Đặc điểm nguồn lực của các hộ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất và kinh doanh trên địa bàn xã thị hoa, huyện hạ lang, tỉnh cao bằng (Trang 57 - 66)

4.3. Hiệu quả kinh tế các hộ điều tra và các nhân tố ảnh hưởng hoạt động

4.3.1. Đặc điểm nguồn lực của các hộ

4.3.1.1. Nhân khẩu và lao động các nhóm hộ

Con người là nguồn lực lao động là một chỉ tiêu quan trọng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Qua đó, cho biết nguồn vốn con người của mỗi hộ. Đối với việc trồng mía, nguồn nhân lực lao động quyết định đến tất cả quá trình thực hiện công việc đó, cho biết thu nhập của hộ, năng suất và quy mô sản xuất mía của hộ.

34

Bảng 4.6. Nhân khẩu và lao động của nhóm hộ điều traChỉ tiêu Chỉ tiêu

1. Tổng số hộ điều tra 2. Nhân khẩu

3. Lao động trong độ tuổi 4. Lao động nông nghiệp chính

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2021) Lao động là yếu tố quyết định đến kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ.

Trong đó, lao động nông nghiệp là những người tham gia vào quá trình sản xuất. Với số lao động tham gia vào hoạt động nông nghiệp của các nhóm hộ bình quân 3,09 LĐ/hộ trong đó nhóm hộ có lao động tham gia sản xuất nông nghiệp nhiều nhất là nhóm hộ QMN 3,3 lao động/hộ, tiếp theo là nhóm hộ QMV 3,24 lao động/hộ, thấp nhất là nhóm hộ QML chỉ có 2,47 lao động/hộ. Điều này chứng tỏ quy mô sản xuất nông nghiệp ở xã tương đối lớn, đã thu hút lao động tham gia nhiều.

4.3.1.2. Nguồn lực đất đai

Đất đai là tư liệu sản xuất của người nông dân và là yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Đất nông nghiệp là loại đất được Nhà nước giao cho người dân để phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp, bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng,.. Là tư liệu sản xuất chủ yếu đặc biệt không thể thay thế của ngành nông - lâm - ngư - nghiệp. Vì vậy, để sản xuất nông nghiệp cần phải sử dụng đất đai một cách hợp lý nhằm đạt hiệu quả cao.

35

Trên địa bàn nghiên cứu 3 xóm là Bản Nhảng, Phia Đán và Thôm Quỷnh, ulà những xóm có đặc điểm điều kiện khác nhau, mang tính đại diện cho cả xã. Đó là xóm Bản Nhảng có diện tích trồng mía vào QMN (dưới 0,5 ha). Xóm Phia Đán có diện tích trồng mía tương đối lớn QMV (0,5 - 1 ha). Xóm Thôm Quỷnh là xóm có diện tích hàng năm vào loại lớn QMV (0,5 - 1 ha). Từ năm 2007 hầu hết các hộ dân đã chuyển đổi cây trồng sang sản xuất mía. Cây mía đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc xóa đói giảm nghèo và làm tăng thu nhập của hộ nông dân.

Bảng 4.7. Phân bố đất đai của nhóm hộ

(Tính bình quân cho 1 hộ) ( ĐVT: m2/hộ) Loại đất I Tổng diện tích đất của hộ 1.Đất thổ cư 2.Đất NN -Đất trồng mía -Đất trồng cây hàng năm khác 3.Đất lâm nghiệp

II.Chỉ tiêu bình quân

1.Diện tích đất NN/khẩu 2.Diện tích đất mía/khẩu 3.Diện tích đất NN/LĐ 4.Diện tích đất mía/LĐ

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2021)

36

Qua bảng trên ta thấy diện tích đất nông nghiệp bình quân trên hộ tương đối lớn dao động từ 6.000m2 đến trên 16.000 m2. Trong đó đất trồng mía chiếm tỷ lệ cao nhất. Diện tích đất giữa các nhóm hộ theo quy mô có sự khác nhau về các loại đất thổ cư, đất nông nghiệp. Đối với hộ QML diện tích đất trồng mía trung bình 12.530 m2/hộ và 2.735 m2/khẩu, trong khi đó hộ QMV và QMN lần lượt là 7.900 m2/hộ và 1681m2/khẩu, 4050 m2/hộ và 964 m2/khẩu.

Các hộ thuộc xóm Phia Đán chủ yếu canh tác trên diện tích đất gò đồi thấp, người dân trồng các loại cây màu như ngô, đỗ tương, lạc, sắn...Đối với các hộ thuộc xóm Thôm Quỷnh thì diện tích đất bình quân của hộ lớn hơn Phia Đán bao gồm cả đất đồi và đất bằng phẳng. Họ sử dụng cả hai loại đất này để trồng mía. Do đó diện tích đất trồng mía cũng nhiều hơn thuộc QML và QMV. Bản Nhảng cũng là xóm có nhiều đất canh tác là các gò đồi thấp, thoải rất thích hợp trồng cây công nghiệp hàng năm nhất là cây mía.

4.3.1.3. Trang thiết bị vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất

Tư liệu sản xuất là những dụng cụ phục vụ cho sản xuất là nhân tố quan trọng việc nâng cao năng suất cây trồng, năng suất lao động, năng suất đất đai, qua đó giúp giảm chi phí sản xuất và nâng cao HQKT. Hiện nay, mức độ đầu tư vào trang thiết bị sản xuất của các hộ gia đình càng cao, có nhiều cơ hội tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên vẫn gặp phải khó khăn trong quá trình sản xuất do điều kiện đất đai nhỏ lẻ, gây cản trở cho người nông dân trong việc sử dụng các loại máy móc vào sản xuất.

37

Bảng 4.8. Tình hình tư liệu sản xuất mía nhóm hộ

(Tính bình quân cho 1 hộ)

Chỉ tiêu

1.Trâu bò cày kéo 2.Máy cày, bừa 3.Xe 3 bánh

4.Bình bơm thuốc sâu 5.Máy bơm nước

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2021) Có thể thấy trang bị dụng cụ cho sản xuất mía của các hộ là không giống nhau. Ngoài những dụng cụ thường dùng như cuốc làm cỏ, dao làm cỏ, dao chặt mía thì các dụng cụ có giá trị lớn được các hộ đầu tư.

Các dụng cụ như máy cày, máy bừa, bình bơm thuốc sâu đã có sự đầu tư hầu như 100%. Các hộ QMN có dụng cụ đầy đủ như: xe 3 bánh, bình bơm thuốc sâu máy cày, bừa,... Các hộ ngoài trồng mía còn trồng nhiều cây màu khác như trồng lúa, ngô, đậu đỗ, lạc, sắn,... Sản xuất hiện nay đã sử dụng các máy móc hiện đại nên đã giúp cho năng xuất nông sản tăng. Trong 60 hộ điều tra chỉ có 1,67 cái máy cày/hộ, trong đó nhóm hộ QML có 1,26 cái /hộ, QMV 1,00 cái/hộ và nhóm hộ QMN có 0,92 cái/hộ.

Hiện nay, các trang thiết bị của các hộ đã được đầu tư đầy đủ, có những hộ còn đầu tư 2 cái trở lên nhằm phục vụ cho sản xuất. Xe 3 bánh là loại xa được mua từ Trung Quốc đã được người dân đầu tư mỗi nhà có từ 1 - 2 xe và các thiết bị khác như: giá đỡ khi chặt, máy làm cỏ,...

38

4.3.1.4. Nguồn vốn sản xuất

Bảng 4.9. Vay vốn sản xuất mía của các hộ điều tra

(Bình quân 1 hộ)

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2021) Tỷ lệ hộ trồng mía phụ thuộc vào nguồn vốn vay là không cao như các năm trước đây, tỷ lệ hộ vay vốn ở QMN là lớn nhất chiếm 40,15%, tiếp theo là QMV và QML lần lượt là 31,07%; 19,58%. Tổng số vốn trung bình chung của các nhóm hộ là 58,86 triệu đồng/hộ, ở QMN có tổng vốn 47,07 triệu đồng/hộ ít nhất trong 2 nhóm hộ. QMV và QML lần lượt có tổng số vốn là 62,95 triệu đồng/hộ, 66,64 triệu đồng/hộ. Bình quân vốn vay của nhóm hộ QMN 14,20 triệu đồng/hộ cũng lớn hơn so với các hộ thuộc QMV và QML là 11,75 triệu đồng/hộ, 4,53 triệu đồng/hộ. Ở QMN vốn tự có trung bình của hộ là 32,87 triệu đồng/hộ thấp hơn so với nhóm hộ QMV và QML. Điều này được lý giải rằng, do các hộ thuộc QMV và QML phần đa là các hộ khá, nguốn vốn tự có tích lũy được qua các năm cao. tự chủ được nguồn vốn cho sản xuất nên họ chỉ cần vay vốn với lượng nhỏ. Các hộ QMN là những hộ nghèo hoặc mới tách hộ nên gặp khó khăn về vốn, buộc họ phải vay vốn để đầu tư cho sản xuất mía.

39 60 51.12 50 40 30 20 8.12 10 0

Ngân hàng NN&PTNT Ngân hàng CSXH

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2021)

Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ vay vốn của các hộ

Vay vốn chính là bổ sung khi đang thiếu vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất nhằm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, vấn đề vay vốn đang được người dân quan tâm, song song với đó là các nguồn vốn cũng đa dạng, giúp cho người dân có thể vay vốn dễ dàng. Qua bảng 4.3 cho thấy tỉ lệ vay vốn của các hộ tại các nguồn là khác nhau. Nhưng đối với nông thôn xã Thị Hoa thì ngân hàng NN&PTNT chính là nguồn vay vốn tin dùng nhất, do lãi suất thấp (từ 0,3% đến 0,8%) nên tỷ lên vay là 51,12%, còn phía ngân hàng CSXH chỉ đạt 8,12% do hiện nay, xã đã đạt chuẩn nông thôn mới nên hộ nghèo cũng đã giảm. Ngoài vay tại các ngân hàng thì người dân có cũng có xu hướng vay ngoài hoặc từ người xung quanh vì chủ yếu là không có lãi xuất, quen biết và vay được ngay.

40

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất và kinh doanh trên địa bàn xã thị hoa, huyện hạ lang, tỉnh cao bằng (Trang 57 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w