- Đất Đai: Thái nguyên có tổng diện tích là 356.282 ha. Cơ cấu đất đai và sử dụng đất đai gồm các loại sau:
+ Đất núi chiếm 48,4% diện tích đất tự nhiên, có độ cao trên 200m. Đất núi thích hợp cho phát triển lâm nghiệp, trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng kinh doanh nhưng cũng thích hợp trồng cây ăn quả, một phần cây lương thực cho dân vùng cao.
+ Đất đồi chiếm 31,4% diện tích tự nhiên, chủ yếu hình thành trên cát kết, bột kết phiến sét và một phần phù xa cổ kiến tạo. Đấy là vùng đất xen giữa nông nghiệp và lâm nghiệp. Đất đồi ở một số vùng như Đại Từ, Phú Lương … Ở độ cao so với mực nước biển từ 150m đến 200m, có độ dốc trung bình từ 50 đến 200 phù hợp với cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm (trong đó có các giống bưởi), đặc biệt là cây chè đã trở thành sản phẩm hàng hóa có thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước.
+ Đất ruộng chiếm 12,4% diện tích đất tự nhiên, trong đó một phần phân dọc theo các con suối, rải rác, không tập trung, chịu sự tác động lớn của thủy văn khắc nghiệt (lũ đột ngột, hạn hán….) khó khăn cho việc canh tác.
- Địa hình.
Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng Bắc Nam, và thấp dần xuống phía Nam. Cấu trúc vùng núi phía Bắc chủ yếu là đá phong hóa mạnh, tạo thành nhiều hang động và thung lũng nhỏ.
Phía Bắc Thái Nguyên gồm rừng núi và đầm lầy. Về phía đông có những dãy núi cao nằm giữa những ngọn núi đá vôi ở phố Bình Gia. Phía tây bắc Thái Nguyên có thung lũng chợ Chu bao gồm nhiều cánh đồng và những thung lũng nhỏ. Phía tây nam có dãy Tam Đảo dọc theo cao nguyên Vãn Lang và cánh đồng Đại Từ. Ngoài dãy núi trên còn có dãy núi Ngân Sơn bắt đầu từ Bắc Kạn chạy theo hướng Đông Bắc- Tây Nam đến Võ Nhai và dãy núi Bắc Sơn cũng chạy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam. Những dãy núi trên đều là những dãy núi cao che chắn gió mùa đông bắc.
Đất bố trí thí nghiệm trồng bưởi tại xã Tân Cương là đất phù sa cổ, độ dầy canh tầng canh tác dầy trên 1m, khá giầu chất dinh dưỡng, rất thích hợp nhiều loại cây trồng. Thí nghiệm được bố trí trên một khu bằng phảng và đồng đều. Với loại đất, địa hình cũng như đặc điểm và đặc tính của vườn thí nghiệm là rất thích hợp để cây bưởi sinh trưởng và phát triển cũng như phát huy tiềm năng của giống.
34
Phần 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng:
+ Giống bưởi da xanh Đài Loan.
+ Giống bưởi Đỏ.
+ Giống bưởi Diễn (ĐC).
- Phạm vi nghiên cứu: Đánh giá khả năng sinh trưởng của các giống bưởi thí nghiệm tại Thái Nguyên.
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: 6/2017 – 11/2017.
- Địa điểm nghiên cứu: Xóm Hồng Thái- Xã Tân Cương-Thành Phố Thái Nguyên.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của các giống bưởi thí nghiệm tại Thái Nguyên.
-Tình hình sâu bệnh hại trên các giống bưởi thí nghiệm: Quan sát trực tiếp và xác định tên các loại sâu bệnh hại chủ yếu trên cơ sở triệu chứng cây bị hại và hình ảnh các chủng loại.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Bố trí thí nghiệm
- Công thức thí nghiệm.
Thí nghiệm gồm có 3 công thức, các công thức cụ thể như sau. CT1: Giống bưởi da xanh Đài Loan
CT2: Giống bưởi Đỏ
- Sơ đồ thí nghiệm
Dải bảo vệ
* Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm gồm 3 công thức, 3 lần nhắc lại. Mỗi lần nhắc lại 5 cây, tổng số cây trong thí nghiệm là 45 cây không kể số cây ở dải bảo vệ. Phương pháp bố trí thí nghiệm: theo phương pháp cây ăn quả lâu năm.
Các biện pháp kỹ thuật như: tưới nước, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, phòng trừ cỏ dại… được tiến hành đồng thời trên vườn thí nghiệm
3.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi.
Chăm sóc theo quy trình trồng cây ăn quả của trung tâm cây ăn quả Tân Lạc Hòa Bình (có phụ lục kèm theo).
* Các chỉ tiêu về đặc điểm hình thái các giống bưởi nghiên cứu:
+ Dạng tán: đánh giá thông qua việc quan sát trực tiếp.
+ Kích thước lá (cm): Đo chiều dài lá (đo từ cuống lá đến mút lá); đo chiều rộng lá, đo chỗ rộng nhất của phiến lá, sau đó tính trung bình.
+ Số cành cấp 1, số cành cấp 2: Đếm tổng số cành cấp 1 mọc từ thân chính và tổng số cành cấp 2 mọc từ cành cấp 1.
+ Màu sắc và hình dạng lá: Quan sát trực tiếp ở vườn
* Khả năng sinh trưởng của các đợt lộc: - Tình hình ra lộc:
+ Thời gian ra lộc (ngày): khi có 10% số cây có lộc nhú.
36
* Khả năng sinh trưởng lộc: trên mỗi cây chọn 4 cành đại diện (đồng đều về sức sinh trưởng) để theo dõi, mỗi cành chọn lấy 2 lộc đại diện để quan sát và quan sát trên 2 vụ: Thu, Đông.
+ Số lộc/cây: đếm toàn bộ số lộc/cây của các đợt lộc Thu, Đông.
+ Động thái tăng trưởng chiều dài lộc (cm):trên các lộc đại diện đã chọn tiến hành đo chiều dài lộc từ khi xuất hiện đến lúc thành thục, đo 7 ngày 1 lần.
+ Kích thước cành thành thục (cm): Đo chiều dài (đo từ vị trí xuất phát lộc đến đỉnh sinh trưởng lộc) và đường kính gốc (dùng thước kẹp đo tại vị trí giữa 2 lá thật đầu tiên của cành lộc) cành lộc khi đã thành thục - của các đợt lộc (Xuân, Hè, Thu).
+ Đếm số lá trên lộc: Chọn ngẫu nhiên một lộc trên cây rồi đếm số lá khi lộc thành thục.
* Động thái tăng trưởng hình thái cây: mỗi tháng theo dõi 1 lần.
- Chiều cao cây (cm): dùng sào và thước mét, đo từ gốc tới đỉnh tán cao nhất của cây. Chú ý phải cố định điểm đo ở mặt đất bằng vật cứng.
- Đường kính tán cây (cm): dùng sào và thước dây, đo hai chiều vuông góc trên mặt tán (theo 2 hướng Đông – Tây và Nam – Bắc), nếu góc không đều thì đo 3 -4 lần lấy chỉ số trung bình.
- Đường kính gốc cây (cm): đo bằng thước kẹp panme, đánh dấu điểm đo
cách mặt đất 10 cm (lần 1), các lần tiếp theo đo đúng vị trí trùng lần đầu tiên. *Tình hình sâu bệnh hại
- Theo dõi tình hình sâu và bệnh hại trên vườn thí nghiệm: áp dụng phương pháp theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện sinh vật hại trên cây ăn quả có múi (QCVN 01 - 119 : 2012) của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Quan sát trực tiếp trên toàn bộ những cây thí nghiệm: thời điểm xuất hiện, gây hại mạnh nhất, chủng loại, mức độ hại của sâu và bệnh hại chính.
- Đối với loại chích hút (sâu vẽ bùa, sâu bướm phượng): theo dõi trong thời gian cây ra lộc. Theo dõi số lộc bị hại và tính tỷ lệ sâu hại.
Tổng số lộc bị hại Tỷ lệ sâu hại (%) = ––––––––––––––––– x
100% Tổng số lộc theo dõi
Sau đó phân cấp hại dựa vào tỷ lệ sâu hại: Đối với các loại sinh vật hại lá, lộc, hoa, quả:
- Đối với bệnh loét hại cây ăn quả có múi: theo dõi bộ phận bị hại, thời điểm xuất hiện, thời điểm bị nặng; rồi tính tỷ lệ bệnh hại.
Tỷ lệ bệnh hại (%) =
Sau đó phân cấp hại dựa vào tỷ lệ bệnh hại:
Cấp hại Cấp 1 Cấp 3 Cấp 5 Cấp 7 Cấp 9
38
3.4.4. Tổng hợp, tính toán số liệu:
- Toàn bộ số liệu thí nghiệm được tổng hợp và tính toán trên phần mềm Microsoft Excel.
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Kết quả theo dõi khả năng sinh trưởng của giống bưởi thí nghiệm
Khả năng sinh trưởng của cây ăn quả nói chung và cây bưởi nói riêng, được đánh giá thông qua các chỉ tiêu. Thời gian ra lộc, tổng số lộc trên cây, động thái tăng trưởng của các đợt lộc , kích thước lộc, số lá trên lộc. v.v…
4.1.1. Tình hình ra lộc của những cây bưởi thí nghiệm
Sự xuất hiện lộc là biểu hiện sự bắt đầu một giai đoạn sinh trưởng mới. khả năng ra lộc ở bưởi phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống, điều kiện sinh thái, kỹ thuật chăm sóc.
Tình hình ra lộc của bưởi phản ánh khả năng sinh trưởng của giống bưởi, giống mà nhiều lộc, lộc dài và số lộc trên cành nhiều thì giống bưởi đó có khả năng sinh trưởng tốt , sớm ổn định khung tán trong giai đoạn kiến thiết cơ bản để bước vào giai đoạn kinh doanh nếu cây ra lộc nhiều đó chính là cơ sở để cây ra nhiều hoa, nhiều quả đem lại năng suất cao.
Hằng năm bưởi có thể ra nhiều đợt lộc khác nhau tùy theo giống và tuổi cây, khí hậu, thời tiết, dinh dưỡng và kỹ thuật chăm sóc.
Đối với cây có múi nói chung và cây bưởi nói riêng sự xuất hiện lộc là biểu hiện của một giai đoạn sinh trưởng mới. Hàng năm, cây bưởi thường ra 4 đợt lộc: Xuân, Hè, Thu, Đông, lộc ra nhiều và xung sức là biểu hiện của điều kiện sống phù hợp và được chăm sóc tốt. Vì khả năng của cây bưởi phụ thuộc vào đặc điểm của giống, biện pháp kỹ thuật chăm sóc và điều kiện khí hậu thời tiết của từng vùng.
40
Bảng 4.1 Thời gian ra lộc của các giống bưởi thí nghiệm Chỉ tiêu Giống Da xanh Đài Loan Bưởi Diễn Bưởi Đỏ
Tại vườn bưởi nghiên cứu thì các giống bưởi thí nghiệm có thời gian ra lộc tương đương nhau. Sau khi có lộc xuất hiện khoảng 10 ngày sau lộc ra rộ sau đó khoảng 2 tuần thì kết thúc ra lộc. Cả 3 giống đều có thời gian lộc Thu thành thục chênh lệch nhau không đáng kể, sau 41 đến 43 ngày là lộc đã thành thục. Lộc Đông của các giống cũng có thời gian thành thục tương đương nhau khoảng 42 đến 45 ngày.
Tùy từng giống, từng điều kiện khí hậu và chăm sóc mà lượng lộc trên cây có sự thay đổi. Số lượng lộc trên các đợt lộc phản ánh khả năng sinh trưởng và phát triển của cây . Qua theo dõi thu được kết quả sau:
Qua bảng số liệu cho thấy :
Số lộc trên cây có sự chênh lệch giữa các đợt lộc và giữa các giống thí nghiệm. Tổng số lộc trung bình ở đợt lộc Thu dao động từ 6,26-6,33 lộc trên cây. Trong đó giống bưởi da xanh Đài Loan có số lộc nhiều nhất đạt 6,33 lộc; giống bưởi Đỏ có số lộc ít nhất đạt 6,26 lộc. Đợt lộc Đông dao động từ 4,67- 5,87 lộc trên cây. Kết quả nghiên cứu cho thấy giống bưởi da xanh Đài Loan có số lượng lộc nhiều nhất đạt 5,87 lộc, bưởi Đỏ có số lượng lộc ít nhất đạt 4,67 lộc, mức độ tin cậy là 95%.
4.1.2. Kết quả theo dõi động thái tăng trưởng chiều dài lộc
Chiều dài lộc và đường kính lộc của cây ăn quả nói chung và cây bưởi nói riêng là một trong những chỉ tiêu cơ bản phản ánh về tình hình sinh trưởng và phát triển của giống. Qua đó chúng ta có thể biết được giống sinh trưởng tốt hay không, giống nào có lộc phát triển mạnh, tăng nhanh chiều dài và đường kính, lộc có kích thước lớn chứng tỏ giống có khả năng sinh trưởng mạnh, từ đó tạo tiền đề cho cây phát triển tốt sau này sẽ cho năng suất cao, ngược lại cây có lộc phát triển kém cả chiều cao và đường kính thì giống đó sinh trưởng phát triển kém dẫn tới năng suất sản lượng sau này có thể kém.
Tuy nhiên sự sinh trưởng phát triển của cây bưởi phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện ngoại cảnh, điều kiện đất đai, kỹ thuật chăm sóc và đặc điểm di truyền của giống. Nếu thâm canh tốt, điều kiện ngoại cảnh thích hợp các đợt lộc sẽ sinh trưởng mạnh và ngược lại. Giai đoạn khác nhau, các chỉ tiêu này đều đóng vai trò hết sức quan trọng. Giai đoạn kiến thiết cơ bản các chỉ tiêu này liên quan rất nhiều đến bộ khung tán, bộ khung tán tốt sẽ là cơ sở cho cây đạt năng suất và sản lượng cao. Ở giai đoạn kinh doanh, những chỉ tiêu này cũng rất quan trọng với việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
42
Bảng 4.3: Động thái tăng trưởng chiều dài lộc Thu của các giống bưởi
CT 1 2 3 LSD.05 CV % P
Bảng 4.4: Động thái tăng trưởng chiều dài lộc Đông của các giống bưởi
CT 1 2 3 LSD.05 CV % P
Qua bảng số liệu trên cho thấy:
- Chiều dài sinh trưởng của các đợt lộc có sự khác nhau rõ rệt.
Cả 2 đợt lộc sau khi nhú từ 7 đến 28 ngày thì tốc độ chiều dài tăng nhanh và tăng nhiều nhất, từ ngày 28 đến ngày thứ 35 thì tăng chậm, từ ngày
43
Qua xử lý số liệu thống kê cho thấy ở đợt lộc Thu chiều dài lộc trung bình sau khi ngừng sinh trưởng của bưởi da xanh Đài Loan và 2 giống còn lại có chiều dài trung bình dao động từ 18,72 đến 21,99cm. Đợt lộc Đông chiều dài lộc trung bình khi ngừng sinh trưởng của các giống dao động từ 18,00 đến 20,90cm. Trong các giống thí nghiệm thì bưởi da xanh Đài Loan có chiều dài lộc khi thành thục lớn nhất đạt 20,90 đến 21,99cm, sau đó đến bưởi Diễn đạt 18,22 đến 19,58cm, chiều dài lộc nhỏ nhất ở cả 2 đợt lộc là giống bưởi Đỏ 18,00 đến 18,72cm.
Như vậy chiều dài lộc thành thục của giống bưởi da xanh Đài Loan lớn hơn 2 giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.
Chiều dài của các đợt lộc có sự khác nhau, sự tăng trưởng của chiều dài cũng khác nhau. Điều kiện nhiệt độ, chế độ ánh sáng, ẩm độ, giống,... ảnh hượng rất lớn đến sinh trưởng của cây cũng như chiều dài lộc. Để có cơ sở cho việc xây dựng quy trình kỹ thuật trồng trọt thâm canh sau này, cần tiếp tục theo dõi những chỉ tiêu này ở các năm tiếp theo.
4.1.3. Kích thước lộc thành thục
Đối với cây ăn quả nói chung và cây bưởi nói riêng, để đánh giá được khả năng sinh trưởng mạnh hay yếu, ngoài việc theo dõi số lượng lộc, động thái tăng trưởng chiều dài lộc, chúng ta cần đo kích thước lộc thành thục và đếm số lá trên lộc thành thục, kích thước lộc thành thục lớn, dài, có nhiều lá chứng tỏ cây sinh trưởng tốt. Khi lộc thành thục qua theo dõi chỉ tiêu , chúng tôi thu được kết quả sau:
Bảng 4.5 Chiều dài, số lá và kích thước cành thành thục của bưởi thí nghiệm năm 2017 Công thức 1 2 3 LSD.05 CV (%) P
Qua số liệu bảng 4.5 trên cho thấy:
- Chiều dài lộc thành thục giữa các giống thí nghiệm có sự chênh lệch đáng kể giữa các giống và giữa các đợt lộc. Chiều dài lộc thành thục của giống bưởi da xanh Đài Loan lớn nhất, bưởi Đỏ có chiều dài lộc thành thục nhỏ nhất ở cả 2 đợt lộc, chắc chắn ở mức tin cậy 95%.
- Đường kính lộc thành thục: Qua xử lý thống kê cho thấy đường kính lộc giữa các giống bưởi nghiên cứu có sự chênh lệch giữa các giống và giữa các đợt lộc, đường kính lộc thành thục giữa các giống bưởi dao động từ 0.23 - 0.37 cm. Trong cả 2 đợt lộc giống bưởi Diễn có đường kính lộc lớn nhất (0,28-0,37cm) , sau đó đến bưởi da xanh Đài Loan (0,26-0,31cm) , nhỏ nhất là giống bưởi Đỏ (0,23-0,28cm).
- Số lá trên lộc thành thục của các giống thí nghiệm dao động từ 12 đến 13,2 lá ở cả 2 đợt lộc. Kết quả xử lý thống kê cho thấy sai khác không có ý nghĩa, số lá trên lộc của các giống bưởi nghiên cứu là tương đương nhau.
- Sự tăng trưởng về chiều dài của lộc giữa các giống có sự khác nhau