3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập số liệu thứ cấp: Qua các bản báo cáo tình hình của xã, tài liệu của xã, thông tin trên internet và một số nghiên cứu trước đây để tiến hành đánh giá chi tiết. Dựa vào nguồn số liệu có sẵn, đã được công bố để phục vụ cho nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế của xã.
Bảng 3.1. Thu thập nguồn thông tin thứ cấp
Loại thông tin
Điều kiện tự nhiên, đất đai của xã Điều kiện kinh tế xã hội của xã Kết quả sản xuất kinh doanh xã Thông tin khác
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Là phương pháp thu thập thông tin chưa được công bố ở bất kỳ ở một tài liệu nào. Trong đề tài để thu thập các thông tin sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu cần xây dựng bảng hỏi phỏng vấn người dân để thu thập các số liệu. Bằng cách
13
điều tra nhanh địa phương và có sự tham gia của người dân. Xây dựng phiếu điều tra: phiếu điều tra này được xây dựng cho các hộ điều tra gồm các thông tin cơ bản. Quan sát hoạt động sản xuất để rút ra kết luận liên quan đến nội dung nghiên cứu.
3.4.2. phương pháp chọn mẫu phỏng vấn
Phỏng vấn trực tiếp 60 hộ nông dân sản xuất mía trên địa bàn xã Thị Hoa, do thời gian điều tra thu thập thông tin nghiên cứu, nguồn lực tài chính, khả năng tiếp cận nông hộ có hạn vì có những hộ suy nghĩ sai lệch cho người điều. Cũng theo nguyên lý thống kê, các mẫu điều tra trên 30 mẫu thì đã có ý nghĩa về mặt thống kê.
Chọn xóm điều tra, những xóm có đặc điểm điều kiện khác nhau, mang tính đại diện cho cả xã. Đó là xóm Bản Nhảng có diện tích trồng mía vào loại nhỏ của xã. Xóm Phia Đán có diện tích trồng mía tương đối lớn của xã. Xóm Thôm Quỷnh là xóm có diện tích hàng năm vào loại lớn của xã. Chọn hộ điều tra, chia nhóm các hộ theo quy mô diện tích: QMN (dưới 0,5 ha), QMV (0,5 - 1 ha), QML (trên 1 ha). Qua khảo sát tình hình thực tế tại địa phương tôi đã điều tra các nhóm hộ theo cơ cấu ở bảng sau:
Bảng 3.2. Cơ cấu của hộ
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2021)
14
3.4.3. Phương pháp so sánh
Qua việc thu thập và phân tích số liệu, tiến hành so sánh các chỉ tiêu và kết quả sản xuất giữa các năm, so sánh các chỉ tiêu trong sản xuất mía của các nhóm hộ và rút ra những giải pháp giúp cho ngành trồng mía nguyên liệu nơi đây phát triển bền vững đúng với tiềm năng của nó.
3.4.4. Phương pháp định tính sử dụng sơ đồ Venn
Sử dụng sơ đồ Venn để phản ánh nhận thức của người dân về tầm quan trọng và mối quan hệ của các biện pháp canh tác mía nguyên liệu Mức độ quan trọng của các biện pháp này đối với năng suất mía được biểu hiện bằng khoảng cách gần xa từ các vòng tròn thể hiện mức độ ảnh hưởng của các biện pháp canh tác đến năng suất mía.
3.4.5 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
a. Phương pháp thống kê mô tả: Thống kê mô tả, sử dụng các số tuyệt,
tương đối, bình quân, dãy số thời gian để tính toán, so sánh sự biến động của hiện tượng nghiên cứu với nhau và theo thời gian.
Thông qua quan sát thông tin, số liệu tìm hiểu thực tế và số liệu thứ cấp, tiến hành mô tả thực trạng sản xuất kinh doanh nông nghiệp của toàn xã, tình hình chung của hộ điều tra về diện tích đất nông nghiệp, lao động, trình độ, văn hóa,…
b. Phương pháp định tính: Thông qua các cuộc phỏng vấn sâu để xác định vấn đề của hiện tượng nghiên cứu, các nguyên nhân và thăm dò tìm kiếm các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề, phân tích SWOT dựa trên sự phân tích thực trạng, các thế mạnh cần phát huy, các yếu điểm cần khắc phục từ đó phân tích cơ hội và thách thức để đạt được mục tiêu hay yêu cầu đặt ra.
15
Trong quá trình xử lý số liệu để đánh giá tình hình phát triển kinh tế trong hoạt động sản xuất và kinh doanh trên địa bàn xã Thị Hoa có sử dụng một số chỉ tiêu như sau:
* Chỉ tiêu phản ánh kết quả
- Giá trị sản xuất (GO): Là giá trị tính bằng tiền của toàn bộ các loại sản phẩm thu được trên một đơn vị diện tích trong một vụ hay một năm.
GO = Qi*Pi
Trong đó: Qi là sản lượng sản phẩm mía nguyên liệu của hộ thứ i Pi là giá sản phẩm mía nguyên liệu của hộ thứ i
- Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ được đầu tư trong quá trình sản xuất như giống, phân bón, BVTV...
IC = Cj
Trong đó: Cj là chi phí thứ j trong quá trình sản xuất
- Giá trị gia tăng (VA): Là giá trị tăng thêm do quá trình sản xuất.
VA=GO-IC
- Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập của người sản xuất gồm công
lao động của hộ và lợi nhuận khi sản xuất trên một đơn vị diện tích trong một vụ hay một năm.
MI = VA - (T+A+LĐ) Trong đó: T - Thuế
A - Hao mòn tài sản cố định LĐ - Lao động thuê
16
* Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế
H=Q–K H=∆Q–∆K
H=Q/K H=K/Q
H = ∆Q/∆K H = ∆K/∆Q
Trong đó: H - Hiệu quả kinh tế Q - Kết quả sản xuất thu được
K - Chi phí nguồn lực ∆K - Phần tăng
lên của chi phí ∆Q - Phần tăng lên của kết quả
Chỉ tiêu này có thể tính theo hiện vật hoặc giá trị. - HQKT tính trên một đồng chi phí trung gian
+ GO/IC: Giá trị sản xuất trên một đồng chi phí trung gian + VA/IC: Giá trị gia tăng trên một đồng chi phí trung gian +MI/IC: Thu nhập hỗn hợp trên một đồng chi phí trung gian - HQKT tính trên một ngày công lao động gia đình
+ GO/LĐGĐ: Giá trị sản xuất trên một ngày công lao động gia đình + VA/LĐGĐ: Giá trị gia tăng trên một ngày công lao động gia đình + MI/LĐGĐ: Thu nhập hỗn hợp trên một ngày công lao động gia đình
* Các công thức tính toán số liệu liên quan
- Năng xuất =sản lượng (tấn/ha)
diện tích
- Sản lượng = Năng xuất x diện tích - Doanh thu = Năng xuất x giá bán - Lãi = Doanh thu – chi phí
* Số liệu thu thập sẽ được xử lý trên phần mềm Excel.
15
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn xã Thị Hoa
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Thị Hoa là một xã vùng sâu vùng xa, nằm ở phía Đông Nam của huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng, cách trung tâm huyện 16 km.
Phía Đông và phía Nam tiếp giáp với huyện Long Châu - Trung Quốc. Phía Bắc giáp với xã Thống Nhất.
Phía Tây giáp với xã Cô Ngân.
Với vị trí địa lý như vậy tạo điều kiện thuận lợi cho xã Thị Hoa phát triển kinh tế nông nghiệp nhất là cây mía. Đặc biệt là xã có tỉnh lộ 214 chạy qua theo chiều Bắc - Nam, kéo dài đến cửa khẩu Bí Hà trên địa phận xã, điều đó giúp người dân thuận lợi cho việc trao đổi buôn bán trực tiếp với Trung Quốc, một nước có nền kinh tế phát triển mạnh.
4.1.1.2. Địa hình
Xã có địa hình khá phức tạp, có núi đá vôi chiếm khoảng 60% tổng diện tích. Xong địa hình vùng trũng lại tương đối bằng phẳng bởi các thung lũng hẹp xen kẽ giữa các dãy đồi tạo ra một địa bàn thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn.
Đất đai của xã gồm các loại đất:
- Đất đồi núi: Là loại đất đỏ vàng, hiện nay số diện tích đất này đang được trồng mía, cây ăn quả và cây lâm nghiệp.
- Đất bằng: Do quá trình canh tác đã biến đổi có nhiều đặc tính tốt, thành phần cơ giới thịt trung bình, loại đất này thích hợp cho các loại lúa và một số các loại hoa màu, rau đậu các loại.
16
4.1.1.3. Khí hậu
Ảnh hưởng của vị trí địa lý và cấu trúc địa hình, khí hậu đặc trưng của xã Thị Hoa mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa, hình thành những tiểu vùng sinh thái nhiệt đới cho phép phát triển đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi khác nhau. Do chịu sự chi phối của địa hình không bằng phẳng và ảnh hưởng độ cao, nên mang tính chất đặc thù của dạng khí hậu lục địa miền núi cao, mùa hè mát mẻ, mùa đông lạnh hơn so với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Với điều kiện khí hậu trên rất phù hợp với các loại cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả. Vùng đồi núi cao, ven suối thích hợp trồng các loại cây như: Hồi, Quế,... vùng thấp phù hợp loại với cây ăn quả như: Nhãn, Vải, Hồng, Mác Mật,...
4.1.1.4. Thủy văn
Xã có nguồn nước phong phú, trong địa bàn có hệ thống các suối nhỏ như suối Canh Thưn, Khơ Lẹp, Tà Cáp và các con suối nhỏ khác chảy trong địa bàn, đặc biệt có một con sông bắt nguồn từ biên giới Việt - Trung chạy qua địa bàn xã, sau đó lại chạy về Trung Quốc. Các con suối trên phụ thuộc vào chế độ mưa, mùa mưa, các lưu lượng nước dồn nhanh vào sông lớn, tạo nên dòng chảy lớn và xiết, mùa khô lưu lượng nước nhỏ, dòng chảy ít, mực nước sông khá thấp.
4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai
Những năm qua, việc sử dụng đất đai của xã Thị Hoa có sự thay đổi theo hướng tăng dần đất lâm nghiệp, xây dựng, giảm tỷ trọng đất nông nghiệp. Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã là hơn 2.742,77 ha năm. Trong đó, đất nông nghiệp chiếm diện tích lớn nhất trên 90%, đất phi nông nghiệp chiếm khoảng 5% còn lại là đất chưa sử dụng. Xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới chính vì thế đất nông nghiệp giảm nên một phần diện tích đất
17
nông nghiệp được chuyển sang cho xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và đời sống dân cư như: Các công trình giao thông, trường học, ủy ban nhân dân, đồn biên phòng,... Bên cạnh đó, dân số và lao động ở xã Thị Hoa hàng năm cũng tăng đáng kể, nên xã có dành quỹ chuyển đổi đất sang đất phục vụ nhà ở.
Về diện tích đất trồng mía của xã trong 3 năm gần đây liên tục tăng, dao động trong khoảng 30 - 45% đất nông nghiệp. Diện tích đất trồng mía toàn xã năm 2018 là 180 ha nhưng đến năm 2020 tăng lên 232 ha. Các loại có xu hướng tăng nhẹ như: đất ở, đất trồng cây hàng năm. Bình quân diện tích đất nông nghiệp của hộ xu hướng giảm.(Nguồn: UBND tỉnh Cao Bằng (2020), văn bản quyết định công nhận xã Thị Hoa đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020, UBND tỉnh Cao Bằng)[10]
18
Bảng 4.1. Thực trạng sử dụng đất đai xã Thị Hoa qua 3 năm 2018-2020 Diễn giải
I. Tổng diện tích đất tự nhiên
1. Đất nông nghiệp
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp - Đất trồng cây hàng năm
+ Đất trồng lúa + Đất trồng mía
1.2 Đất sản xuất lâm nghiệp
1.3 Đất nông nghiệp khác
2, Đất phi nông nghiệp
2,1 Đất ở
2,2 Đất chuyên dụng
2,3 Đất phi nông nghiệp khác 3, Đất chưa sử dụng
II. Một số chỉ tiêu BQ
2,1 Đất nông nghiệp/hộ
(Nguồn: UBND xã Thị Hoa)
19
4.1.2.2. Tình hình dân số và lao động
Mỗi quốc gia dân số và lao động luôn là nhân tố hàng đầu cho phát triển kinh tế xã hội. Nơi có lực lượng lao động dồi dào, chất lượng tốt thì nơi đó phát triển tạo điều kiện để nâng cao đời sống. Ngược lại, nơi có nhân lực lao động thấp thì nơi đó kém phát triển.
Theo thống kê của Ủy ban nhân dân xã hiện nay trên địa bàn xã có 419 hộ, được chia cho 9 cơ sở xóm hành chính (2020). Hàng năm số hộ đều tăng lên khoảng 5 - 8 hộ, đây là do các gia đình tách hộ. Dân số tăng là điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn lao động, nhưng cũng gây sức ép lên vấn đề việc làm và trật tự an toàn xã hội trong xã. Xã Thị Hoa là xã có dân số trẻ cao tạo tiềm lực cho phát triển kinh tế, năm 2018 có 403 hộ và có tổng dân số là 1.432 người trong đó có 1.010 trong độ tuổi lao động chiếm gần 71%, còn lại là người già và trẻ em. Dân tộc Nùng toàn xã có 955 người chiếm 67%, Tày có 477 người chiếm 33%. Đến năm 2020 dân số của xã Thị Hoa đã tăng lên 31 người, đây là lực lượng lao động dồi dào cho phát triển kinh tế xã hội của xã. Hiện nay do sức hút và phát triển của các khu công nghiệp nên lao động trong những năm qua tình trạng thiếu lao động trong vụ mùa. Chính vì thế, vấn đề thiếu lao động thời vụ đã trở thành vấn đề khó khăn cho chính quyền xã.
Lao động nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao 98% lao động của xã, lao động khác chỉ chiếm hơn 1%. Năm 2018 có 1.432 người trong đó lao động nông nghiệp chiếm 944 chiếm 69,41% dân số còn LĐ CN - DV - TM thì rất ít. Đến năm 2020 lao động nông giảm đi còn 1.171 lao động, nhưng không đáng kể. Do chuyển sang hoạt động kinh doanh, dịch vụ. Vì đa số là lao động nông nghiệp nhưng đất đai ngày càng ít. Điều đó đã tạo ra vấn đề di cư lao động xuống các khu công nghiệp, gây nên tình trạng thiếu lao động trong thời gian thu hoạch mía.
20
Bảng 4.2. Dân số, lao động xã Thị Hoa qua 3 năm 2018-2020
Diễn giải
1. Dân số - Nam - Nữ
2. Tổng lao động (Người) 2.1. Lao động nông nghiệp 2.2 LĐ CN-DV-TM
3. Tổng số hộ
21
4.1.2.3. Cơ sở hạ tầng
- Giao thông trong hiện nay vô cùng phát triển và được nâng cấp đến các vùng khó khăn trong xã. Xã Thị Hoa có tỉnh lộ 214 chạy qua theo chiều Bắc - Nam, kéo dài đến cửa khẩu Bí Hà trên địa phận xã và có hệ thống đường giao thông liên xã, liên xóm. Có vị trí và hệ thống giao thông như vậy tạo điều kiện thuận lợi cho xã phát triển kinh tế - xã hội, trung chuyển, giao thương hàng hóa giữa các vùng của tỉnh Cao Bằng và giao thương với Trung Quốc. Đây cũng là nơi trao đổi nông sản trên thị trường, cũng như mía cây từ vùng sản xuất đến nhà máy đường ở trong nước và nước ngoài nhất là Trung Quốc.
- Hệ thống lưới điện hiện nay trên địa bàn xã đã có đầy đủ 100%, có các trạm điện chạy bằng nước, phục vụ đầy đủ điện cho sản xuất trên địa bàn.
- Có hệ thống thủy lợi từ các sông suối, kênh mương kiên cố đã được nâng cấp và đưa nước tới đồng ruộng. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng khô hạn, thiếu nước vào mùa khô gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
- Về y tế giáo dục, hiện nay xã Thị Hoa có một trạm khám chữa bệnh cho người dân. Trường học đã đáp ứng đủ nhu cầu cho học tập của các em học sinh trên địa bàn xã gồm 2 trường tiểu học, một trường trung học cơ sở, tất cả đều được xây dựng mới, trang thiết bị đủ đáp ứng nhu cầu học tập và làm việc cho cán bộ viên chức phục vụ cho công tác y tế - giáo dục cho nhân dân trong xã.