Tình trạng sản xuất kinh doanh của xã Thị Hoa qua 3 năm

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất và kinh doanh trên địa bàn xã thị hoa, huyện hạ lang, tỉnh cao bằng (Trang 44 - 52)

Diễn giải

1. Tổng giá trị sản xuất

1.1 Nông lâm ngư nghiệp + Trồng trọt TĐ:Trồng mía + Chăn nuôi +Lâm nghiệp 1.2 CN-DV-TM 1.3 Thu khác 2. Chỉ tiêu BQ 2.1 GTSX/khẩu/năm 2.2 GTSX/LĐ/năm

25

4.1.4. Đánh giá thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hộiđến phát triển kinh tế nói chung và phát triển cây mía nói riêng. đến phát triển kinh tế nói chung và phát triển cây mía nói riêng.

a. Thuận lợi

Đất đai là điều kiện thuận lợi cho Thị Hoa phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên canh và sản xuất hàng hóa. Với phần lớn là diện tích đất đỏ vàng, đây là loại đất sản xuất rất thích hợp cho trồng cây mía, cây ăn quả, cây lâm nghiệp.

Hiện nay hệ thống giao thông đã phát triển toàn diện và xã có cửa khẩu Việt Trung nên thuận tiện cho việc sản xuất cũng như tiêu thụ mía nguyên liệu.Trong một vài năm gần đây, để thuận tiện cho việc ổn định và phát triển cây mía thì xã Thị Hoa đã thành lập ban chỉ đạo trồng mía của xã. Đây là cầu nối về quy hoạch và thúc đẩy trồng mía xuất khẩu.

Dân số trẻ trong xã Thị Hoa chiếm số lượng lớn, là lực lượng lao động dồi dào cho phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới và xóa đói giảm nghèo.

b. Khó khăn

Nhìn chung bên cạnh đó hệ thống giao thông một số xóm chưa được đầu tư đúng mức gây khó khăn cho việc đi lại cũng như giao lưu kinh tế với các vùng của người dân trong xã. Đây là vấn đề khó khăn của xã mà đang được các cấp chính quyền xã huy động nguồn vốn của người dân và cấp trên.

Tuy nhiên dân số trong độ tuổi lao động dồi dào, nhưng hiện nay đất sản xuất giảm, dẫn tới thất nghiệp tăng trong một số năm gần đây. Chính điều này đã dẫn tới một bộ phận không nhỏ lao động đi làm ăn xa như đi các công ty KCN, các thành phố lớn,… Bởi vậy mà có nghịch lý là thiếu lao động trong lúc thời vụ, đặc biệt trong thời kì thu hoạch mía. Từ đó đẩy giá thuê lao động lên cao, đôi khi

26

cũng không thuê được lao động để thu hoạch mía. Do thu hoạch không đúng thời vụ nên đã làm giảm chất lượng mía, giảm đáng kể thu nhập của người dân.

Xã Thị Hoa hầu hết là người dân tộc Nùng và dân tộc Tày. Điều này cũng một phần ảnh hưởng tới thói quen sản xuất thủ công, áp dụng khoa học kỹ thuật gặp không ít khó khăn.

4.2. Thực trạng sản xuất mía trên địa bàn xã Thị Hoa

4.2.1. Diện tích đất trồng mía của xã

Huyện Hạ Lang bắt đầu trồng thử nghiệm giống mía Tân Đại Đường số 22 năm 2006 do nhà máy đường Long Châu (Trung Quốc). Từ năm 2010 đến nay, cây mía đã trở thành cây mũi nhọn phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hạ Lang, tạo điều kiện cho nông dân vươn lên xóa đói, giảm nghèo bền vững. Đến năm 2020 Hạ Lang có 11/13 xã trồng mía, xã Thị Hoa là một trong những xã có tỷ lệ trồng mía lớn nhất trong tổng 13 xã trong huyện. Được thực hiện sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy, xã vận động nhân dân tập trung trồng mía. Hiện nay, diện tích mía của toàn xã có hơn 200 ha, trong đó diện tích trồng lại hơn 60 ha, trồng mới hơn 27 ha, còn lại là mía đang ở vụ thứ 2.

250 200 150 100 50 0 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021

(Nguồn: Địa chính đất đai xã Thị Hoa)

27

Qua biểu đồ trên cho thấy diện tích mía của xã tăng qua các năm, năm 2015 trồng được 135 ha, đến 2020 tăng lên tới 232 ha mía. Mỗi năm trồng mới trung bình từ 20 - 30 ha. Nhiều hộ nông dân tập trung đầu tư cho cây mía theo hướng sản xuất hàng hóa, có năm thu nhập từ 80 - 100 triệu đồng/năm. Từ tập trung phát triển cây mía góp phần tích cực cho xã giảm tỷ lệ hộ nghèo trên 5%/năm, nhiều hộ trở thành hộ khá có thu nhập ổn định từ 50 triệu đồng trở lên.

4.2.2. Tình hình về giống mía hiện nay

Từ khi ký kết hợp đồng với nhà máy đường của huyện Long Châu (Trung Quốc) thì phía nhà máy đã cung cấp cho nông dân các loại giống mới có năng suất và chất lượng tốt hơn. Thử nghiệm cho thấy giống Tân Đại Đường 22 hợp với thổ nhưỡng của địa phương được sử dụng rộng rãi. Năm 2012 nhà máy nghiên cứu, thử nghiệm thành công giống mía Đại Đường 25 và đưa vào sản xuất với diện tích ngày một lớn.

Giống Đại Đường 22 Do Viện nghiên cứu mía đường Đài Loan lai tạo

đặc tính nông - công nghiệp của giống là: Thời gian mía chín sớm từ ngày, năng suất mía cây từ 80 - 120 tấn/ha. Chịu hạn rất tốt, chống đổ trung bình; ít nhiễm bệnh thối đỏ ngọn, vào giai đoạn mía chín có nhiễm sâu đục thân (từ 6-8%). Giống mía Đại Đường 22 thích hợp trên nhiều loại đất khác nhau như: đất cát, đất phù sa, đất đỏ vàng, đất đen,... Với những đặc tính như trên, giống mía này khá phù hợp với thổ nhưỡng của xã Thị Hoa, lại có trữ lượng đường cao nên đã được sử dụng ngay từ thời gian đầu hợp tác với nhà máy. Giống mía Đại Đường

22 được trồng với diện tích là 176,32 ha, chiếm 76% tổng diện tích trồng mía.

Giống Đại Đường 25 Cũng được Lai tạo tại Viện Nghiên cứu Mía Đường

Đài Loan. Đặc điểm công - nông nghiệp của giống là: Mọc mầm khá, đẻ nhánh mạnh, vươn lóng nhanh và tái sinh tốt. Kháng sâu bệnh tốt, chịu hạn tốt, ít đổ

28

ngã, khả năng lưu gốc tốt. Năng suất có thể đạt hơn 100 tấn/ha. Đây là giống mới được đưa vào trồng tại xã, do đặc điểm của giống khá phù hợp với điều kiện đất đai của xã, năng suất lại khá cao nên đang có xu hướng tăng dần diện tích đất trồng giống này.

Các giống mía khác: Ngoài 2 giống mía trên người dân còn trồng các

giống mía địa phương khác những giống mía này năng suất không cao nhưng tỷ lệ nước mật nhiều nên cho hiệu quả trong việc ép mật mía.

Như vậy trên địa bàn xã Thị Hoa đang có sự đầu tư về giống mía tương đối tốt, đã có sự chú trọng phát triển những giống có năng suất tốt và phù hợp với đất đai của xã.

4.2.3 Kết sử dụng đất trồng mía

Xã thị hoa là một trong những xã biên giới giáp với huyện Long Châu (Trung Quốc) sau khi thử nghiệm trồng mía cho thấy xã có điều kiện thổ nhưỡng thích hợp sản xuất mía nguyên liệu, người dân xã đã tích cực chuyển đổi diện tích cây trồng có năng suất thấp sang trồng mía. Đến năm 2010 thì hầu hết tất cả các xóm trong xã đều có diện tích trồng mía.

Có thể thấy các xóm đều mở rộng diện tích và tổng diện tích mía của xã không ngừng tăng trong 3 năm gần đây.

29

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất và kinh doanh trên địa bàn xã thị hoa, huyện hạ lang, tỉnh cao bằng (Trang 44 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w