Kết quả theo dõi động thái tăng trưởng chiều dài lộc

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng của một số giống bưởi tại xã tân cương, thành phố thái nguyên (Trang 52 - 55)

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.2.Kết quả theo dõi động thái tăng trưởng chiều dài lộc

4.1. Kết quả theo dõi khả năng sinh trưởng của giống bưởi thí nghiệm

4.1.2.Kết quả theo dõi động thái tăng trưởng chiều dài lộc

Chiều dài lộc và đường kính lộc của cây ăn quả nói chung và cây bưởi nói riêng là một trong những chỉ tiêu cơ bản phản ánh về tình hình sinh trưởng và phát triển của giống. Qua đó chúng ta có thể biết được giống sinh trưởng tốt hay không, giống nào có lộc phát triển mạnh, tăng nhanh chiều dài và đường kính, lộc có kích thước lớn chứng tỏ giống có khả năng sinh trưởng mạnh, từ đó tạo tiền đề cho cây phát triển tốt sau này sẽ cho năng suất cao, ngược lại cây có lộc phát triển kém cả chiều cao và đường kính thì giống đó sinh trưởng phát triển kém dẫn tới năng suất sản lượng sau này có thể kém.

Tuy nhiên sự sinh trưởng phát triển của cây bưởi phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện ngoại cảnh, điều kiện đất đai, kỹ thuật chăm sóc và đặc điểm di truyền của giống. Nếu thâm canh tốt, điều kiện ngoại cảnh thích hợp các đợt lộc sẽ sinh trưởng mạnh và ngược lại. Giai đoạn khác nhau, các chỉ tiêu này đều đóng vai trò hết sức quan trọng. Giai đoạn kiến thiết cơ bản các chỉ tiêu này liên quan rất nhiều đến bộ khung tán, bộ khung tán tốt sẽ là cơ sở cho cây đạt năng suất và sản lượng cao. Ở giai đoạn kinh doanh, những chỉ tiêu này cũng rất quan trọng với việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

42

Bảng 4.3: Động thái tăng trưởng chiều dài lộc Thu của các giống bưởi

CT 1 2 3 LSD.05 CV % P

Bảng 4.4: Động thái tăng trưởng chiều dài lộc Đông của các giống bưởi

CT 1 2 3 LSD.05 CV % P

Qua bảng số liệu trên cho thấy:

- Chiều dài sinh trưởng của các đợt lộc có sự khác nhau rõ rệt.

Cả 2 đợt lộc sau khi nhú từ 7 đến 28 ngày thì tốc độ chiều dài tăng nhanh và tăng nhiều nhất, từ ngày 28 đến ngày thứ 35 thì tăng chậm, từ ngày

43

Qua xử lý số liệu thống kê cho thấy ở đợt lộc Thu chiều dài lộc trung bình sau khi ngừng sinh trưởng của bưởi da xanh Đài Loan và 2 giống còn lại có chiều dài trung bình dao động từ 18,72 đến 21,99cm. Đợt lộc Đông chiều dài lộc trung bình khi ngừng sinh trưởng của các giống dao động từ 18,00 đến 20,90cm. Trong các giống thí nghiệm thì bưởi da xanh Đài Loan có chiều dài lộc khi thành thục lớn nhất đạt 20,90 đến 21,99cm, sau đó đến bưởi Diễn đạt 18,22 đến 19,58cm, chiều dài lộc nhỏ nhất ở cả 2 đợt lộc là giống bưởi Đỏ 18,00 đến 18,72cm.

Như vậy chiều dài lộc thành thục của giống bưởi da xanh Đài Loan lớn hơn 2 giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

Chiều dài của các đợt lộc có sự khác nhau, sự tăng trưởng của chiều dài cũng khác nhau. Điều kiện nhiệt độ, chế độ ánh sáng, ẩm độ, giống,... ảnh hượng rất lớn đến sinh trưởng của cây cũng như chiều dài lộc. Để có cơ sở cho việc xây dựng quy trình kỹ thuật trồng trọt thâm canh sau này, cần tiếp tục theo dõi những chỉ tiêu này ở các năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng của một số giống bưởi tại xã tân cương, thành phố thái nguyên (Trang 52 - 55)