Hiện trạng các khu, cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải nguy hại tại tỉnh phú thọ (Trang 49 - 52)

TT Tên khu, cụm công

nghiệp

Số dự án đầu tư

Tỷ lệ lấp

đầy (%) Ngành nghề sản xuất chủ yếu

I Các KCN trên địa bàn 124

1 KCN Thụy Vân 102 95 Dệt may; bao bì, vải bạt PP, PE…

2 KCN Trung Hà 13 51 Bia, cơ khí, gỗ, may mặc……

3 KCN Phú Hà 9 8,2 Điện tử, may mặc

II Các CCN trên địa bàn 116

1 CCN Bạch Hạc 10 81 cơ khí, bao bì PP, théP, VLXD..

2 CCN Đồng Lạng 19 100 Bao bì nhựa PP, PE, may mặc….

3 CCN Tử Đà - An Đạo 17 Linh kiện điện tử, may mặc, ….

4 CCN nam Thanh Ba 5 10,34 Bao bì, Linh kiện điện tử,

5 CCN Sóc Đăng 3 40,9 Da giày, CB gỗ, VLXD

6 CCN Kinh Kệ - Hợp Hải 15 97 Bao bì, may mặc, CB nông sản…

7 CCN Hoàng Xá 19 90 May mặc, VLXD, CB lâm sản

8 CCN thị trấn Yên Lập 3 May mặc, BVTV

9 CCN Lương Sơn 5 31 CB Lâm sản, TA chăn nuôi

10 CCN Cổ Tiết 7 100 May mặc, VLXD, thức ăn CN..

11 CCN thị trấn Sông Thao 4 51 CB thực phẩm, VLXD, da giầy

12 CCN Bãi Ba - Đông Thành 1 Than hoạt tính, CB khoáng sản

13 CCN Thanh Minh 2

14 CCN Phú Gia 1 May mặc

15 CCN Tân Phú 3

16 CCN Phượng Lâu 1 6,2 Xử lý rác thải, VLXD

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Phú Thọ, 2018)

Theo Quyết định số 2032/QĐ-UBND ngày 17/6/2011 của UBND tỉnh Phú Thọ, lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh trên địa bàn tỉnh tại các khu công nghiệp từ 0,2 - 0,25 tấn/ha/ngày đêm; Các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp từ 0,15 - 0,2 tấn/ha/ngày đêm. Như vậy, lượng CTR công nghiệp phát sinh từ các khu cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ sẽ được ước lượng theo bảng sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Bảng 3.4. Lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh từ các khu, cụm công nghiệp năm 2018

Diện tích Loại/đối tượng Diện tích quy hoạch đến 2020 Diện tích đã giao Diện tích sử dụng sản xuất đến năm 2018

Khu công nghiệp (ha) 2.165 324,7 267

Cụm công nghiệp(ha) 1.012 306 276

Lượng rác thải nhỏ nhất

(tấn/ngày đêm) 584,8 110,84 94,8

Lượng rác thải lớn nhất

(tấn/ngày đêm) 743,65 142,375 121,95

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Phú Thọ, 2018)

Theo thống kê tại bảng trên, lượng rác thải công nghiệp từ các khu, cụm công nghiệp phát sinh thời điểm hiện tại ước tính từ 94,8 đến 121,95 tấn, khi lấp đầy toàn bộ diện tích đã giao hiện tại thì lượng rác thải lớn nhất có thể lên đến 142,375 tấn/ngày đêm, và theo quy hoạch thì lượng rác thải phát sinh lớn nhất có thể lên đến 743,65 tấn/ngày đêm, đây là con số không nhỏ và là vấn đề cấp thiết cần đặt ra hướng giải quyết để có thể dự báo các vấn đề môi trường trong quá trình thu hút đầu tư.

Do đặc thù hoạt động công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ chủ yếu là các ngành nghề không sử dụng nguyên liệu chính cho sản xuất là hóa chất độc hại nên tỷ lệ CTR nguy hại chiếm tỷ lệ không lớn trong tổng lượng rác thải công nghiệp, ước tính chỉ khoảng từ 10 - 15%, tương đương từ 9,48 - 18,3 tấn/ngày đêm tại các khu, cụm công nghiệp.

- Chất thải rắn công nghiệp phát sinh ngoài các khu, cụm công nghiệp: Hoạt động công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn tỉnh chủ yếu ở các vùng đô thị, đặc biệt là thành phố Việt Trì và một số huyện có trữ lượng khoáng sản lớn như huyện Thanh Sơn, Phù Ninh, Lâm Thao, Yên Lập. Có thể thống kê được lượng chất thải rắn phát sinh từ một số ngành công nghiệp, sản xuất của tỉnh Phú Thọ như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

+ Chất thải rắn công nghiệp từ khai thác, chế biến khoáng sản:

Do sự phân bố và trữ lượng khoáng sản trên địa bàn tỉnh chủ yếu là khoáng sản đá, cát, cao lanh, sắt, quắc zit, sắt, đô lô mit, talc nên chất thải rắn phát sinh cũng chủ yếu từ các loại hình khai thác trên, trong đó tỷ lệ chất thải từ hoạt động khai thác, chế biến đá, cao lanh là lớn nhất. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có tổng cộng 82 điểm mỏ khoáng sản đang hoạt động trên tổng số 122 giấy phép khai thác.

Tỷ lệ chất thải rắn trong khai thác khoáng sản phụ thuộc vào chất lượng khoáng sản mỏ, tỷ lệ đất đá kẹp giữa các lớp khoáng sản, giữa các thân quặng. Chất thải rắn trong khai thác cao lanh là đá bán phong hóa và đá cứng, sét; chất thải rắn trong khai thác đá là lớp phủ bề mặt và lớp đất kẹp, lượng thải này là tương đối lớn. Tuy nhiên, do tính chất nguồn thải chủ yếu là đất đá bóc không chứa thành phần độc hại đối với môi trường nên loại chất thải rắn này thường được bố trí lưu giữ ngay trong phạm vi khu vực khai thác và sử dụng làm vật liệu san lấp mặt bằng, hoàn thổ môi trường.

Bảng 3.5. Một số mỏ khoáng sản phát sinh chất thải rắn trong quá trình khai thác

STT Tên mỏ, địa điểm Công suất

(m3/năm)

Lượng thải /năm (m3)

1 Mỏ quặng sắt Ao Bon, Xuân Thượng,

Lương Sơn, Yên Lập 9.740 43.865

2 Mỏ cao lanh, fenspat Bưa Mè - Giáp

Lai - Thanh Sơn 4.000 33.580

3 Mỏ đá vôi Ninh Dân - Thanh Ba 196.000 15.000 4 Mỏ cao lanh, fenspat Đồi Chiềng, Tân

Phương, Thanh Thủy 6.480 7.776

5 Mỏ đá Hang Đùng, xã Ngọc Lập, huyện

Yên Lập 130.000 3.250

(Nguồn: Thống kê theo báo cáo ĐTM - Chi cục BVMT)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Bên cạnh đất đá thải, quặng đuôi cũng là CTR sinh ra từ quá trình chế biến khoáng sản (tuyển khoáng, sàng rửa). Phần quặng đuôi là phần tách ra khỏi khoáng chất được thu hồi, chủ yếu trên địa bàn tỉnh là quặng đuôi cát (chất thải của quá trình khai khoáng cát chủ yếu gồm silicat và khoáng sét hữu cơ) và chất thải thô (phần thô của chất thải sinh ra trong quá trình sản xuất quặng kim loại màu và kim loại đen như quặng Fe, Pb, Zn, Cu, Ni, Sn...).

+ CTR ngành công nghiệp rượu, bia, nước giải khát:

Ngành bia - rượu - nước giải khát là ngành có hiệu quả kinh tế cao so với nhiều ngành công nghiệp khác. Sự phát triển của ngành này có tác động tích cực, góp phần thúc đẩy các ngành khác cùng phát triển như: Nông nghiệp, giao thông vận tải, cơ khí, hóa sinh, sản xuất bao bì... và đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, ngành sản xuất này cũng phát sinh lượng chất thải rắn thông thường tương đối lớn gồm các thành phần như: Bã hèm, lon sắt, thùng nhựa, xô keo, bụi cám lúa mạch, nắp chai, giấy bìa, bùn từ hệ thống xử lý nước thải.... Trên địa bàn tỉnh hiện có 05 nhà máy sản xuất bia, rượu, nước giải khát gồm: Nhà máy bia Sài Gòn - Phú Thọ (KCN Trung Hà), nhà máy bia Hà Nội - Hồng Hà (Vân Phú - Việt Trì), Nhà máy Bia rượu, nước giải khát Viger (Bến Gót - Việt Trì), Nhà máy bia rượu Hùng Vương (KCN Thụy Vân), nhà máy rượu Sài Gòn - Đồng Xuân (Thanh Ba). Sản lượng sản xuất bia thể hiện qua bảng sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải nguy hại tại tỉnh phú thọ (Trang 49 - 52)