.17 Đánh giá hiệu quả môi trường các kiểu sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất vùng trồng cây ăn quả trọng điểm trên địa bàn huyện lục ngạn (Trang 72 - 96)

Loại hình sử

dụng đất

Kiểu sử dụng

đất Tiểu vùng 1 Tiểu vùng 2 Tiểu vùng 3

Cây ăn quả

Vải thiều Cao Cao Cao

Táo Thấp Trung bình Thấp

Bưởi Thấp Cao Thấp

Cam Thấp Trung bình Cao

Dựa vào bảng tổng hợp đánh giá hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất, có thể nhận thấy rằng kiểu sử dụng đất vải thiều ở cả 3 tiểu vùng đem lại hiệu quả môi trường ở mức cao. Kiểu sử dụng đất táo có hiệu quả môi trường thấp nhất trong 4 kiểu sử dụng đất chính (đạt hiệu quả thấp ở tiểu vùng 1 và tiểu vùng 3, trung bình ở tiểu vùng 2). Kiểu sử dụng đất cam đạt hiệu quả xã hội trung bình (đạt hiệu quả cao ở tiểu vùng 3, trung bình ở tiểu vùng 2 và thấp ở tiểu vùng 1). Kiểu sử dụng đất bưởi đạt hiệu quả trung bình thấp (đạt hiệu quả cao ở tiểu vùng 2, thấp ở tiểu vùng 1 và tiểu vùng 3).

3.4 Đánh giá tổng hợp và lựa chọn các kiểu sử dụng đất triển vọng

Trên cơ sở đánh giá các kiểu sử dụng đất để lựa chọn ra các kiểu sử dụng đất đảm bảo về hiệu quả kinh tế còn phải thích hợp với với các điều kiện về đất đai khí hậu, các điều kiện về cơ sở hạ tầng, giao thông thuỷ lợi...Đồng thời phát huy thế mạnh kinh nghiệm sản xuất của nông dân tại địa phương. Ngoài ra, kiểu sử dụng đất đó còn phải đảm bảo hiệu quả về môi trường, bảo vệ và cải tạo đất đai, giảm áp lực mùa vụ đối với đất đai giúp cho đất có thời gian phục hồi các chất dinh dưỡng, giữ được tính đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn nước, đây là một trong những yêu cầu quan trọng trong chiến lược sử dụng đất. Việc đánh giá khả năng thích hợp và xác định các loại hình sử dụng đất có triển vọng được tiến hành nhằm lựa chọn các hệ thống sử dụng đất cho tương lai.

3.4.1 Nguyên tắc lựa chọn kiểu sử dụng đất triển vọng

- Kiểu sử dụng đất được lựa chọn phải phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, địa hình của địa bàn, đảm bảo tính thích nghi cao của kiểu sử dụng đất.

- Phải đảm bảo hiệu quả kinh tế của kiểu sử dụng đất được lựa chọn. Trong thực tế rất hiếm khi người ta lựa chọn một kiểu sử dụng đất mà lợi nhuận thu được thấp hơn kiểu sử dụng đất trước đó, trừ khi để đảm bảo tính ổn định cho một loại sản phẩm nào đó mà người ta buộc phải giữ lại một số kiểu sử dụng đất nhất định dù biết rằng hiệu quả kinh tế của nó chưa phải là tối ưu.

- Phải phù hợp với điều kiện về cơ sở hạ tầng của địa phương (mạng tưới tiêu, hệ thống giao thông…).

- Định canh định cư, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. - Sự tác động của thị trường

- Phải bảo vệ môi trường sinh thái, độ màu mỡ của đất.

- Đảm bảo đời sống của người nông dân (an toàn lương thực, mức sống, gia tăng lợi ích của nông dân…).

- Phải mang tính kế thừa, tính truyền thống và tính văn hóa của địa phương, phát huy kinh nghiệm sản xuất của nông dân, kinh nghiệm chỉ đạo sản xuất của các nhà quản lý.

Dựa trên những cơ sở trên, căn cứ vào kết quả tính toán về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các kiểu sử dụng đất trong 3 tiểu vùng, đề tài xác định được hiệu quả tổng hợp của 4 kiểu sử dụng đất chính như sau:

3.4.1.1 Kiểu sử dụng đất vải thiều

Có thể khẳng định đây là kiểu sử dụng đất cây ăn quả chủ đạo và làm nên thương hiệu của Lục Ngạn. Là kiểu sử dụng đất có diện tích lớn nhất trong 4 kiểu sử dụng đất chính của vùng và cũng là kiểu sử dụng đất hình thành lâu đời, có quy mô cũng như đã được khẳng định vị thế so với các kiểu sử dụng đất khác. Bên cạnh đó kiểu sử dụng đất vải thiều cực kỳ phù hợp với tự nhiên của huyện Lục Ngạn. Với kiểu sử dụng đất này, kết hợp kinh nghiệm lâu năm của người dân địa phương cùng với những tiến bộ khoa học kĩ thuật được áp dụng, là kiểu sử dụng đất luôn đạt hiệu quả sử dụng đất ở mức trung bình và cao ở các tiểu vùng. Tại tiểu vùng 1, kiểu sử dụng đất vải thiều đạt hiệu quả kinh tế cao, phù hợp nhất trong 3 tiểu vùng. Vì vậy, thời gian tới cần quan tâm chú trọng hơn nữa tại tiểu vùng này, mở rộng diện tích kết hợp với áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, từng bước hình thành vùng chuyên canh vải thiều, phát huy tối đa lợi thế của vùng. Những tiểu vùng còn lại nên duy trì diện tích như hiện nay, nâng cao chất lượng sản phẩm theo quy trình sản xuất tiêu chuẩn VietGAP và Global GAP.

Hình 3.3 Vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn Global GAP tại xã Tân Sơn, huyện Lục ngạn

3.4.1.2 Kiểu sử dụng đất táo

Đây là kiểu sử dụng đất được đưa vào và phát triển trong những năm gần đây, tuy chưa vượt trội trong các chỉ tiêu đánh giá nhưng cũng đã khẳng định được vị thế khi là 1 trong 4 kiểu sử dụng đất cây ăn quả chính của vùng. Là kiểu sử dụng đất tương đối khó tính trong việc thích hợp với điều kiện tự nhiên. Phù hợp nhất với tiểu vùng 2 (vùng thấp), đem lại hiệu quả sử dụng đất trung bình. Tuy chưa vượt trội trong các chỉ tiêu đánh giá nhưng dễ dàng nhận thấy đây là kiểu sử dụng đất có chi phí đầu tư thấp nhất, việc chăm sóc dễ dàng hơn. Để nâng cao hiệu quả, thời gian tới cần chú trọng trong việc nghiên cứu đặc tính của cây trồng, tìm ra đặc điểm phù hợp của kiểu sử dụng đất này với từng vùng. Chú trọng và tập trung phát triển những vùng phù hợp, bên cạnh đó giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tại những tiểu vùng đem lại hiệu quả thấp, cải thiện năng suất cũng như chất lượng của cây trồng, không mở rộng diện tích, tập trung phát triển diện tích đang có với chất lượng nâng cao.

Hình 3.4 Táo Đài tại xã Tân Quang, huyện Lục Ngạn

3.4.1.3 Kiểu sử dụng đất bưởi

Đây là kiểu sử dụng đất quả đem lại hiệu quả kinh tế cao, trong những năm gần đây cùng với cam là những cây có múi được phát triển mạnh trên địa bàn huyện. Tuy nhiên cũng thích hợp với từng tiểu vùng do điều kiện tự nhiên khác nhau. Tại tiểu vùng 2 đạt hiệu quả cao trong các chỉ tiêu đánh giá, thích hợp nhất trong 3 tiểu vùng. Điều kiện khí hậu, thổ những… tại tơi đây rất thích hợp cho kiểu sử dụng đất này. Trong thời gian tới cần chuyển dịch cơ cấu sang bưởi ở những tiểu vùng đem lại hiệu quả cao, giảm dần diện tích những kiểu sử dụng đất đem lại hiệu quả thấp, cùng đó chú trọng nghiên cứu, phát huy năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm. Tuy vậy về khía cạnh môi trường cần được quan tâm hơn nữa khi ở tiểu vùng 1 và 3 hiệu quả môi trường chỉ đạt ở mức thấp. Cần có những giải pháp

cụ thể để vừa phát huy được thế mạnh của kiểu sử dụng đất này mà không đánh mất môi trường.

Hình 3.5 Bưởi da xanh Lục Ngạn tại Hội chợ cam, bưởi và các sản phẩm đặc trưng huyện Lục Ngạn năm 2019

3.4.1.4 Kiểu sử dụng đất cam

Là kiểu sử dụng đất có diện tích lớn thứ 2 trong các kiểu sử dụng đất chính của vùng chỉ sau kiểu sử dụng đất vải thiều. Trong 10 năm trở lại đây cây có múi nói chung và đặc biệt là cam đang được phát triển mạnh mẽ trên địa bàn huyện Lục Ngạn. Với điều kiện tự nhiên vốn có của Lục Ngạn cực kì thích hợp với kiểu sử dụng đất này. Có thể nhận thấy kiểu sử dụng đất cam đem lại hiệu quả kinh tế đạt mức tương đối cao ở các tiểu vùng, không có tiểu vùng nào đạt mức thấp, điều đó khẳng định giá trị kinh tế mà kiểu sử dụng đất này đem lại với vùng đất Lục Ngạn, bên cạnh đó hiệu quả xã hội cũng đạt mức cao cho. Tuy nhiên, hiệu quả về môi trường của kiểu sử dụng đất này là vấn đề đáng quan tâm nhất. Ở tiểu vùng 1 hiệu

quả xã hội đạt mức thấp, điều đó nói lên việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình chăm sóc cây trồng. Kiểu sử dụng đất này cũng là kiểu sử dụng đất có chi phí đầu tư lớn nhất trong 4 kiểu sử dụng đất chính của vùng. Tương lai, để phát triển đúng hướng cho kiểu sử dụng đất này, cần quan tâm nhất đến vấn đề môi trường, phát triển theo hướng nông nghiệp sạch, nâng cao chất lượng của sản phẩm, cùng với đó áp dụng những biện pháp chăm sóc tiến bộ, giảm tối đa chi phí sản xuất nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế của kiểu sử dụng đất này.

Hình 3.6 Cam ngọt Lục ngạn tại Hội chợ cam, bưởi và các sản phẩm đặc trưng huyện Lục Ngạn năm 2019

Tóm lại:

Dựa trên kết quả nghiên cứu, tôi nhận thấy kiểu sử dụng đất thích hợp với điều kiện đất đai, đang được áp dụng rộng rãi trong vùng trồng cây ăn quả trên địa bàn huyện Lục Ngạn, mang lại hiệu quả cao, phù hợp với cơ sở hạ tầng, khai thác

tốt tiềm năng nguồn lao động là kiểu sử dụng đất vải thiều. Đây là kiểu sử dụng đất tối ưu nhất cho sự phát triển theo hướng sản xuất trở thành vùng trồng cây ăn quả trọng điểm của cả nước, vừa mang lại hiệu quả kinh tế mà đồng thời mang lại hiệu quả xã hội, môi trường.

Ngoài ra, kiểu sử dụng đất bưởi, kiểu sử dụng đất cam là hai kiểu sử dụng đất trong những năm gần đây đang khẳng định được giá trị. Hiệu quả kinh tế đạt mức rất cao, nếu đi đúng hướng và phát triển đồng bộ, chú ý đến hiệu quả môi trường thì thời gian tới 2 kiểu sử dụng đất nói trên sẽ còn phát triển hơn nữa.

3.5 Quan điểm, định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng cây ăn quả trên địa bàn huyên Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang cây ăn quả trên địa bàn huyên Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

3.5.1 Quan điểm sử dụng đất trồng cây ăn quả của huyện Lục Ngạn

Trong thời điểm xã hội ngày càng phát triển, kinh tế thị trường và hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giởi, đòi hỏi sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cây ăn quả nói riêng cần phải chuyển đổi mạnh mẽ theo hướng sản xuất hiệu quả cao và bền vững... Quan điểm sử dụng đất trồng cây ăn quả của huyện Lục Ngạn là:

(1) Sử dụng đất trồng cây ăn quả phải theo hướng chuyển đổi mạnh mẽ sản xuất sản phẩm cây ăn quả của huyện theo hướng sản xuất hàng hoá nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

+ Trên cơ sở phát huy lợi thế của từng tiểu vùng, hình thành các vùng sản xuất có quy mô lớn và có đặc trưng riêng, sử dụng hợp lý, tiết kiệm đất đai và tài nguyên khác (nước tưới…); sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng cho tiêu dùng nội vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến theo chủng loại mẫu mã phù hợp.

+ Sử dụng đất trồng cây ăn quả phải trên cơ sở quan tâm đến an toàn của sản phẩm đến người tiêu dùng, phát triển theo hướng bền vững.

(2) Sử dụng đất trồng cây ăn quả phải bảo đảm nâng cao hiệu quả các phương diện kinh tế, xã hội và môi trường

+ Sử dụng đất phải đạt được hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, sử dụng tối đa diện tích đất hiện có, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích, tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống người lao động, xoá đói giảm nghèo...hạn chế xói mòn, rửa trôi, tăng tỷ lệ che phủ và độ màu mỡ cho đất.

(3) Sử dụng đất, gắn ứng dụng thành tựu mới về khoa học, công nghệ vào sản xuất phù hợp điều kiện của người dân, tạo cơ hội phát huy sáng kiến, kế thừa kinh nghiệm tốt của những mô hình bản địa truyền thống.

Khai thác tốt các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại trong trồng trọt để tạo ra năng suất cao, chất lượng tốt, giá thành hạ, có sức cạnh tranh trên thị trường.

(4) Sử dụng đất hướng vào việc thu hút tối đa nguồn lực của xã hội, phát huy thế mạnh các loại hình tổ chức kinh tế với từng lĩnh vực, trên cơ sở ổn định và phát triển kinh tế hộ, phát triển mạnh kinh tế vườn đồi, kêu gọi đầu tư thu hút các doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, phát triển các tổ chức kinh tế hợp tác phù hợp.

(5) Sử dụng đất đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao, bảo đảm bền vững, không tổn hại tới môi trường sinh thái, phải thích ứng với biến đổi khí hậu. Các hoạt động sử dụng đất vào sản xuất theo phương châm vừa phải thích ứng tình hình biến đổi khí hậu đang gia tăng thông qua việc phân vùng sản xuất, lựa chọn cơ cấu cây trồng, mùa vụ thích hợp nhất; đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực dẫn đến biến đổi khí hậu.

3.5.2 Định hướng sử dụng đất của huyện Lục Ngạn

3.5.2.1 Cơ sở chính để làm căn cứ để chuyển các kiểu sử dụng đất

- Kết quả đánh giá hiện trạng sử dụng đất và xác định các loại hình sử dụng đất có triển vọng.

- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của huyện Lục Ngạn. - Quán triệt quan điểm lấy hiệu quả tổng hợp, trong đó hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đóng vai trò chủ đạo để quyết định phương hướng đầu tư và lựa chọn cây trồng.

- Thực hiện tốt việc phân vùng quy hoạch sản xuất trên cơ sở đó bố trí cây trồng cho phù hợp với từng vùng, với tập quán canh tác của địa phương để từng bước hình thành các vùng sản xuất hàng hóa.

- Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả chương trình sản xuất chế biến nông sản xuất khẩu, trên cơ sở các hợp đồng đã ký kết giữa người sản xuất và đơn vị thu mua, chế biến nhằm đảm bảo quyền lợi cho nông dân. Đầu tư hỗ trợ để mở rộng diện tích

chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhất là những cây trồng mới có giá trị kinh tế cao và phù hợp với địa phương.

- Điều kiện ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. - Tiềm năng lao động và khả năng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Trên cơ quan điểm và định hướng, điều kiện thực tế của địa phương, sự lựa chọn trong quá trình nghiên cứu, đề xuất kiểu sử dụng đất theo từng vùng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất như sau:

Tại tiểu vùng 1:

+ Kiểu sử dụng đất vải thiều với diện tích là 1.918 ha, chiếm diện tích lớn trong tổng diện tích trồng cây ăn quả. Đây là vùng cho sản phẩm tốt nhất từ kiểu sử dụng đất vải thiều và nằm trong vùng chỉ dẫn địa lý vải thiều Lục Ngạn, là vùng có điều kiện tự nhiên cực kì thích hợp với cây vải thiều (đất sỏi, độ dốc tương đối cao, khí hậu lạnh hơn so với các vùng khác…) Nhờ những yếu tố trên mà sản phẩm từ kiểu sử dụng đất này cho chất lượng vượt trội so với các tiểu vùng khác nên hiệu quả kinh tế đạt mức cao. Xác định rõ kiểu sử dụng đất này là kiểu sử dụng đất chính của tiểu vùng, để phát huy hết tiềm năng thế mạnh của tiểu vùng, đề xuất tiếp tục phát triển và tăng diện tích vải thiều thêm 150ha. Chuyển dần các diện tích canh tác vải thiều truyền thống sang canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP để năng cao hiệu quả. Có thể kết hợp trồng cây vải thiều với cây che phủ để góp phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất vùng trồng cây ăn quả trọng điểm trên địa bàn huyện lục ngạn (Trang 72 - 96)