.9 Hiệu quả kinh tế các cây ăn quả chính tiểu vùng 3 tính trên 1ha

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất vùng trồng cây ăn quả trọng điểm trên địa bàn huyện lục ngạn (Trang 58 - 61)

Đơn vị tính: 1000 đồng STT Kiểu sử dụng đất GTSX CPTG TNHH HQĐV 1 Vải thiều 213.300 58.638 154.662 2,64 2 Táo 177.915 52.167 125.748 2,41 3 Bưởi 266.737 65.344 201.393 3,08 4 Cam 272.326 73.661 198.665 2,70

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Dựa vào bảng số liệu trên cho thấy, với 4 kiểu sử dụng đất chính của tiểu vùng 3, kiểu sử dụng đất có GTSX thấp nhất là táo với 177.915.000 đồng/ha, TNHH là 125.748.000 đồng/ha, với CPTG đạt mức thấp nhất so trong 4 kiểu sử dụng đất chính, là 52.167.000 đồng/ha, tuy nhiên với TNHH ở mức không cao nên HQĐV chỉ đạt 2,41 lần, thấp nhất trong 4 kiểu sử dụng đất.

Kiểu sử dụng đất có GTSX cao nhất là kiểu sử dụng đất cam với 272.326.000 đồng/ha, TNHH đạt 198.665.000 đồng/ha, hai chỉ tiêu đánh giá trên đều ở mức cao, tuy nhiên với CPTG là 73.661.000 đồng/ ha, cao nhất trong 4 kiểu sử dụng đất thì HQĐV của kiểu sử dụng đất cam chỉ ở mức trung bình là 2,7 lần.

Kiểu sử dụng đất bưởi có GTSX đạt mức cao với 266.737.000 đồng/ha, với CPTG là 65.344.000 đồng/ha thì TNHH đạt 201.393.000 đồng/ha, HQĐV đạt 3,08 lần, cao nhất trong 4 kiểu sử dụng đất chính của tiểu vùng 3.

Kiểu sử dụng đất vải thiều cho GTSX đạt 213.300 đồng/ha, TNHH là 154.662.000 đồng/ha, với CPTG là 58.638.000 đồng/ha thì HQĐV của kiểu sử dụng đất vải thiều là 2,64 lần, các chỉ tiêu đánh giá đều ở mức trung bình.

3.3.2.4 Đánh giá chung về hiệu quả kinh tế các cây ăn quả chính

Để so sánh và đánh giá hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất giữa 3 tiểu vùng trọng điểm đã lựa chọn, tính trung bình các chỉ số GTSX, CPTG, TNHH và HQĐV, kết quả nghiên cứu và tổng hợp được thể hiện trong bảng 3.10

Bảng 3.10 Hiệu quả kinh tế trung bình các cây ăn quả chính của vùng trồng cây ăn quả trọng điểm huyện Lục Ngạn tính trên 1 ha

Loại hình sử dụng đất Tiểu vùng GTSX CPTG TNHH HQĐV 1. Vải thiều TB 223.977 60.838 163.138 2,67 1 265.626 67.555 198.071 2,93 2 193.005 56.323 136.682 2,43 3 213.300 58.638 154.662 2,64 2. Táo TB thấp 173.017 50.341 122.676 2,43 1 145.267 44.217 101.050 2,29 2 195.870 54.639 141.231 2,58 3 177.915 52.167 125.748 2,41 3. Bưởi TB 217.599 58.266 159.666 2,71 1 166.047 53.662 112.385 2,09 2 220.013 55.792 165.221 2,96 3 266.737 65.344 201.393 3,08 4. Cam TB khá 246.081 72.895 173.186 2,35 1 184.615 69.359 115.256 1,62 2 281.303 75.665 205.638 2,72 3 272.326 73.661 198.665 2,70

(Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra)

Dựa vào bảng số liệu trên, có thể thấy các chỉ số đánh giá hiệu quả kinh tế của các tiểu vùng có sự khác biệt và khác nhau giữa từng kiểu sử dụng đất. Từng kiểu sử dụng đất lại thích hợp với từng tiểu vùng, cụ thể:

- Kiểu sử dụng đất vải thiều: đạt hiệu quả ở mức trung bình khá, GTSX bình quân đạt 223.977.000 đồng/ha, TNHH trung bình ở mức 163.138 .000 đồng/ha, hiệu quả đồng vốn đạt 2,67 lần. Tiểu vùng 1 có hiệu quả kinh tế cao nhất, GTSX đạt 265.626.000 đồng/ ha, TNHH đạt 198.071.000 đồng/ha, HQĐV đạt 2,93 lần; tiểu vùng 2 có hiệu quả kinh tế thấp nhất, GTSX đạt 193.005.000 đồng/ ha, TNHH đạt

hơn tiểu vùng 2 (thấp nhất) là 72.621.000 đồng/ha , TNHH của tiểu vùng 1 (cao nhất) cao hơn tiểu vùng 2 (thấp nhất) là 61.389.000 đồng/ha. Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch trên giữa các tiểu vùng là do điều kiện đất đai, khí hậu… của các tiểu vùng có sự khác nhau. Tiểu vùng 1 thích hợp với cây vải thiều hơn tiểu vùng 2,3 do có độ dốc tương đối, thoát nước tốt nhất trong 3 tiểu vùng, bên cạnh đó độ cao trung bình cao hơn tiểu vùng 2,3 nên nhiệt độ thường thấp hơn, dẫn đến quá trình phân hóa hình thành quả của tiểu vùng 1 tốt hơn do đặc tính của cây trồng vải thiều, do đó năng suất cây vải thiều và chất lượng quả ở tiểu vùng 1 cao hơn các tiểu vùng khác.

- Kiểu sử dụng đất táo: đạt hiệu quả ở mức trung bình, GTSX bình quân đạt 173.017.000 đồng/ha, TNHH trung bình ở mức 122.676.000 đồng/ha, hiệu quả đồng vốn đạt 2,43 lần. Tiểu vùng 2 có hiệu quả kinh tế cao nhất, GTSX đạt 195.870.000 đồng/ ha, TNHH đạt 141.231.000 đồng/ha, HQĐV đạt 2,58 lần; tiểu vùng 1 có hiệu quả kinh tế thấp nhất, GTSX đạt 145.267.000 đồng/ ha, TNHH đạt 101.050.000 đồng/ha, HQĐV đạt 2,29 lần. GTSX của tiểu vùng 2 (cao nhất) cao hơn tiểu vùng 1 (thấp nhất) là 50.603.000 đồng/ha , TNHH của tiểu vùng 2 (cao nhất) cao hơn tiểu vùng 1 (thấp nhất) là 40.181.000 đồng/ha. Tiểu vùng 2 có địa hình tương đối thấp, đất có độ ẩm cao, điều kiện tự nhiên, khí hậu thích hợp với kiểu sử dụng đất táo nhất trong 3 tiểu vùng. Tuy nhiên so với các cây ăn quả chính khác, hiệu quả kinh tế của táo vẫn ở mức thấp.

- Kiểu sử dụng đất bưởi: đạt hiệu quả kinh tế ở mức trung bình khá, GTSX bình quân đạt 217.599.000 đồng/ha, TNHH trung bình ở mức 159.666.000 đồng/ha, hiệu quả đồng vốn đạt 2,71 lần. Tiểu vùng 3 có hiệu quả kinh tế cao nhất, GTSX đạt 220.013.000 đồng/ ha, TNHH đạt 165.221.000 đồng/ha, HQĐV đạt 3,08 lần; tiểu vùng 1 có hiệu quả kinh tế thấp nhất, GTSX đạt 166.047.000 đồng/ ha, TNHH đạt 112.385.000 đồng/ha, HQĐV đạt 2,09 lần. GTSX của tiểu vùng 3 (cao nhất) cao hơn tiểu vùng 1 (thấp nhất) là 100.690.000 đồng/ha , TNHH của tiểu vùng 3 (cao nhất) cao hơn tiểu vùng 1 (thấp nhất) là 89.008.000 đồng/ha. Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch cao trên là do đặc tính, điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây bưởi phù hợp nhất với tiểu vùng 3, đất có độ dốc tương đối, lượng ẩm ổn định không quá cao, điều kiện khí hậu phù hợp cùng với kỹ thuật chăm sóc tốt.

- Kiểu sử dụng đất cam: đạt hiệu quả ở mức khá, cao nhất trong các kiểu sử dụng đất của các tiểu vùng, GTSX bình quân đạt 246.081.000 đồng/ha, TNHH trung bình ở mức 173.186.000 đồng/ha, hiệu quả đồng vốn đạt 2,35 lần. Tiểu vùng 2 có hiệu quả kinh tế cao nhất, GTSX đạt 281.303.000 đồng/ha, TNHH đạt 205.638.000 đồng/ha, HQĐV đạt 2,72 lần; tiểu vùng 1 có hiệu quả kinh tế thấp nhất, GTSX đạt 184.615.000 đồng/ ha, TNHH đạt 115.256.000đồng/ha, HQĐV đạt 1,62 lần. GTSX của tiểu vùng 2 (cao nhất) cao hơn tiểu vùng 1 (thấp nhất) là 96.688.000 đồng/ha , TNHH của tiểu vùng 2 (cao nhất) cao hơn tiểu vùng 1 (thấp nhất) là 90.382.000 đồng/ha. Cây cam có hiệu quả kinh tế cao nhất trong 4 kiểu sử dụng đất chính của các tiểu vùng, tuy nhiên do điều kiện tự nhiên và đặc tính của cây trồng dẫn đến hiệu quả kinh tế có sự chênh lệch cao giữa các tiểu vùng. Các chi phí bỏ ra của cây cam là lớn nhất trong các loại cây chính của vùng.

Nhìn chung, do điều kiện tự nhiên, đặc tính của cây trồng và kỹ thuật chăm sóc ở từng tiều vùng dẫn đến việc chênh lệch, khác nhau tương đối lớn giữa các loại kiểu sử dụng đất chính của từng tiểu vùng. Kiểu sử dụng đất có GTSX cao nhất là cam ở tiểu vùng 3 với 281.303.000 đồng/ha, thấp nhất là táo ở tiểu vùng 1 với 145.267.000 đồng/ha. Kiểu sử dụng đất có CTPG cao nhất là cam ở tiểu vùng 3 với 75.665.000 đồng/ha, thấp nhất là táo ở tiểu vùng 1 với 44.217.000 đồng/ha. Kiểu sử dụng đất có TNHH cao nhất là cam ở tiểu vùng 3 với 205.638.000 đồng/ha, thấp nhất là táo ở tiểu vùng 1 với 101.050.000 đồng/ha. Kiểu sử dụng đất bưởi ở tiểu vùng 2 đem lại HQĐV cao nhất và đạt 3,08 lần, cam ở tiểu vùng 1 đem lại HQĐV thấp nhất, đạt 1,62 lần.

Căn cứ các chỉ tiêu phân cấp đánh giá hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất đã nêu tại bảng 2.1, kết quả tổng hợp hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất chính của các tiểu vùng được thể hiện trong bảng 3.11

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất vùng trồng cây ăn quả trọng điểm trên địa bàn huyện lục ngạn (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)