Lượng CTRYT phát sinh trên địa bàn toàn tỉnh qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải nguy hại tại tỉnh phú thọ (Trang 55 - 69)

(ĐVT: tấn/năm)

TT Cơ sở y tế

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Chất thải lây nhiễm CTNH không lây nhiễm Chất thải lây nhiễm CTNH không lây nhiễm Chất thải lây nhiễm CTNH không lây nhiễm 1 Cơ sở khám chữa bệnh 275 2,92 300,5 4,32 314,7 7,2 1.1 Bệnh viện công lập: BV; TTYT 2 chức năng và BV ngành 252,2 1,7 274,6 3,1 270,9 4,8 1.2 Bệnh viện ngoài công lập 13,6 0 16,7 0 31,4 0,4 1.3 Trạm y tế 7,7 0,5 7,7 0,5 9,7 0,6 1.4 Cơ sở khám, chữa bệnh khác 1,5 0,72 1,5 0,72 2,7 1,4 2 Cơ sở dự phòng 0,07 0 0,07 0 0,08 0

(Nguồn: Báo cáo Sở Y tế tỉnh Phú Thọ các năm: 2016, 2017, 2018)

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Sở Y tế (2018) về tình hình quản lý chất thải y tế của tỉnh Phú Thọ, khối lượng chất thải rắn y tế phát sinh từ các cơ sở y tế trong toàn tỉnh như sau:

- Cơ sở khám, chữa bệnh là các bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện ngành, trung tâm y tế hai chức năng: Lượng chất thải rắn phát sinh trong năm là 1.410,6 tấn/năm (trong đó: chất thải lây nhiễm là 270,9 tấn/năm; chất thải nguy hại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

không lây nhiễm là 4,8 tấn/năm; chất thải y tế thông thường là 1.134,9 tấn/năm). - Bệnh viện ngoài công lập: Lượng chất thải rắn phát sinh trong năm là 139,3 tấn/năm (trong đó: chất thải lây nhiễm là 31,4 tấn/năm; chất thải nguy hại không lây nhiễm là 0,4 tấn/năm; chất thải y tế thông thường là 107,5 tấn/năm).

- Cơ sở là các trạm y tế xã, phường, thị trấn: Lượng chất thải rắn phát sinh trong năm là 12 tấn/năm (trong đó: chất thải lây nhiễm là 9,7 tấn/năm; chất thải nguy hại không lây nhiễm là 0,6 tấn/năm; chất thải y tế thông thường là 1,7 tấn/năm).

- Các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân khác: Lượng chất thải rắn phát sinh trong năm là 8,8 tấn/năm (trong đó: chất thải lây nhiễm là 2,7 tấn/năm; chất thải nguy hại không lây nhiễm là 1,4 tấn/năm; chất thải y tế thông thường là 4,7 tấn/năm).

- Cơ sở dự phòng: Lượng chất thải rắn phát sinh trong năm là 180,08 tấn/năm (trong đó: chất thải lây nhiễm là 0,084 tấn/năm; chất thải y tế thông thường là 180 tấn/năm).

Lượng chất thải rắn phát sinh trong ngày là 612 kg/ngày (trong đó: chất thải nguy hại là 102 kg/ngày; chất thải thông thường là 510 kg/ngày).

Như vậy, toàn tỉnh Phú Thọ có tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh khoảng 1.750,78 tấn/năm (tương đương 4,79 tấn/ngày); trong đó, chất thải lây nhiễm là 314,78 tấn/năm (tương đương 0,86 tấn/ngày); chất thải nguy hại không lây nhiễm là 7,2 tấn/năm (tương đương 0,02 tấn/ngày); chất thải y tế thông thường là 1.428,8 tấn/năm (tương đương 3,92 tấn/ngày).

* Chất thải nguy hại từ nông nghiệp:

- Bao gói thuốc bảo vệ thực vật: Phú Thọ có diện tích đất gieo trồng bình quân hàng năm trên 121 nghìn ha. Để ngăn chặn sinh vật gây hại bùng phát thành dịch, bảo vệ năng suất, sản lượng cây trồng thì việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) của người dân trong sản xuất nông nghiệp là tất yếu. Số lượng các loại thuốc BVTV sử dụng trên địa bàn toàn tỉnh hiện khoảng 100 tấn/năm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

trong đó lượng bao gói thuốc BVTV phát thải ra môi trường chiếm 5% tương đương 05 tấn/năm, nếu không được thu gom và xử lý đúng quy định sẽ gây ô nhiễm môi trường nông thôn, là nguy cơ gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm đối với nông sản.

- Chất thải rắn chăn nuôi: Tính đến năm 2018 số lượng gia súc của cả tỉnh là 1.006.547 con, trong đó nhiều nhất là lợn (798.917 con); số lượng gia cầm là 13.282.000 con, trong đó nhiều nhất là gà (11.478.000 con). Thành phần chủ yếu của chất thải rắn chăn nuôi là phân, bên cạnh đó còn có xác gia súc, gia cầm, lót ổ, thức ăn thừa, bao bì thuốc thú y, lông, vỏ trứng, trứng hỏng... với tổng lượng chất thải chăn nuôi phát sinh ước tính khoảng 6,5 nghìn tấn/ngày, tương đương xấp xỉ 2,4 triệu tấn/năm.

* Chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình sinh hoạt:

Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ đã phát sinh nhiều loại chất thải khác nhau trong đó phải kể đến một lượng lớn rác thải từ các hoạt động của con người bao gồm cả chất thải nguy hại. Lượng chất thải nguy hại này tương đối phức tạp và khó quản lý.

- Chất thải nguy hại phát sinh từ các hoạt động dịch vụ, sinh hoạt hàng ngày: lượng chất thải này có thể phát sinh từ các loại hình hoạt động như:

Bảo dưỡng xe, sản phẩm sử dụng trong công việc làm vườn, sản phẩm dùng sơn, dung môi.

Sản phẩm dùng để cọ rửa, các sản phẩm tẩy trùng. Hoạt động bảo dưỡng bể bơi: Clo nước, clo hạt, acid.

Sản phẩm tiêu diệt côn trùng, hóa chất sử dụng cho việc tráng ảnh. Dược phẩm cho người và động vật, bình phun khí có áp…

Đến nay trên địa bàn tỉnh Phú Thọ chưa có một cuộc điều tra cụ thể về chất thải nguy hại có trong chất thải sinh hoạt nên chưa có một con số thống kê một cách chính xác về lượng rác thải nguy hại này.

- Chất thải nguy hại từ làng nghề trên địa bàn tỉnh Phú Thọ:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Làng nghề ở Phú Thọ có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, được phân bố rộng khắp trên địa bàn các huyện, thành phố, thị xã. Hiện nay, toàn tỉnh có 71 làng nghề và làng có nghề đang hoạt động ổn định với tổng số lao động trong các làng nghề là 20.860 lao động (trong đó có 14.523 lao động thường xuyên, tập trung ở 4 nhóm ngành cụ thể:

+ Nhóm làng nghề chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản:

Tổng số 44 làng nghề, thu hút 10.477 lao động (trong đó có 7.574 lao động thường xuyên). Có 10 doanh nghiệp, 08 hợp tác xã và 4.913 hộ gia đình tham gia. Các sản phẩm chủ yếu của làng nghề là: Chè đen, chè xanh, bún, mì, bánh các loại, chế biến lâm sản, trồng sơn, rau an toàn,…. Các nhóm làng nghề chia theo sản phẩm chủ yếu trong nhóm làng nghề chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản gồm:

Làng nghề sản xuất bún, mì: Chất thải trong quá trình sản xuất bún, mì sợi chủ yếu ở dạng nước thải với lượng thải tương đối lớn. Thành phần nước thải sản xuất bún, mì sợi bao gồm các chất hữu cơ dễ phân hủy (tinh bột), các chất dinh dưỡng, vitamin, các khoáng lượng; được đặc trưng bởi các thông số gây ô nhiễm BOD5, N,... Nguồn nước thải này nếu không được xử lý trước khi thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng. Gây ô nhiễm nguồn nước; gây ô nhiễm không khí, mùi hôi thối khó chịu do quá trình phân hủy chất hữu cơ của nước thải; ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân cũng như cảnh quan môi trường sống.

Làng nghề sản xuất, chế biến chè: Quá trình sản xuất chè gây ô nhiễm đến môi trường chủ yếu ở công đoạn sấy chè. Công đoạn này phần lớn sử dụng các bếp than, bếp củi để sao và sấy chè. Khi đốt than, củi sinh ra các khí thải như CO, CO2, SO2 và các hợp chất oxit của nitơ. Các khí này gây ô nhiễm môi trường làng nghề, ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân về đường hô hấp và là một trong các tác nhân góp phần gây nên hiện tượng mưa axit, hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Làng nghề làm bánh chưng, bánh giầy: Làng nghề làm bánh chưng, bánh giầy phát sinh chất thải chủ yếu ở công đoạn ngâm, vo gạo, luộc bánh sử dụng bếp than, củi. Nguồn nước thải chứa nhiều tinh bột, giàu các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, khi xả ra môi trường nước làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ, gây nên mùi hôi thối, khó chịu. Các chất dinh dưỡng nitơ, photpho là môi trường tốt cho rong rêu, tảo phát triển, gây nên hiện tượng phú dưỡng; phát triển đến lượng quá lớn, rong rêu và tảo chết đi gây ô nhiễm nguồn nước, gây mất cảnh quan khu vực. Với công đoạn luộc bánh, dùng bếp than, củi để luộc bánh. Các khí sản sinh từ quá trình luộc bánh thải ra môi trường với lượng lớn được tích tụ lại gây ảnh hưởng tới môi trường sống, môi trường không khí.

Làng nghề sản xuất tương: Quá trình sản xuất tương của làng nghề gây ô nhiễm chủ yếu ở công đoạn ngâm, vo gạo, rang đậu tương sử dụng bếp than, củi. Nước thải của công đoạn ngâm, vo gạo có hàm lượng chất hữu cơ cao, xả trực tiếp ra môi trường nước làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ, cùng với các quá trình lên men, phân hủy kị khí, lâu ngày gây mùi hôi thối, ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí xung quanh.

+ Nhóm làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (đồ gỗ, mây tre đan...): Tổng số 20 làng nghề, thu hút 8.295 lao động (trong đó có 5.488 lao động thường xuyên). Có 04 doanh nghiệp, 02 hợp tác xã và 3.123 hộ gia đình tham gia. Các sản phẩm chủ yếu của làng nghề là: Đồ mộc gia dụng, nón lá truyền thống, quần áo thổ cẩm, đồ mây tre đan, ván ép,.... Các nhóm làng nghề chia theo sản phẩm chủ yếu trong nhóm làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ gồm:

Làng nghề làm đồ gỗ: Trong quá trình sản xuất đồ gỗ phát sinh chất thải ở hầu hết các công đoạn sản xuất với bụi là chất thải chủ yếu. Công đoạn tạo hình theo mẫu, gia công sản phẩm và hoàn thiện sản phẩm phát sinh các loại bụi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

do bào, khoan tiện. Quá trình phun sơn màu, phun bóng sản phẩm cũng phát tán hơi xăng, bụi màu vào môi trường không khí xung quanh.

Làng nghề dệt vải, thổ cẩm: Nguồn phát sinh chất thải chủ yếu từ làng nghề sản xuất vải, thổ cẩm là công đoạn nhuộm. Nước dùng để nhuộm có chứa rất nhiều hóa chất nên thành phần các chất ô nhiễm trong nước thải của làng nghề gồm có: các tạp chất tự nhiên (tách ra từ sợi vải), chất bẩn, dầu sáp, hợp chất chứa nitơ, pectin (trong quá trình nấu tẩy), chuội tơ và các hóa chất (sử dụng trong quy trình xử lý vải như hồ tinh bột, NaOH, H2SO4, HCl, Na2CO3), các loại thuốc nhuộm, chất tẩy giặt. Khoảng 10 - 30% lượng thuốc nhuộm và hóa chất sử dụng bị thải ra ngoài cùng với nước thải.

Làng nghề đan lát: Làng nghề đan lát phát sinh chất thải chủ yếu ở công đoạn ngâm, tẩm tre trong hóa chất dạng dung dịch để chống mọt; công đoạn tẩy trắng nan, sấy chống mốc. Chất thải ở các công đoạn này chủ yếu là nước thải chứa nhiều loại hóa chất. Nước thải xả trực tiếp ra ngoài môi trường gây hại cho sinh vật, hệ sinh thái dưới nước; gây nên các bệnh ngoài da và ngày càng được tích tụ dẫn đến ô nhiễm nguồn nước.

+ Nhóm làng nghề xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng:

Tổng số 02 làng nghề, thu hút 529 lao động (trong đó có 290 lao động thường xuyên). Có 315 hộ gia đình tham gia. Các sản phẩm chủ yếu của làng nghề là: Vật liệu xây dựng, dịch vụ xây dựng….

+ Nhóm làng nghề gây trồng, kinh doanh sinh vật cảnh:

Tổng số 09 làng nghề, thu hút 1.159 lao động (trong đó có 1.171 lao động thường xuyên). Có 01 hợp tác xã và 1.052 hộ gia đình tham gia. Các sản phẩm chủ yếu của làng nghề là: Cá chép đỏ, hoa, cây cảnh, chim cảnh,… Tuy nhiên, các làng nghề này chủ yếu hoạt động ngay tại khu dân cư tập trung, sản xuất với quy mô nhỏ, phân tán; vốn đầu tư hạn chế. Vì vậy, công tác BVMT chưa thực sự được quan tâm, môi trường làng nghề đang có dấu hiệu ô nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến người dân và các khu vực lân cận.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

3.2.2. Thực trạng công tác quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ địa bàn tỉnh Phú Thọ

3.2.2.1. Hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển CTNH

- Công tác phân loại, thu gom CTNH công nghiệp:

Hiện nay công tác phân loại, thu gom chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ còn gặp rất nhiều khó khăn. Thực tế việc thu gom, vận chuyển và xử chất thải nguy hại do chủ nguồn thải và đơn vị thu gom, xử lý CTNH tự thỏa thuận. Toàn tỉnh chỉ có 01 đơn vị là Công ty TNHH Môi trường Phú Hà hoạt động dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại, tuy nhiên không đủ để đáp ứng việc vận chuyển chất thải nguy hại cho các chủ nguồn thải CTNH trên địa bàn.

Tại một số doanh nghiệp có phát sinh lượng chất thải lớn đã được phân loại, thu gom về khu vực lưu giữ CTNH trong khuân viên cơ sở và ký hợp đồng với đơn vị có khả năng thu gom, vận chuyển rác thải nguy hại.

Tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có khối lượng chất thải nguy hại thấp chưa thực sự quan tâm đến công tác quản lý chất thải nguy hại, không “nhận diện” được đâu là chất thải nguy hại, đâu là chất thải công nghiệp thông thường. Do thiếu kiến thức về tác hại của chất thải nguy hại nên các chủ cơ sở cho rằng chỉ cần xử lý hết khối lượng chất thải rắn và nước thải phát sinh mỗi ngày là bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường mà không biết rằng hàng ngày cơ sở của họ còn phát sinh một khối lượng chất thải nguy hại chưa được xử lý đúng cách, đúng quy định.

- Công tác thu gom, vận chuyển CTNH nông nghiệp:

+ Bao gói thuốc bảo vệ thực vật: Đến nay trên địa bàn tỉnh đã xây dựng 2.308 bể chứa vỏ, bao gói thuốc BVTV trên địa bàn các huyện, thành, thị. Tuy nhiên số lượng bể chưa đáp ứng đủ với nhu cầu thực tế hiện nay nên công tác thu gom và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng còn gặp nhiều khó khăn (theo đánh giá của ngành nông nghiệp, số lượng bể chứa mới đáp ứng khoảng 9% yêu cầu quy định, có 1.585/2.308 bể được xây dựng chưa đúng quy cách

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

theo Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT). Đối với các cánh đồng đã xây dựng và lắp đặt bể thu gom vỏ bảo thuốc bảo vệ thực vật người dân đã thực hiện thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng vào các bể. Theo thống kê, khối lượng bao gói thuốc BVTV sau sử dụng được thu gom đem đi xử lý ước tính khoảng 10.024,9 kg/năm, trong đó có khoảng 4.238,9 kg được chuyển giao cho cơ sở xử lý chất thải nguy hại, phần còn lại chưa được xử lý bằng biện pháp phù hợp.

- Công tác thu gom, vận chuyển CTNH sinh hoạt:

Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ chưa có chương trình phân loại, thu gom riêng CTNH phát sinh từ quá trình sinh hoạt mà hầu hết được thu gom và vận chuyển cùng với CTR sinh hoạt sau đó xử lý bằng cách đốt hoặc chôn lấp tại các bãi chôn lấp của địa phương.

- Công tác thu gom chất thải rắn y tế:

Chất thải nguy hại phát sinh trong ngành y tế, tại các bệnh viện lớn trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải nguy hại tại tỉnh phú thọ (Trang 55 - 69)