Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất vùng trồng cây ăn quả trọng điểm trên địa bàn huyện lục ngạn (Trang 31 - 35)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.5 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá

1.5.1 Cơ sở để lựa chọn hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng cây ăn quả trồng cây ăn quả

- Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng cây ăn quả - Nhu cầu của địa phương về phát triển hoặc thay đổi loại hình sử dụng đất, kiểu sử dụng đất.

- Các khả năng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới được đề xuất cho các thay đổi sử dụng đất đó.

1.5.2 Nguyên tác để lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng cây ăn quả cây ăn quả

- Hệ thống các chỉ tiêu phải có tính thống nhất, tính toàn diện và tính hệ thống. Các chỉ tiêu có mối quan hệ hữu cơ với nhau, phải đảm bảo tính so sánh có thang bậc.

- Đề đánh giá chính xác, toàn diện cần phải xác định các chỉ tiêu chính, các chỉ tiêu cơ bản, biểu hiện mặt cốt yếu của hiệu quả theo quan điểm và tiêu chuẩn đã chọn, các chỉ tiêu bổ sung để hiệu chỉnh chỉ tiêu chính, làm cho nội của hiệu quả biểu hiện đầy đủ hơn, cụ thể hơn.

- Hệ thống chỉ tiêu phải biểu hiện hiệu quả một cách khách quan, trung thực và đúng đắn nhất theo tiêu chuẩn và quan điểm đã vạch ra ở trên để soi sáng sự lựa chọn các giải pháp tối ưu và phải gắn với cơ chế quản lý kinh tế, phù hợp với đặc điểm và trình độ hiện đại của nền kinh tế.

- Các chỉ tiêu phải phù hợp với trình độ phát triển nông nghiệp nước ta, đồng thời có khả năng so sánh quốc tế trong quan hệ đối ngoại (nhất là những sản phẩm có khả năng hướng xuất khẩu).

- Hệ thống chỉ tiêu phải đảm bảo tính thực tiễn và tính khoa học và phải có tác dụng kích thích sản xuất phát triển.

Các chỉ tiêu phản ánh khách quan, trung thực các điều kiện thực tế về điều kiện kinh tế, môi trường, xã hội

1.5.3 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng cây ăn quả

2.5.3.1 Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế

+ Hiệu quả kinh tế tính trên 1 ha đất nông nghiệp.

- Giá trị sản xuất (GTSX): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một kỳ nhất định (thường là một năm).

GTSX= Sản lượng sản phẩm x Giá bán sản phẩm.

- Chi phí trung gian (CPTG): là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất.

- Thu nhập hỗn hợp (TNHH): Là phần trả cho người lao động (cả lao động chân tay và lao động quản lý) cùng tiền lãi thu được trên từng loại hình sử dụng đất. Đây chính là phần thu nhập đảm bảo đời sống người lao động và tích lũy cho tái sản xuất mở rộng.

TNHH = GTSX - CPTG

GTNC = TNHH/số công lao động/ha/năm.

- Hiệu quả đồng vốn (hiệu quả trên một đơn vị chi phí). HQĐV = TNHH/CPTG

+ Hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng chi phí trung gian (GTSX/CPSX, TNHH/CPTG). Đây là chỉ tiêu tương đối của hiệu quả, nó chỉ ra hiệu quả sử dụng các chi phí biến đổi và thu dịch vụ.

+ Hiệu quả kinh tế trên ngày công lao động quy đổi, gồm có (GTSX/LĐ, TNHH/LĐ). Thực chất là đánh giá kết quả đầu tư lao động sống cho từng kiểu sử dụng đất và từng cây trồng, làm cơ sở để so sánh với chi phí cơ hội của người lao động.

* Bản chất của hiệu quả kinh tế

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá chất lượng công tác của một doanh nghiệp hay một quá trình hoạt động kinh tế nào đó. Một sản phẩm tạo ra được thị trường chấp nhận hay không được biểu hiện không những ở nội dung chất lượng sản phẩm, mà còn thể hiện sản phẩm đó được bán ra ở mức giá nào.

Từ thực tế đó, khi đánh giá hiệu quả thì kết quả cũng như chi phí đều dựa trên sở giá thị trường tại thời điểm xác định. Tuy nhiên khi cần nghiên cứu động thái của hiệu quả thì phải sử dụng giá tại thời điểm gốc để so sánh.

Đất đai là một tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng nhưng luôn luôn bị giới hạn về diện tích

- Hiệu quả sử dụng đất: Việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất được đặc biệt coi trọng không chỉ ở thời gian trước mắt mà đòi hỏi phải lâu dài, bền vững thông qua các phương pháp như: Lựa chọn hệ thống cây trồng vật nuôi thích hợp với đất, thực hiện các biện pháp thâm canh, tăng năng suất, mở rộng diện tích v.v...một cách hợp lý.

- Hiệu quả sinh học: Nâng cao hiệu quả sinh học thông qua các biện pháp: Giống mới, thay đổi công nghệ sản xuất, thời vụ thích hợp v.v...

Cả hai mặt trên đều hòa quyện bổ sung cho nhau nhằm đạt mục tiêu là thu được lượng kết quả lớn nhất trên một đơn vị diện tích với lượng chi phí thấp nhất.

- Năng suất, sản lượng; - Chi phí trung gian; - Giá trị sản xuất; - Lợi nhuận;

- Giá trị ngày công lao động; - Hiệu quả đồng vốn.

1.5.3.2 Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả xã hội

- Thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho người nông dân. - Thu nhập bình quân trên đầu người ở vùng.

- Đảm bảo an toàn lương thực và gia tăng lợi ích của nông dân. - Trình độ dân trí, trình độ hiểu biết xã hội.

- Đáp ứng được mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của vùng.

- Góp phần định canh, định cư, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật,.. - Tăng cường sản phẩm hàng hoá, đặc biệt là hàng xuất khẩu.

1.5.3.3 Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả môi trường

Chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường trong quản lý sử đất đai bền vững ở vùng nông nghiệp được tưới là:

- Đánh giá các nguồn tài nguyên nước bền vững. - Đánh giá quản lý đất đai bền vững.

- Đánh giá hệ thống quản lý cây trồng.

- Đáng giá về tính bền vững với việc duy trì, bảo vệ độ phì của đất và bảo vệ cây trồng.

- Sự thích hợp với môi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất.

Việc xác định hiệu quả về mặt môi trường của quá trình sử dụng đất là rất phức tạp, rất khó định lượng, đòi hỏi phải được nghiên cứu, phân tích trong một thời gian để có thể kiểm chứng và đánh giá. Dựa trên cơ sở phân tính cùng với việc điều tra, phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân, đề tài của chúng tôi chỉ dừng lại ở việc đánh giá ảnh hưởng của sản xuất cây trồng tới đất đai, việc đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho các loại hình sử dụng đất hiện tại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất vùng trồng cây ăn quả trọng điểm trên địa bàn huyện lục ngạn (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)