Kênh tiêu thụ mía của hộ điều tra

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất và kinh doanh trên địa bàn xã thị hoa, huyện hạ lang, tỉnh cao bằng (Trang 74 - 105)

Từ mía nguyên liệu, hộ gia đình có nhiều cách để tiêu thụ:

- Kênh tiêu thụ đầu tiên là người sản xuất bán sản phẩm cho nhà máy đường, tại đây mía sẽ được sản xuất thành những sản phẩm khác nhau, được phân phối cho các đại lý bán buôn bán lẻ để bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Lượng sản phẩm tiêu thụ qua kênh này chiếm khoảng 95%. Mức giá thu mua được nhà máy ấn định vào những lần ký kết hợp đồng. Trong vụ mía vừa qua, nhà máy đã thu mua mía cây của nông dân với mức giá ổn định từ đầu đến cuối

47

vụ là 300 nhân dân tệ 1 tấn tương đương với 1,02 triệu đồng 1 tấn. Đây là mức giá khá cao. Đối với kênh tiêu thụ này có ưu điểm là tiêu thụ được với số lượng lớn, giá cả ổn định và công khai, công bằng với tất cả mọi người sản xuất. Tuy nhiên có nhược điểm là sản phẩm không được phân cấp, tính bình quân chung với tất cả các giống mía khác nhau và với chất lượng các cấp mía khác nhau.

- Kênh tiêu thụ thứ hai, người sản xuất bán sản phẩm cho những hộ dân cũng đang trồng và sản xuất mía. Đối với người trồng mía trên các diện tích đất được trồng mới tại địa phương. Người mua giống mía được tìm chọn những giống mía có năng suất cao, cây to, chồi đảm bảo. Đây là kênh tiêu thụ chiếm tỷ lệ không cao khoảng 5% tổng sản lượng mía cây. Với kênh này người sản xuất có thể định giá, mức giá phụ thuộc vào chất lượng cây mía, chất lượng mía tốt giá mía bán ra cao và ngược lại. Ngoài ra, thời gian lưu thông sản phẩm ngắn, hao hụt sản phẩm ít, ít bị tồn kho, vận chuyển nhanh chóng. Nhược điểm của kênh này là khối lượng hàng hóa ít và chỉ tiêu thụ đối với mía chất lượng cao.

Để đảm bảo lượng tiêu thụ mía cho các hộ gia đình mình thì các hộ nên tạo các mối quan hệ, giữ liên lạc với các thương lái thường xuyên mua và đảm bảo chất lượng mía.

4.3.2.5. Kết quả và hiệu quả sản xuất

Xác định hiệu quả kinh tế trong sản xuất là một công việc mà người dân quan tâm, để tìm ra những biện pháp mới thúc đẩy sản xuất phát triển hơn. Bởi vì trong nền kinh tế thị trường mọi hoạt động sản xuất đều tính đến hiệu quả, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi trình độ nhận thức của người nông dân được nâng cao họ đã biết tính toán, cân đối xem trồng cây gì, nuôi con gì có hiệu quả nhất.

48

Bảng 4.13. Kết quả sản xuất mía của hộ điều tra

(Tính bình quân trên 1 hộ)

Chỉ tiêu

1.Diện tích trồng mía 2.Năng suất mía cây 3.Giá BQ 1 tấn mía cây

4. Doanh thu

5. Lãi

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2021) Qua bảng cho thấy năng suất mía tính trên 1 ha của hộ QMN cao nhất,

81,25 tấn/ha, hộ QML, QMV và QMN thấp hơn chỉ đạt 76,17 tấn/ha và 71,53 tấn/ha. Có sự chênh lệch như vậy là do những hộ QMV và QML chủ yếu sản xuất trên đất đồi thấp, đất đỏ bazan. Ngoài ra, những diện tích ở trên gò đồi hệ thống tưới tiêu không có mía cho năng suất thấp hơn và sự đầu tư chi phí cho chăm sóc, cũng như phân bón thấp. Nhóm hộ QMN thường là những hộ có diện tích đất canh tác ít hơn, diện tích đất trồng mía thường là những vùng đất ruộng, một vụ trồng ngô, lạc hoặc đất trồng cây màu trước đây.

Qua bảng trên cho thấy doanh thu của các nhóm hộ cũng khác nhau, ở QMN chỉ đạt 71,53 triệu đồng/ha do người dân chưa có sự đầu tư đầy đủ phân bón cho cây mía vì vậy trừ đi chi phí đầu tư lãi suất đạt được 49,73 triệu đồng/ha. QMV và QML đã đạt doanh thu đáng lần lượt là 76,17 triệu đồng/ha và 81,25 triệu đồng/ha vì các hộ đã có vốn sẵn và đầu tư về phân bón cũng như chăm sóc nên lãi suất mang lại cao hơn đạt 51,83 triệu đồng/ha và 52,70 triệu đồng/ha. Năng suất mía cây của các hộ trồng mía là thấp so với năng suất tiêu chuẩn của giống mía. Năng suất của vụ mía năm 2020 giảm so với các vụ trước do vụ mía

49

2019 lịch thu hoạch của nhà máy quá muộn và ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên khả năng tiêu thụ khó khăn.

Bảng 4.14. Hiệu quả kinh tế trong việc trồng mía các nhóm hộ theo quy mô

(Tính bình quân 1 ha)

Chỉ tiêu

I. Các chỉ tiêu kết quả

1.GTSX(GO)

2.Chi phí trung gian(IC) 3.Giá trị gia tăng(VA) 4.Chi phí phân bổ (A) 5.Chi phí lao động 6. Chi phí LĐ thuê

7.Thu nhập hỗn hợp(MI) 8.Công LĐGĐ

II. Các chỉ tiêu hiệu quả

1.GO/IC 2.VA/IC 3.MI/IC 4.GO/LĐGĐ 5.VA/LĐGĐ 6.MI/LĐGĐ

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2021) Giá trị sản xuất trên 1 ha mía thì hộ QMN đạt cao nhất 71.526 nghìn đồng/ha, trong khi đó hộ QMV và QML chỉ có 76.177và 81.249 nghìn đồng/ha.

50

Điều này chứng tỏ với sự thâm canh, đầu tư chi phí cao của hộ QMN đã cho GTSX cây mía cao nhất. Nhóm hộ QMV và QML có GTSX cao hơn do diện tích lớn, vốn đầu tư cao. Ngoài sự áp dụng thâm canh cho cây mía còn hạn chế các hộ sản xuất mía còn để số vụ mía lưu gốc quá nhiều nên giá trị sản xuất đạt chưa cao. Giá trị gia tăng trên 1 ha của nhóm hộ QMN đạt cao nhất là 33.672,53 nghìn đồng/ha, sau đó đến hộ QMV là 31.179,55 nghìn đồng/ha và hộ QML là 29.571,25 nghìn đồng/ha .

Đối với chỉ tiêu thu nhập hỗn hợp MI là chỉ tiêu quan trọng và được người sản xuất quan tâm nhất. Vì hộ chủ yếu sản xuất theo phương châm ”lấy công làm lãi”. Sau khi trừ đi chi phí lao động thuê thì thu nhập hỗn hợp của hộ QMN là 27.023,60 nghìn đồng/ha và vẫn đạt cao nhất, hộ QMV là 20.253,09 nghìn đồng/ha và thấp nhất là hộ QML 18.901,74 nghìn đồng/ha.

Về hiệu quả sử dụng đồng vốn (GO/IC) của hộ QMN là 3,02 lần cao hơn hộ QMV (2,75 lần) và QML (3,02 lần). Trong hiệu quả đầu tư công lao động trên 1 ha mía thì nhóm hộ QMN cũng đạt hiệu quả cao nhất với 315,06 nghìn đồng/1 công lao động gia đình, hộ QMV 296,05 nghìn đồng và hộ QML là 282,33 nghìn đồng/1 công lao động gia đình. Đây là mức thu nhập cao so với một công lao động hiện nay 245 nghìn đồng. Điều đó cho thấy hiệu quả kinh tế từ sản xuất mía nguyên liệu mang lại là tương đối cao cho hộ nông dân.

Như vậy, ta thấy mặc dù có mức chi phí tính trên 1 ha mía cao hơn nhưng nhóm hộ QMN vẫn có hiệu quả kinh tế sau cùng là cao nhất, điều đó cho thấy các hộ mạnh dạn đầu tư và chăm sóc cộng với điều kiện thuận lợi về đất đai thì sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Vì vậy, để tăng hơn nữa kết quả và hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu cần tăng thêm mức đầu tư thâm canh cả về vật chất và lao động

51

của các nhóm hộ, đồng thời đầu tư cải tạo chất đất cũng như hệ thống tưới tiêu cho vùng đất đồi của các nhóm hộ QMV và QML.

Việc xác định hiệu quả kinh tế của cây mía nói chung và các giống mía nói riêng có ý nghĩa to lớn trong việc giúp người trồng mía có sự lựa chọn giống mía đúng đắn nhất.

4.3.2.6. Phân tích SWOT về ngành mía đường của xã Thị hoa

Qua thời gian thực tập, điều tra nghiên cứu về hoạt động sản xuất mía của bà con nông dân tại xã Thị Hoa, tôi đã phần nào thấy được những điều kiện thuận lợi về cả tự nhiên, kinh tế xã hội và con người nơi đây tạo cho người dân những thế mạnh trong sản xuất, song song với đó là những cơ hội, thách thức lớn mà người trồng mía phải đối mặt trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

a. Điểm mạnh (S)

- Ngành mía đường ở Thị Hoa cung cấp nguyên liệu, nhu cầu tiêu thụ của người dân và cũng là cây trồng tạo ra năng suất khá cao so với các cây trồng như ngô. Đầu ra của ngành mía đường rất ổn định.

- Xã Thị Hoa là xã có điều kiện tự nhiên thuận lợi và hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển do đó có thể mở rộng vùng trồng mía.

- Tận dụng được nguồn lao động gia đình vào sản xuất. - Người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất mía. - Thị trường tiêu thụ đường trong nước và Trung Quốc lớn.

- Được nhận sự giúp đỡ về vốn, sự ưu đãi về thuế và các chính sách của

52

b. Điểm yếu (W)

- Giá thành máy móc cao.

- Chịu ảnh hưởng lớn bởi giá và giá đường thế giới, nên giá đường trong

nước cũng bị tác động theo. Giá đường của xã chủ yếu phụ thuộc nhà máy đường Tân Đại Đường (Trung Quốc).

- Diện tích trồng mía của xã khá mía nhỏ lẻ, năng suất mía chưa được cao.

- Các công ty mía đường ở trong nước cách xa vùng trồng mía của xã nên gây ảnh hưởng cho việc vận chuyển mía đến công ty.

c. Cơ hội (O)

- Việc hoạt động sản xuất và kinh daonh mía của xã Thị Hoa có sự tăng trưởng GDP cao, nên ngành mía đường của nền kinh tế nhận được sự quan tâm đầu tư của các công ty trong và ngoài nước.

- Ngành mía đường thế giới có khả năng tăng nhẹ.

- Tiềm năng nội địa rất lớn do mức tiêu thụ đường bình quân của Việt Nam khá cao. Trong khi sản xuất đường trong nước chỉ đáp ứng 70% nhu cầu. Nên đã tạo ra cơ hội cho xã Thị Hoa phát triển việc trồng mía.

d. Thách thức (T)

- Vùng mía của xã phát triển chưa ổn định.

- Cùng với chính sách bảo hộ của nhà nước nên đã thúc đẩy các doanh nghiệp mở rộng phát triển sản xuất đồng thời cũng sẽ ảnh hưởng đến tính hoạt động liên tục của ngành khi thuế nhập khẩu đường cao.

- Trình độ nắm bắt thông tin cũng như áp dụng các tiến bộ khoa học của

người dân vào sản xuất chưa cao, nhiều hộ gia đình còn tỏ ra ái ngại trong việc chuyển đổi giống mới, chuyển đổi phương thức sản xuất.

53

4.3.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cho hoạt động sản xuấtvà kinh doanh mía trên địa bàn xã Thị Hoa 4.3.3.1. Nhận thức của các hộ điều và kinh doanh mía trên địa bàn xã Thị Hoa 4.3.3.1. Nhận thức của các hộ điều tra

Trong quá trình làm việc và những ý kiến của người dân đưa ra đã cho ta thấy nhận thức của hộ điều tra về tầm quan trọng và mối quan hệ của các nhân tố và biện pháp canh tác đối với năng suất mía.

Thời tiết

Sâu bệnh Phân bón

Thu hoạch

Sơ đồ 4.2. Sơ đồ VENN phán ánh nhận thức của các hộ điều tra đến các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất mía

Qua sơ đồ trên, sự tác động của các yếu tố khác nhau đến năng suất mía. Trong quá trình làm việc với các trưởng xóm và các chủ hộ, ta thấy các hộ đã nhận thức được khi có một loại giống tốt thì sẽ tạo ra năng suất cao và cũng là nhân tố quyết định đến năng suất mía và hộ cho biết rằng xu hướng hộ sẽ áp dụng và chuyển sang trồng giống mới có năng suất cao hơn giống Đại Đường 22.

54

Do điều kiện khí hậu, thời tiết, do đặc điểm, tính chất của cây mía, nên việc trồng và thu hoạch mía mang tính chất thời vụ rất cao. Chất lượng mía phụ thuộc rất lớn vào giống mía, điều kiện thời tiết, khí hậu, kỹ thuật canh tác mía và công tác thu hoạch, vận chuyển mía. Tiếp theo là các nhân tố phân bón, thời tiết, sâu bệnh ảnh hưởng đến năng suất mía.chúng ta không thể thay đổi được yếu tố thời tiết. Do vậy, các hộ nên áp dụng biện pháp canh hiện đại, mới để giảm sự tác động bất lợi của thời tiết. Yếu tố phân bón cũng tác động đến năng suất mía, khi có sự đầu tư về phân bón sẽ tạo ra năng xuất cao. Vấn đề sâu bệnh luôn tác động đến cây trồng nhưng có thể khắc phục qua cải thiện giống và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Nhóm nhân tố ít ảnh hưởng đến năng suất mía là làm cỏ và thu hoạch. Các nhân tố này ít ảnh hưởng hơn nhưng nông hộ không được chủ quan mà cần có biện pháp hợp lý nhất để giảm thiểu chi phí này ví dụ như có thể tận dụng công lao động hợp tác.

Người nông dân trong địa bàn xã Thị Hoa đã nhận thức được các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất mía của nông hộ, giúp cho các hộ có biện pháp hợp lý để trồng mía hiệu quả hơn. Với điều kiện hiện nay việc giải quyết các vấn đề cùng một lúc là rất khó để thực hiện nên ưu tiên giải quyết từng vấn đề cụ thể. Cần có những biện pháp hợp lý để khắc phục những khó khăn, tồn tại và đồng thời phát huy những điều kiện thuận lợi mà vùng đã có.

55

4.3.3.2. Những khó khăn tồn tại trong hoạt động sản xuất và kinh doanh mía ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của xã Thị Hoa

Qua điều tra, các hộ cho biết một số khó khăn mà các hộ thường xuyên gặp phải tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 4.15. Những khó khăn gặp phải trong sản xuất míaChỉ tiêu Chỉ tiêu 1. Thiếu vốn sản xuất 2. Kỹ thuật 3.Tưới tiêu 4.Quỹ đất hạn hẹp 5. Thiếu lao động 6. Sâu bệnh 7. Giá cả 8. Thời tiết

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2021) Trong 3 xóm, có 35 hộ gặp khó khăn về vốn trong hoạt động sản xuất mía chiếm 58,33%. Vốn là yếu tố quan trọng trong đầu tư sản xuất, nếu không chủ động nguồn vốn để sản xuất thì sẽ không đầu tư kịp thời các yếu tố đầu vào làm cho kết quả không đạt mức tối ưu. Cụ thể như trong việc trồng mía, nếu đến giai đoạn mía cần đầu tư phân bón mà hộ gia đình thiếu vốn để mua phân thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của mía. Trong thời kỳ mía lên lóng nếu không được bón thêm phân thì sẽ dẫn đến cây còi cọc, lóng mía ngắn, năng suất và chất lượng kém. Vì thế cần có sự hỗ trợ nhiều hơn từ chính quyền địa phương để bà con nông dân có thể chủ động hơn trong việc đầu tư vào sản xuất.

56

Lao động cũng là yếu tố đầu vào không thể thiếu trong hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung và trong việc trồng mía nói riêng. Có 32 hộ (55%) gặp khó khăn về lao động. Giá cả các yếu tố đầu vào, đầu ra như phân bón cũng gây khó khăn cho người sản xuất.

a. Khó khăn và tồn tại trong sản xuất

- Nguồn vốn đầu tư vẫn ít, đa phần tập trung ở các nhóm hộ QMN.

- Công tác tập huấn khuyến nông cho hộ trồng mía chưa được quan tâm nhiều nên người dân không nắm được những phương pháp kỹ thuật hiện đại, các loại giống mới nên còn tồn tại tình trạng canh tác lạc hậu. Chủ yếu là giống Đại Đường 22, và giống Đại Đường 25 một số ít là giống địa phương cho năng suất thấp, việc nghiên cứu giống mía phù hợp với tính chất đất đai, thổ nhưỡng của xã còn hạn chế.

- Diện tích trồng mía của các nông hộ vẫn nhỏ lẻ phân bố không đồng đều, diện tích trồng mía phần lớn là đất đồi cách xa trục đường chính nên ảnh hưởng tới quá trình vận chuyển. Số hộ có diện tích nhỏ hơn 0,5 ha chiếm 50% với diện tích bình quân là 0,405 ha/hộ ở QMN. Số hộ có diện tích từ 0,5 - 1 ha chiếm

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất và kinh doanh trên địa bàn xã thị hoa, huyện hạ lang, tỉnh cao bằng (Trang 74 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w