NỘI DUNGVÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất vùng trồng cây ăn quả trọng điểm trên địa bàn huyện lục ngạn (Trang 35 - 36)

NỘI DUNGVÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Các loại hình sử dụng đất và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng đất trồng cây ăn quả trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 4/2019 đến tháng 5/2020.

Địa điểm nghiên cứu: Đề tại được nghiên cứu tại một số vùng đặc trưng, trọng điểm trồng cây ăn quả trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.

2.3 Nội dung nghiên cứu

2.3.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan đến sử dụng đất trồng cây ăn quả trên địa bàn huyện Lục Ngạn

- Điều kiện tự nhiên: Đánh giá các yếu tố vị trí địa lý, địa hình, địa mạo; khí hậu thủy văn (chế độ nhiệt, lượng mưa, độ ẩm, gió...); tài nguyên đất đai; tài nguyên rừng; tài nguyên nước.

- Điều kiện kinh tế - xã hội: Đánh giá qua các chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế (ngành nông - lâm, thủy sản; công nghiệp, xây dựng; thương mại, du lịch, dịch vụ); thực trạng dân số và lao động; thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi…).

- Phân tích, đánh giá những thuận lợi và hạn chế của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến sử dụng đất trồng cây ăn quả.

2.3.2 Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Lục Ngạn

- Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Lục Ngạn.

- Hiện trạng sử dụng đất trồng cây ăn quả trên địa bàn huyện Lục Ngạn. - Nghiên cứu các hệ thống sử dụng đất và kiểu sử dụng đất trồng cây ăn quả trên địa bàn huyện Lục Ngạn.

2.3.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng cây ăn quả tại huyện Lục Ngạn

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng cây ăn quả tại huyện Lục Ngạn theo các tiêu chí:

- Hiệu quả kinh tế: Đánh giá hiệu quả kinh tế thông qua: Giá trị sản xuất (GTSX); Thu nhập hỗn hợp (TNHH); Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả trên một đơn vị chi phí vật chất (thường tính cho 1000 đồng chi phí); Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả trên một đơn vị lao động (lao động quy đổi hoặc 1 ngày công chuẩn).

- Hiệu quả xã hội: Đánh giá hiệu quả xã hội thông qua: Mức độ chấp nhận của người dân; Hiệu quả giải quyết việc làm; Khả năng phát triển về sản xuất và tiêu thụ hàng hoá.

- Hiệu quả môi trường:Đánh giá hiệu quả môi trường thông qua: Ảnh hưởng của sản xuất cây trồng tới đất đai; Việc đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho các loại hình sử dụng đất.

2.3.4 Lựa chọn và đề xuất loại hình sử dụng đất, loại cây ăn quả thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn huyện Lục Ngạn nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn huyện Lục Ngạn

2.4 Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất vùng trồng cây ăn quả trọng điểm trên địa bàn huyện lục ngạn (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)