4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn xã Thị Hoa
4.1.4. Đánh giá thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã
đến phát triển kinh tế nói chung và phát triển cây mía nói riêng.
a. Thuận lợi
Đất đai là điều kiện thuận lợi cho Thị Hoa phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên canh và sản xuất hàng hóa. Với phần lớn là diện tích đất đỏ vàng, đây là loại đất sản xuất rất thích hợp cho trồng cây mía, cây ăn quả, cây lâm nghiệp.
Hiện nay hệ thống giao thông đã phát triển toàn diện và xã có cửa khẩu Việt Trung nên thuận tiện cho việc sản xuất cũng như tiêu thụ mía nguyên liệu.Trong một vài năm gần đây, để thuận tiện cho việc ổn định và phát triển cây mía thì xã Thị Hoa đã thành lập ban chỉ đạo trồng mía của xã. Đây là cầu nối về quy hoạch và thúc đẩy trồng mía xuất khẩu.
Dân số trẻ trong xã Thị Hoa chiếm số lượng lớn, là lực lượng lao động dồi dào cho phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới và xóa đói giảm nghèo.
b. Khó khăn
Nhìn chung bên cạnh đó hệ thống giao thông một số xóm chưa được đầu tư đúng mức gây khó khăn cho việc đi lại cũng như giao lưu kinh tế với các vùng của người dân trong xã. Đây là vấn đề khó khăn của xã mà đang được các cấp chính quyền xã huy động nguồn vốn của người dân và cấp trên.
Tuy nhiên dân số trong độ tuổi lao động dồi dào, nhưng hiện nay đất sản xuất giảm, dẫn tới thất nghiệp tăng trong một số năm gần đây. Chính điều này đã dẫn tới một bộ phận không nhỏ lao động đi làm ăn xa như đi các công ty KCN, các thành phố lớn,… Bởi vậy mà có nghịch lý là thiếu lao động trong lúc thời vụ, đặc biệt trong thời kì thu hoạch mía. Từ đó đẩy giá thuê lao động lên cao, đôi khi
26
cũng không thuê được lao động để thu hoạch mía. Do thu hoạch không đúng thời vụ nên đã làm giảm chất lượng mía, giảm đáng kể thu nhập của người dân.
Xã Thị Hoa hầu hết là người dân tộc Nùng và dân tộc Tày. Điều này cũng một phần ảnh hưởng tới thói quen sản xuất thủ công, áp dụng khoa học kỹ thuật gặp không ít khó khăn.