởi xa danh Đài Loan, cũng như các cây có múi khác bị nhiều loài sâu bệnh hại, ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất quả. Việc theo dõi, phát hiện để đưa ra biện pháp phòng trừ các đối tượng gây hại này một cách có hiệu quả là cần thiết, qua đó cũng đánh giá được khả năng chống chịu của các bưởi theo dõi.
Thái Nguyên vốn nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều nên rất thuận lợi cho sâu bệnh hại phát sinh, phát triển. Đối với cây bưởi nói riêng và tất cả những cây có múi nói chung đều bị một số loại sâu bệnh hại chính như: sâu vẽ bùa, sâu đục thân, nhện hại, sâu bướm phượng,… Và một số bệnh như: bệnh chảy gôm, bệnh Greening, một số bệnh do virut,… cho nên chúng ta cần phải phát hiện kịp thời để có những biện pháp phòng trừ hiệu quả.
Qua 5 tháng theo dõi thì cả 2 đợt lộc xuất hiện các loại sâu bệnh hại chính thể hiện qua bảng sau.
Bảng 4.9: Thành phần và mức độ phổ biến của sâu bệnh hạiSTT STT
1 2 3
Ghi chú :
Cấp 1: ít phổ biến (tần xuất xuất hiện < 10%) Cấp 3: phổ biến ( tần xuất xuất hiện từ 10-20%) Qua bảng 4.9 cho thấy:
51
- Về sâu: Hiện nay việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm hạn chế sự gây hại của sâu bệnh đang được quan tâm và ứng dụng ở nhiều vùng trên các loại cây trồng, đặc biệt là trên cây ăn quả. Đối với bưởi nói chung thì việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm hạn chế sâu bệnh.
+ Sâu vẽ bùa: trong 2 đợt lộc thì sâu vẽ bùa gây hại khá phổ biến xuất hiện nhiều nhất khi các đợt lộc mới nhú và còn non. Qua quá trình chăm sóc chúng tôi đã phun phòng trừ, bằng thuốc confidon 100sl và sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì, phun 3 lần nhắc lại mối lần phun cách nhau 5-7 ngày.
+ Sâu bướm phượng: là loại sâu ăn lá trưởng thành có mầu sắc sặc sỡ, đẻ trứng trên các lộc non, sâu thường gây hại vào ban đêm. Theo dõi thấy mức độ gây hại ít, không đáng kể.
Ngoài ra trong quá trình theo dõi chăm sóc còn phát hiện nhện đỏ với tần suất ít.
- Về bệnh: Quan sát thấy xuất hiện các vết bệnh loét trên lá, vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ màu vàng, sau đó lớn dần có màu vàng nhạt, mọc nhô lên mặt lá, bề mặt vết bệnh sần sùi, nhìn kỹ ở giữa có vết lõm xuống, nhiều vết bệnh liên kết lại tạo thành mảng lớn và bất dạng.
Tuy nhiên sâu bệnh được khống chế trong mức độ cho phép nên không ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây.
Như vậy trong quá trình chăm sóc phải thường xuyên theo dõi, phát hiện sâu bệnh kịp thời để có những biện pháp phòng trừ hiệu quả nhằm không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây,đảm bảo cho cây có bộ khung tán vững chắc ở giai đoạn kiến thiết cơ bản là tiền đề để cây phát triển tốt, đem lại năng suất cao và ổn định sau này.