Tình hình sản xuất bưởi trên thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng của một số giống bưởi tại xã tân cương, thành phố thái nguyên (Trang 30 - 35)

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.3. Tình hình sản xuất bưởi trên thế giới và Việt Nam

2.3.1. Tình hình sản xuất trên thế giới

Theo số liệu thông kê của FAO (2018), tình hình sản xuất cam, quýt, bưởi trên thế giới được tổng hợp như bảng 2.3

Bảng 2.3: Sản xuất cam, quýt, bưởi trên thế giới từ 2012 đến 2016 Chỉ tiêu

Bưởi Cam Quýt

Năng suất (tạ/ ha)

Bưởi Cam Quýt Bưởi Cam Quýt (Nguồn: FAOSTAT/Statics (2018)[22 ]

22

Qua bảng số liệu về diện tích trên ta thấy, trên thế giới trong những năm gần đây diện tích trồng bưởi là cao nhất năm 2016, với diện tích trồng đạt 358.724 nghìn ha. Trong mấy năm gần đây diện tích trồng bưởi trên thế giới tăng dần nhưng không đồng đều, trong 5 năm (2012-2016) trở lại đây thì diện tích trồng bưởi tăng 37.196 nghìn ha.

Qua bảng số liệu về năng suất ta thấy, năng suất tăng giảm không ổn định, năm 2012 năng suất đạt 256,302 tạ/ha đến năm 2013 năng suất tăng lên được 264,608 tạ/ha. Bắt đầu từ năm 2014 đến năm 2015 năng suất bưởi có xu hướng giảm, tuy nhiên năm 2016 đã tăng trở lại đạt 252,957 tạ/ha. Trong 5 năm gần đây năng suất giảm 3.345 tạ/ha.

Về sản lượng từ năm 2012 đến 2016 ta thấy sản lượng bưởi tăng đều, tăng 833,336 nghìn tấn.

2.3.2. Tình hình sản xuất cam, bưởi ở Việt Nam

a) Tình hình sản xuất cam bưởi ở Việt Nam

Ở nước ta nhóm cây ăn quả có múi nói chung, cây bưởi nói riêng được coi là một trong bốn loại cây ăn quả chủ lực.

- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: ở đây có một tập đoàn cam quýt rất phong phú như: Cam chanh, cam sành, cam giấy, bưởi, quýt, quất. Các giống được ưa chuộng hiện nay là cam sành, cam mật, bưởi năm roi, bưởi Long Tuyền.

- Vùng Bắc Trung bộ: Trong vùng này có hai vùng bưởi đặc sản đó là bưởi Thanh Trà của Huế, bưởi Phúc Trạch của Hương Khê. Với ưu việt của mình, diện tích bưởi Phúc Trạch ngày được mở rộng. Trong năm 2006, diện tích trồng bưởi Phúc Trạch lên đến 1600 ha, trong đó có khoảng 950 ha đã cho quả, sản lượng quả bình quân những năm gần đây đạt 12-15 nghìn tấn/năm.

- Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc: cây có múi ở vùng này được trồng ở những vùng đất ven sông, suối như sông Hồng, sông Lô, sông Gâm, sông Chảy. Hiện chỉ còn một số vùng tương đối tập trung là Bắc Sơn, Bắc Quang (Đỗ Đình Ca, 2008) [3], riêng cây bưởi ở vùng này có 474 ha chiếm 17,5% diện tích cây có múi với giống bưởi Đoan Hùng ngon nổi tiếng.

Bảng 2.4 Tình hình sản xuất cam, bưởi ở Việt Nam từ 2012 đến 2016 Chỉ tiêu Bưởi Cam Bưởi Cam Bưởi Cam

(Nguồn : FAOSTAT/Statistics (2018) [22]) Qua bảng số liệu trên ta thấy trong 5 năm trở lại đây tình hình sản xuất cam và bưởi tương đối ổn định. Sản lượng bưởi từ năm 2012 đến năm 2016 tăng 4693 nghìn ha,về năng suất bưởi tăng nhưng không đáng kể đến năm 2016 đạt 118,120 tạ/ha , còn sản lượng năm 2012 đạt 437436 nghìn tấn đến năm 2016 đạt 497288 nghìn tấn tăng 59852 nghìn tấn. Tuy chưa có số liệu thông kê riêng biệt về từng loại quả có múi, song cũng dễ dàng nhận thấy rằng

ở nước ta bưởi được trồng hầu hết khắp các tỉnh trong nước và có nhiều vùng sản xuất tập trung nổi tiếng như bưởi Đoan Hùng- Phú thọ, bưởi Phúc

Trạch- HàTĩnh, Thanh Trà-Thừa Thiên Huế, v.v….., đặc biệt là vùng bưởi Đồng bằng sông Cửu Long.

Bưởi ở Việt Nam chủ yếu sử dụng để ăn tươi và hiện tại sản xuất bưởi của nước ta vẫn chưa đủ để cung cấp cho thị trường trong nước. Một vài năm gần đây đã có một số công ty như Hoàng Gia, Đông Nam đã bắt đầu những hoạt động như đầu tư sản xuất, áp dụng các biện pháp quản lý chất lượng theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP- good Aricultura Practices), đăng ký thương hiệu một số giống bưởi ngon như bưởi Năm Roi, Da Xanh, Phúc Trạch,.. với mục đích xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

Sản xuất bưởi ở nước ta vẫn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch, đặc biệt là việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng theo hướng vệ sinh ăn toàn thực phẩm.

b) Tình hình sản xuất bưởi ở tỉnh Thái Nguyên

Hiện nay, cây ăn quả đặc biệt là cây ăn quả có múi đang được đánh giá là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nông dân đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái cho các tỉnh trung du và miền núi, trong đó có tỉnh Thái Nguyên. Trong những năm gần đây tỉnh Thái Nguyên đã bắt đầu quan tâm đến việc phát triển vùng cây ăn quả, trong đó có cam, quýt, bưởi.

Từ năm 2007, PGS TS Ngô Xuân Bình đã thí nghiệm trồng thử giống bưởi da xanh chiết và ghép ở xóm Gốc Gạo - xã Tức Tranh - huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên và cho đến nay đã có những kết luận bước đầu: các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của các giống thí nghiệm đều tốt hơn hẳn so với các giống bưởi của miền Bắc. Khả năng ra hoa, đậu quả trung bình, tuy nhiên chất lượng rất tốt đặc biệt là khả năng chống chịu với những yếu tố bất lợi vượt trội so với các giống địa phương, thí nghiệm được bố trí ở diện tích nhỏ và thời gian ngắn.

25

Trong những năm gần đây, huyện Đại Từ cũng đã xây dựng thành công vùng sản xuất tập trung và thương hiệu “Bưởi Tiên Hội”. Sau khi nhận thấy điều kiện sinh trưởng của cây bưởi phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương, phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, xã Tiên Hội và đơn vị chuyên môn đã hỗ trợ người dân đưa cây bưởi vào làm cây trồng chính trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, các đơn vị cũng hỗ trợ người dân thực hiện chương trình sản xuất bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP, nâng cao chất lượng, quảng bá thương hiệu, quy hoạch và tư vấn kĩ thuật giúp người dân mở rộng diện tích trồng bưởi. Được sự giúp đỡ của các đơn vị chuyên môn, đến nay bưởi Tiên Hội đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể.

Ngoài ra, tỉnh Thái Nguyên cũng đang xây dựng Đề án Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và xây dựng vùng cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao với quy mô lớn.

2.4. Những nghiên cứu về cây bưởi và công tác chọn lọc bình tuyển trên Thế Giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng của một số giống bưởi tại xã tân cương, thành phố thái nguyên (Trang 30 - 35)

w