Khái quát về điều kiện tự nhiên vùng thí nghiệm

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng của một số giống bưởi tại xã tân cương, thành phố thái nguyên (Trang 40 - 45)

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.5.Khái quát về điều kiện tự nhiên vùng thí nghiệm

2.5.1. Vị trí địa lý

Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc có diện tích 356.282 ha nằm giữa 21010 đến 21000 vĩ Bắc và 105016 kinh tuyến đông. Phía Bắc giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía nam giáp với Thủ Đô Hà Nội, phía đông giáp với tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, phía tây giáp với tỉnh Tuyên Quang. Với vị trí địa lý như trên , Thái Nguyên có nhiều thuận lợi trong thông thương, đầu tư, tiếp cận v.v… Trên mọi lĩnh vực trong việc phát triển kinh tế xã hội.

Xã Tân Cương (địa điểm bố trí thí nghiệm) nằm ở phía tây Thành Phố Thái Nguyên và cách trung tâm Thành Phố 15km, có:

- Phía Bắc giáp với Phúc Trìu- thành phố Thái Nguyên.

- Phía Nam giáp với xã Bình Sơn của thành phố Sông Công.

- Phía Đông và Đông Bắc giáp với xã Thịnh Đức- thành phố Thái Nguyên. - Phía Tây giáp với xã Phúc Tân – Huyện Phổ Yên.

Nằm trên địa bàn có tỉnh lộ 267 (nối thành phố Thái Nguyên với Khu du lịch Hồ Núi Cốc và vùng chè đặc sản Tân Cương) đây là điều kiện thuận lợi trong việc tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật, giao lưu văn hóa và đặc biệt phát triển kinh hoạt động thương mại- du lịch.

31

2.5.2. Điều kiện khí hậu

Điều kiện khí hậu và thời tiết có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sinh trưởng, phát triển của các loại cây ăn quả nói chung và cây bưởi nói riêng. Nếu điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi sẽ tạo cho cây sinh trưởng, phát triển tốt, từ đó sẽ tạo tiền đề cho năng suất cao, ngược lại nếu điều kiện thời tiết, khí hậu không thuận lợi sẽ làm cho cây sinh trưởng, phát triển kém dẫn đến sâu bệnh phá hoại nhiều từ đó làm cho cây giảm năng suất, sản lượng, và phẩm chất của giống.

Cây bưởi sống lâu năm, khi gặp khí hậu thời tiết thuận lợi cây sẽ ra nhiều lộc và lộc sinh trưởng khỏe mạnh hơn, từ đó cây sẽ có hình thái ổn định hơn, sớm bước vào giai đoạn kinh doanh và sẽ đạt năng suất cao, khi khí hậu bất lợi cây sẽ sinh trưởng kém.

Từ việc nắm vững mối quan hệ này, cho phép chúng ta xác định được chế độ trồng trọt hợp lý và áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm làm tăng năng suất và sản lượng cây trồng.

Thái nguyên là vùng núi trung du phía Bắc, chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Theo dõi một số chỉ tiêu khí hậu trong thời gian thực hiện đề tài, kết quả được thể hiện ở bảng 2.5.

Bảng 2.5: Tình hình thời tiết, khí hậu của tỉnh Thái Nguyên từ tháng 6- 11/2017 Tháng 6 7 8 9 10 11

32

Qua bảng số liệu thời tiết trên ta thấy nhiệt độ trung bình giữa các tháng tăng dần.

- Về nhiệt độ: Nhiệt độ tăng dần từ tháng 6/2017 đến tháng 11/2017, (từ 19-24,20C). Nhiệt độ tăng dần đáng kể đây là khoảng nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển (Nhiệt độ trung bình cho cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất là 23-290C vào mùa hè,15-180C vào mùa đông xuân), nên trong thời gian này cần chú ý đến kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

- Về ẩm độ: ẩm độ trong các tháng theo dõi giao động từ 73-86%, ẩm độ này hơi lớn so với ẩm độ thích hợp cho cây bưởi sinh trưởng và phát triển. Vì vậy trong quá trình chăm sóc cần bổ sung nước cho cây.

- Về lượng mưa: ta thấy lượng mưa cao nhất vào tháng 6 là 170,4mm, thấp nhất tháng 2 là 32,1mm. Lượng mưa dao động từ 32,1mm đến 170,4mm. Lượng mưa ảnh hưởng đến tới sự sinh trưởng và phát triển của cây ăn quả nói chung và cây bưởi nói riêng, bưởi là loại cây cần độ ẩm lớn nên sẽ cần lượng nước lớn trong toàn bộ quá trình sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên nếu lượng mưa quá lớn sẽ gây sâu bệnh cao, ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng và phát triển nên trong quá trình theo dõi và chăm sóc cần phải theo dõi phát hiện sâu bệnh kịp thời để phòng trừ tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

2.5.3. Điều kiện đất đai và địa hình.

- Đất Đai: Thái nguyên có tổng diện tích là 356.282 ha. Cơ cấu đất đai và sử dụng đất đai gồm các loại sau:

+ Đất núi chiếm 48,4% diện tích đất tự nhiên, có độ cao trên 200m. Đất núi thích hợp cho phát triển lâm nghiệp, trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng kinh doanh nhưng cũng thích hợp trồng cây ăn quả, một phần cây lương thực cho dân vùng cao.

+ Đất đồi chiếm 31,4% diện tích tự nhiên, chủ yếu hình thành trên cát kết, bột kết phiến sét và một phần phù xa cổ kiến tạo. Đấy là vùng đất xen giữa nông nghiệp và lâm nghiệp. Đất đồi ở một số vùng như Đại Từ, Phú Lương … Ở độ cao so với mực nước biển từ 150m đến 200m, có độ dốc trung bình từ 50 đến 200 phù hợp với cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm (trong đó có các giống bưởi), đặc biệt là cây chè đã trở thành sản phẩm hàng hóa có thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước.

+ Đất ruộng chiếm 12,4% diện tích đất tự nhiên, trong đó một phần phân dọc theo các con suối, rải rác, không tập trung, chịu sự tác động lớn của thủy văn khắc nghiệt (lũ đột ngột, hạn hán….) khó khăn cho việc canh tác.

- Địa hình.

Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng Bắc Nam, và thấp dần xuống phía Nam. Cấu trúc vùng núi phía Bắc chủ yếu là đá phong hóa mạnh, tạo thành nhiều hang động và thung lũng nhỏ.

Phía Bắc Thái Nguyên gồm rừng núi và đầm lầy. Về phía đông có những dãy núi cao nằm giữa những ngọn núi đá vôi ở phố Bình Gia. Phía tây bắc Thái Nguyên có thung lũng chợ Chu bao gồm nhiều cánh đồng và những thung lũng nhỏ. Phía tây nam có dãy Tam Đảo dọc theo cao nguyên Vãn Lang và cánh đồng Đại Từ. Ngoài dãy núi trên còn có dãy núi Ngân Sơn bắt đầu từ Bắc Kạn chạy theo hướng Đông Bắc- Tây Nam đến Võ Nhai và dãy núi Bắc Sơn cũng chạy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam. Những dãy núi trên đều là những dãy núi cao che chắn gió mùa đông bắc.

Đất bố trí thí nghiệm trồng bưởi tại xã Tân Cương là đất phù sa cổ, độ dầy canh tầng canh tác dầy trên 1m, khá giầu chất dinh dưỡng, rất thích hợp nhiều loại cây trồng. Thí nghiệm được bố trí trên một khu bằng phảng và đồng đều. Với loại đất, địa hình cũng như đặc điểm và đặc tính của vườn thí nghiệm là rất thích hợp để cây bưởi sinh trưởng và phát triển cũng như phát huy tiềm năng của giống.

34

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng của một số giống bưởi tại xã tân cương, thành phố thái nguyên (Trang 40 - 45)