Kích thước lộc thành thục

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng của một số giống bưởi tại xã tân cương, thành phố thái nguyên (Trang 55 - 58)

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Kết quả theo dõi khả năng sinh trưởng của giống bưởi thí nghiệm

4.1.3. Kích thước lộc thành thục

Đối với cây ăn quả nói chung và cây bưởi nói riêng, để đánh giá được khả năng sinh trưởng mạnh hay yếu, ngoài việc theo dõi số lượng lộc, động thái tăng trưởng chiều dài lộc, chúng ta cần đo kích thước lộc thành thục và đếm số lá trên lộc thành thục, kích thước lộc thành thục lớn, dài, có nhiều lá chứng tỏ cây sinh trưởng tốt. Khi lộc thành thục qua theo dõi chỉ tiêu , chúng tôi thu được kết quả sau:

Bảng 4.5 Chiều dài, số lá và kích thước cành thành thục của bưởi thí nghiệm năm 2017 Công thức 1 2 3 LSD.05 CV (%) P

Qua số liệu bảng 4.5 trên cho thấy:

- Chiều dài lộc thành thục giữa các giống thí nghiệm có sự chênh lệch đáng kể giữa các giống và giữa các đợt lộc. Chiều dài lộc thành thục của giống bưởi da xanh Đài Loan lớn nhất, bưởi Đỏ có chiều dài lộc thành thục nhỏ nhất ở cả 2 đợt lộc, chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

- Đường kính lộc thành thục: Qua xử lý thống kê cho thấy đường kính lộc giữa các giống bưởi nghiên cứu có sự chênh lệch giữa các giống và giữa các đợt lộc, đường kính lộc thành thục giữa các giống bưởi dao động từ 0.23 - 0.37 cm. Trong cả 2 đợt lộc giống bưởi Diễn có đường kính lộc lớn nhất (0,28-0,37cm) , sau đó đến bưởi da xanh Đài Loan (0,26-0,31cm) , nhỏ nhất là giống bưởi Đỏ (0,23-0,28cm).

- Số lá trên lộc thành thục của các giống thí nghiệm dao động từ 12 đến 13,2 lá ở cả 2 đợt lộc. Kết quả xử lý thống kê cho thấy sai khác không có ý nghĩa, số lá trên lộc của các giống bưởi nghiên cứu là tương đương nhau.

- Sự tăng trưởng về chiều dài của lộc giữa các giống có sự khác nhau so với kết quả của tác giả Vàng Dùng Thề (2017) [16]. Tác giả Vàng Dùng Thề cho rằng chiều dài lộc thành thục của 3 công thức ở cả 2 đợt lộc đều không có sự sai khác, chiều dài lộc của 3 giống thí nghiệm tương đương nhau. Kết quả nghiên cứu của tác giả Vàng Dùng Thề có sự khác nhau so với kết quả nghiên cứu trong thí nghiệm này. Sự khác nhau này có thể do ảnh hưởng của điều kiện khí hậu đối với mỗi giống.Từ tháng 1-4 thời tiết còn khá lạnh, khô, giống bưởi da xanh Đài Loan do mới mang về trồng nên khả năng thích ứng chậm hơn so với các giống khác. Tuy nhiên đến tháng 6 thời tiết ấm, lượng mưa lớn gặp điều kiện thuận lợi nên bưởi da xanh Đài Loan sinh trưởng tốt, lộc to khỏe hơn.

Qua kết quả theo dõi ta thấy ở đợt lộc Đông chiều dài lộc , đường kính lộc, và số lá trên lộc thành thục ít hơn đợt lộc Thu. Nguyên nhân chúng tôi cho rằng ở đợt lộc Đông điều kiện thời tiết lạnh và khô nên ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của đợt lộc.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng của một số giống bưởi tại xã tân cương, thành phố thái nguyên (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w