Biện pháp xử lý chất thải nguy hại tại các cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải nguy hại tại tỉnh phú thọ (Trang 73 - 75)

Biện pháp xử lý Số phiếu Tỷ lệ (%)

Đốt/chôn 8 11,4

Đem đến khu để rác chung của công ty 10 14,3

Phương pháp khác 52 74,3

Tổng số 70 100

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2019)

Kết quả khảo sát cho thấy:

Số cơ sở sử dụng biện pháp đốt/chôn chất thải nguy hại là 8/70 cơ sở

(chiếm 11,4%), chủ yếu là các cơ sở y tế thực hiện biện pháp này; Không có cơ sở nào sử dụng biện pháp vứt vào một chỗ;

Số cơ sở sử dụng biện pháp đem đến khu để rác chung của công ty là 10/70 cơ sở (chiếm 14,3%);

Số cơ sở sử dụng các biện pháp khác là 52/70 cơ sở (chiếm 74,3%), các cơ sở này chủ yếu là ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng để chuyển giao, xử lý CTNH.

Từ kết quả điều tra, khảo sát tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, có thể rút ra nhận xét: sự hiểu biết của các đối tượng được phỏng vấn về chất thải nguy hại chưa đồng đều trong các lĩnh vực sản xuất,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

dịch vụ dẫn đến công tác quản lý chất thải nguy hại còn nhiều bất cập. Vì vậy, cần có những giải pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý CTNH trên địa bàn.

Hiện nay, việc đăng ký sổ chủ nguồn chất thải nguy hại giúp các cơ quan quản lý về môi trường nắm bắt được thông tin về các cơ sở sản xuất và quy trình xử lý chất thải nguy hại tại các cơ sở đó đảm bảo tuân thủ quy định trong thông tư 36/2015/TT-BTNMT. Nếu có sự cố xảy ra có thể giải quyết trong thời gian ngắn nhất, giảm những tác động xấu đến môi trường do chất thải nguy hại mang tới. Kết quả điều tra về việc tiến hành đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại được thể hiện trong hình 3.4:

Hình 3.4. Tỷ lệ đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Nhìn vào hình có thể thấy rằng, có 56,7% cơ sở đã đăng ký và được cấp sổ chủ nguồn thải, 23,6% cơ sở đang là hồ sơ đăng ký, 9,2% cơ sở đăng ký nhưng chưa được cấp sổ, có đến 6,2% cơ sở chưa đăng ký, 4,3% cơ sở không đăng ký. Số cơ sở có phát sinh chất thải nguy hại mà chưa đăng ký hoặc không đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại vẫn còn lớn, làm cho lượng chất thải nguy hại phát sinh không được kiểm soát có thể gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Tương tự, khi được hỏi về báo cáo định kỳ quản lý chất thải nguy hại thì có 32,5% đối tượng được hỏi không biết

Đã đăng ký và Đang làm hồ Đã đăng ký Chưa đăng ký Không đăng ký được cấp sổ sơ đăng ký nhưng chưa

được cấp sổ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

về chế độ báo cáo này. Như vậy có thể nhận định các cơ sở không hiểu biết về CTNH dẫn đến không tuân thủ đúng quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại.

3.3. Dự báo khối lượng và loại chất thải nguy hại phát sinh ở tỉnh Phú Thọ đến năm 2025 đến năm 2025

Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, một số loại hình sản xuất công nghiệp có hệ số phát thải như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải nguy hại tại tỉnh phú thọ (Trang 73 - 75)