.11 Đánh giá hiệu quả kinh tế của các cây ăn quả chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất vùng trồng cây ăn quả trọng điểm trên địa bàn huyện lục ngạn (Trang 61 - 65)

Loại hình sử

dụng đất Kiểu sử dụng đất Tiểu vùng 1 Tiểu vùng 2 Tiểu vùng 3

Cây ăn quả

Vải thiều Cao Trung bình Trung bình

Táo Thấp Trung bình Trung bình

Bưởi Trung bình Cao Cao

Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy:

- Kiểu sử dụng đất đem lại hiệu quả kinh tế cao là bưởi và cam (đều đạt mức cao ở tiểu vùng 2, 3 và mức trung bình ở tiểu vùng 1, không có mức đánh giá thấp).

- Kiểu sử dụng đất đem lại hiệu quả kinh tế trung bình là vải thiều (đạt mức cao ở tiểu vùng 1 và mức trung bình ở tiểu vùng 2,3).

- Kiểu sử dụng đất có hiệu quả kinh tế thấp nhất trong 3 tiểu vùng là táo (mức đánh giá thấp ở tiểu vùng 1, mức trung bình ở tiểu vùng 2,3).

3.3.3 Hiệu quả xã hội trong sử dụng đất trồng cây ăn quả

Bên cạnh việc xác định hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất, việc đánh giá hiệu quả xã hội mà quá trình sử dụng đất mang lại là việc hết sức quan trọng và cần thiết. Nó có mối liên quan trực tiếp với hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất.

Giải quyết lao động dư thừa trong nông nghiệp luôn là một vấn đề lớn được quan tâm. Trong khi ngành công nghiệp và dịch vụ chưa đủ phát triển để thu hút toàn bộ lao động dư thừa đó thì phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp là một giải pháp quan trọng để tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân và tăng thêm của cải vật chất cho xã hội. Số lao động của gia đình luôn được sử dụng tối đa, ngoài ra tuỳ thuộc vào các loại hình sử dụng đất, kiểu sử dụng đất của gia đình mà có nhu cầu thuê thêm lao động ngoài theo hình thức thuê thời vụ hoặc thuê thường xuyên đã và đang góp phần to lớn vào việc thu hút lao động, giải quyết việc làm hạn chế tệ nạn xã hội, an ninh chính trị ổn định. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội là chỉ tiêu khó định lượng được, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ đề cặp đến một số chỉ tiêu sau đây:

- Khả năng thu hút lao động thông qua chỉ tiêu số công lao động cần thiết để hoàn thành sản xuất cho 1 kiểu sử dụng đất/ha/năm;

- Nâng cao thu nhập cho người dân thể hiện qua giá trị ngày công.

Thông qua 04 kiểu sử dụng đất chính, chúng tôi tiến hành so sánh mức độ đầu tư công lao động và thu nhập bình quân trên một công lao động của mỗi kiểu sử dụng đất trên mỗi vùng.

Mức đầu tư lao động và thu nhập bình quân trên ngày công lao động của các kiểu sử dụng đất chính của 3 tiểu vùng được thể hiện trong bảng 3.12

Bảng 3.12 Mức đầu tư lao động và thu nhập bình quân trên ngày công lao động của các kiểu sử dụng đất chính của 3 tiểu vùng tính trên 1ha

Tiểu vùng 1 Kiểu sử dụng đất CLĐ (Công/ha) GTNC (1000 đồng) Vải thiều 578 342,683 Táo 535 188,879 Bưởi 495 227,040 Cam 610 188,944 Tiểu vùng 2 Kiểu sử dụng đất CLĐ (Công/ha) GTNC (1000 đồng) Vải thiều 512 266,957 Táo 498 283,596 Bưởi 523 315,910 Cam 688 298,892 Tiểu vùng 3 Kiểu sử dụng đất CLĐ (Công/ha) GTNC (1000 đồng) Vải thiều 501 308,707 Táo 479 262,522 Bưởi 588 342,505 Cam 690 287,920

(Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra)

* Dựa vào bảng số liệu trên, ở tiểu vùng 1: xét về khả năng thu hút số lượng ngày công lao động của các loại hình sử dụng đất có thể thấy đa số các kiểu sử dụng đất ở tiểu vùng 1 đã thu hút và giải quyết được khá lớn công lao động tại địa phương. Kiểu sử dụng đất cam cần nhiều lao động nhất với 610 CLĐ/ha, tiếp đến là vải thiều với 578 CLĐ/ha, táo cần 535 CLĐ/ha, bưởi cần số CLĐ thấp nhất với 495 CLĐ/ha. Những kiểu sử dụng đất thu hút nhiều công lao động cho thấy yêu cầu kĩ thuật và

- Về giá trị ngày công lao động, có thể thấy có sự khác biệt không giống công lao động của các kiểu sử dụng đất. Kiểu sử dụng đất vải thiều cho GTNC cao nhất và khác biệt hoàn toàn với 3 kiểu sử dụng đất chính còn lại, GTNC đạt 342,693 ngàn đồng/ha, tiếp đến là bưởi với 227,040 ngàn đồng/ha, cam cho GTNC là 188,944 ngàn đồng/ha, kiểu sử dụng đất táo cho GTNC thấp nhất với 188,879 ngàn đồng/ha.

- Có thể thấy ở tiểu vùng 1, số công lao động cao không đồng nghĩa với việc giá trị ngày công lao động cao. Kiểu sử dụng đất nào cho giá trị ngày công cao mà số công lao động thấp chắc chắn sẽ được người dân lựa chọn và ưu tiên nhiều hơn. Đây là một trong những yếu tố giúp lựa chọn kiểu sử dụng đất phù hợp cho vùng cây ăn quả của huyện Lục Ngạn.

* Ở tiểu vùng 2: Kiểu sử dụng đất cam cũng là kiểu sử dụng đất cần nhiều lao động nhất với 688 CLĐ/ha, tiếp đến là bưởi với 523 CLĐ/ha, vải thiều cần 512 CLĐ/ha, táo cần số CLĐ thấp nhất với 498 CLĐ/ha. Số công lao động của các kiểu sử dụng đất đều ở mức trung bình và cao cho thấy rằng các kiểu sử dụng đất trên đã tận dụng được lao động của địa phương, lao động nhàn rỗi, đem lại công việc cho người lao động.

- Xét về giá trị ngày công lao động, kiểu sử dụng đất bưởi cho GTNC cao nhất với 315,910 ngàn đồng/ha, tiếp đến là cam với 298,892 ngàn đồng/ha, táo cho GTNC là 283,596 ngàn đồng/ha, kiểu sử dụng đất vải thiều ở tiểu vùng 2 cho GTNC thấp nhất với 266,957 ngàn đồng/ha. Có thể dễ dàng nhận thấy có sự tương đối đồng đều giữa các kiểu sử dụng đất, không có sự chênh lệch lớn giá trị ngày công như ở tiểu vùng 1.

- Ở tiểu vùng 3: về mức đầu tư lao động thì kiểu sử dụng đất cam tiếp tục là kiểu sử dụng đất cần nhiều lao động nhất với 690 CLĐ/ha, tiếp đến là bưởi với 588 CLĐ/ha, vải thiều cần 501 CLĐ/ha, táo cần ít công lao động hơn các loại cây ăn quả khác, số CLĐ thấp nhất với 479 CLĐ/ha.

- Về giá trị ngày công lao động, cũng giống như tiểu vùng 2, kiểu sử dụng đất bưởi cho GTNC cao nhất với 342,505 ngàn đồng/ha, đứng thứ hai là vải thiều

với 309,707 ngàn đồng/ha, cam cho GTNC là 287,920 ngàn đồng/ha, kiểu sử dụng đất táo cho GTNC thấp nhất với 262,522 ngàn đồng/ha.

Kết quả bảng số liệu cho thấy các kiểu sử dụng đất chính của 3 tiểu vùng đã thu hút và giải quyết tốt vấn đề lao động, giảm đi đáng để lao động nhàn rỗi tại địa phương. Kiểu sử dụng đất cam ở 3 tiểu vùng luôn cần nhiều công lao động nhất, có thể lý giải nguyên nhân là do cây cam là một loại cây khó tính, cần nhiều công chăm sóc và chăm bón, đòi hỏi kĩ thuật và sự tỉ mỉ. Kiểu sử dụng đất táo có công lao động luôn ở mức trung bình và thấp, có thể giải thích là vì táo là cây sinh trưởng và phát triển tương đối mạnh, thích hợp với nhiều loại điều kiện, bên cạnh đó giá trị ngày công cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc này, người dân dành thời gian và công lao động nhiều hơn cho kiểu sử dụng đất đem lại hiệu quả cao hơn.

Căn cứ các chỉ tiêu phân cấp đánh giá hiệu quả x của các kiểu sử dụng đất đã nêu tại bảng 2.2, kết quả tổng hợp hiệu quả xã hội các kiểu sử dụng đất chính của các tiểu vùng được thể hiện trong bảng 3.13

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất vùng trồng cây ăn quả trọng điểm trên địa bàn huyện lục ngạn (Trang 61 - 65)