ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải nguy hại tại tỉnh phú thọ (Trang 37 - 41)

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Chất thải nguy hại tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Trên địa bàn toàn tỉnh Phú Thọ. - Phạm vi thời gian:

+ Nguồn cơ sở phục vụ nghiên cứu từ năm 2015 - 2018.

+ Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 6/2018 đến tháng 6/2019.

- Phạm vi nội dung: Chất thải nguy hại phát sinh tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cộng đồng dân cư.

2.2. Nội dung nghiên cứu

2.2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ

- Điều kiện tự nhiên.

- Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội.

2.2.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tỉnh Phú Thọ

- Khối lượng, thành phần chất thải nguy hại.

- Thực trạng công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

- Tình hình chung về công tác quản lý hành chính chất thải nguy hại. - Đánh giá hiểu biết về công tác quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

2.2.3. Dự báo khối lượng và loại chất thải nguy hại phát sinh ở tỉnh Phú Thọ đến năm 2025 Thọ đến năm 2025

2.2.4. Đề xuất một số biện pháp quản lý chất thải nguy hại tại tỉnh Phú Thọ

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Điều tra, thu thập số liệu, tài liệu trong và ngoài nước có liên quan đến chất thải nguy hại.

- Điều tra, thu thập tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu. Các số liệu này thu thập từ Cục thống kê, các sở, ban, ngành có liên quan.

- Các Luật, Nghị định, Thông tư, Quyết định, Công văn hướng dẫn thực hiện công tác quản lý chất thải nguy hại.

2.3.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp

Điều tra, phỏng vấn tại các cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ bao gồm các nhà máy, cơ sở y tế, làng nghề nhằm đánh giá hiểu biết về tình hình quản lý chất thải nguy hại tại các cơ sở. Lập phiếu điều tra phỏng vấn thu thập thông tin về hiểu biết về chất thải nguy hại và pháp luật quản lý chất thải nguy hại; phân loại, thu gom và lưu trữ chất thải nguy hại; xử lý chất thải nguy hại. Nội dung cụ thể được trình bày trong bảng hỏi kèm theo.

Phỏng vấn:

- Đối tượng phỏng vấn: cán bộ, nhân viên, công nhân làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở y tế, làng nghề.

- Phạm vi phỏng vấn: tại các doanh nghiệp, cơ sở y tế, làng nghề hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

- Hình thức phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp, phát phiếu điều tra.

- Phương pháp chọn mẫu phỏng vấn: Để tiến hành đánh giá hiểu biết về tình hình quản lý chất thải nguy hại tại các cơ sở, số mẫu điều tra được chọn là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

70 mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên phân tầng, tức là phỏng vấn 70 cá nhân tại 70 cơ sở, trong đó có 50 doanh nghiệp, 15 cơ sở khám chữa bệnh, 5 làng nghề hoạt động trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Đồng thời có sự cân đối về trình độ học vấn, lứa tuổi của các đối tượng được phỏng vấn, đa dạng về ngành nghề tại các cơ sở.

2.3.3. Phương pháp dự báo và so sánh

So sánh với các khu vực đã nghiên cứu khác có những đặc điểm tương đồng về quy mô, tính chất… dựa vào các kết quả nghiên cứu trước đó giúp cho việc đánh giá, dự báo các tác động môi trường do chất thải nguy hại và xây dựng các giải pháp bảo vệ môi trường.

* Phương pháp dự báo lượng và loại chất thải nguy hại phát sinh ở tỉnh Phú Thọ đến năm 2025:

- Lượng CTNH công nghiệp phát sinh trên cơ sở sản lượng công nghiệp:

Khối lượng chất thải nguy hại của một loại hình sản xuất nào đó được ước tính như sau:

Mi = Si x hi

Mi: Khối lượng chất thải rắn công nghiệp - chất thải nguy hại phát sinh của loại hình i trong năm được xét (tấn).

Si: Sản lượng công nghiệp của loại hình i trong năm được xét. hi: Hệ số phát thải của loại hình sản xuất i (kg/đơn vị sản phẩm). - Lượng chất thải nguy hại phát sinh trong sinh hoạt phát sinh trên cơ sở gia tăng dân số:

Lượng CTNH trong sinh hoạt phát sinh ước tính như sau: Gi= N (1+q)i g

N là số dân năm xét tính. q: Tốc độ tăng dân số.

g: hệ số phát sinh CTNH trong sinh hoạt (kg/người/năm).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

i: năm thứ i.

- Ước tính lượng CTNH y tế phát sinh:

Lượng CTNH y tế được tính trên cơ sở: số giường bệnh x lượng CTNH y tế trung bình/giường/ngày.

- Lượng CTNH nông nghiệp phát sinh:

Ước tính lượng CTNH nông nghiệp phát sinh trong hoạt động nông nghiệp theo công thức:

Ni = N (1+ p)i N: Lượng CTNH nông nghiệp.

p: Tốc độ tăng trưởng sản xuất nông nghiệp. i: Năm thứ i.

2.3.4. Phương pháp tổng hợp và kế thừa

Từ các số liệu, tài liệu và các thông tin có được, tổng hợp và phân tích đưa ra các đánh giá về ảnh hưởng của chất thải nguy hại, trong quá trình nghiên cứu có kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đó trong khu vực nghiên cứu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải nguy hại tại tỉnh phú thọ (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)