Thành phần axit amin trong protein của đậu tương Cúc bóng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nguồn gen cây đậu tương cúc bóng tại huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (Trang 38 - 40)

TT Tên axit amin Hàm lượng g/100g % axit amin trong Protein 1 Aspartic acid 3,71 10,15 2 Serine 2,16 5,89 3 Glutamic acid 3,38 9,24 4 Glycine 1,50 4,10 5 Histidine 0,71 1,95 6 Threonine 0,75 2,04 7 Arginine 2,75 7,51 8 Alanine 1,52 4,15 9 Proline 1,71 4,68 10 Cystine 0,61 1,67 11 Tyrocine 0,97 2,66 12 Valine 1,53 4,18 13 Methionine 0,48 1,30 14 Lysine 2,29 6,27 15 IsoLeucine 1,68 4,58 16 Leucine 2,83 7,72

17 Phenyl alanine 1,82 4,99 Tổng axit amin 30,39 83,11

Bảng 3.2 và 3.3 cho thấy hàm lượng protein và lipit của đậu tương Cúc bóng khá cao. Kết quả trên được so sánh với nghiên cứu của Lê Phương Dung, Chu Hoàng Mậu [3] trên 5 giống đậu tương địa phương tỉnh Sơn La (Bóng Phù Yên, Mắt Cua Phù Yên, Yên Châu, Mai Sơn, Lào và giống DT84 (Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam). Hàm lượng protein dao động trong khoảng 34,97% - 47,74%. Trong đó giống có hàm lượng protein cao nhất là giống Mắt Cua Phù Yên (47,74%) và giống có hàm lượng protein thấp nhất là DT84 (34,97%). Hàm lượng lipit của các giống khá đồng đều, dao động trong khoảng 16,70% - 22,84%, giống đậu tương Bóng Phù Yên có hàm lượng lipit thấp nhất (16,70%), cao nhất là giống DT84 (22,84%). Như vậy hàm lượng protein và lipit của đậu tương Cúc bóng đạt mức trung bình so với mẫu so sánh.

Kết quả thành phần axit amin cho thấy đậu tương giống Cúc bóng có 17 loại axit amin, với tổng axit amin trong protein là 83,11%; có chứa 8 loại axit amin không thay thế như isoleucine, leucine, lysine, valine, threonine, methionine, phenyl alanine, histidine.

3.2. Kết quả xác định mối quan hệ di truyền của đậu tương Cúc bóng

3.2.1. Kết quả tách chiết DNA

Yêu cầu của kỹ thuật tách chiết DNA là thu nhận các phân tử ở trạng thái nguyên vẹn không bị phân hủy hay đứt gãy bởi các tác nhân cơ học, đây là điều kiện đầu tiên quyết định cho sự thành công của quá trình nghiên cứu. Kết quả tách chiết DNA tổng số từ các mẫu lá của cây đậu tương Cúc bóng được thể hiện trên hình 3.8.

Hình 3.8. Kết quả tách chiết DNA tổng số đậu tương

(Giếng D1 đến D12 lần lượt là 12 mẫu đậu tương Cúc bóng nghiên cứu)

Từ hình ảnh điện di cho thấy các band sáng đều, DNA ít bị đứt gãy, các mẫu DNA tổng số thu được có chất lượng tương đối tốt. Tuy nhiên, phương pháp điện di kiểm tra DNA tổng số chỉ có thể xác định được độ nguyên vẹn của DNA mà chưa xác định được độ tinh sạch cũng như hàm lượng DNA. Chính vì vậy bước tiếp theo chúng tôi sử dụng máy đo quang phổ kế Biomate 3 để tiến hành xác định nồng độ và độ tinh sạch các mẫu DNA thu được. Kết quả được thể hiện như bảng 3.4

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nguồn gen cây đậu tương cúc bóng tại huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)