Hình thức đóng gói chất thải nguy hại tại các cơ sở sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải nguy hại tại tỉnh phú thọ (Trang 72 - 73)

Bảng 3.12. Hình thức đóng gói chất thải nguy hại tại các cơ sở sản xuất

Hình thức đóng gói CTNH Số phiếu Tỷ lệ (%)

Để lẫn lộn bên ngoài, không đóng gói 5 7,2 Đóng gói trong bao bì bình thường 26 37,1 Đóng gói trong bao bì chuyên dụng

dùng cho chất thải nguy hại 39 55,7

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2019)

Có 55,7% cơ sở đóng gói chất thải nguy hại bằng bao bì chuyên dụng, 37,1% cơ sở sử dụng bao bì thường và 7,2% cơ sở để lẫn lộn bên ngoài không đóng gói. Qua đó cho thấy số cơ sở chưa thực hiện đóng gói theo đúng quy định về đóng gói bao bì chuyên dụng là khá lớn, việc sử dụng bao bì thường để đóng gói hay để lẫn lộn bên ngoài không đóng gói dẫn đến nguy cơ chất thải nguy hại có thể bị rò rỉ, tràn đổ ra ngoài môi trường.

Bao bì chuyên dụng để các cơ sở đóng gói chất thải nguy hại đa phần là bao bì mềm được buộc kín và bao bì cứng có nắp đậy. Nhưng chỉ có 55,7% cơ sở thực hiện dán nhãn bao bì theo quy định của Thông tư số 36/2015/TT- BTNMT về quản lý chất thải nguy hại, còn 45,3% không thực hiện. Qua khảo sát cho thấy chỉ các cơ sở thực hiện đóng gói theo đúng quy định về đóng gói bao bì chuyên dụng mới thực hiện dán nhãn.

Thống kê điều tra về quy định lưu chứa chất thải nguy hại bao gồm: lưu chứa trong khu vực lưu giữ tạm thời không rò rỉ chất thải nguy hại ra môi trường, có treo dấu hiệu cảnh báo phòng ngừa cho từng loại chất thải và trang bị thiết bị phòng cháy chữa cháy cho khu vực lưu chứa cho thấy:

- Số cơ sở có khu vực lưu trữ tạm thời chất thải nguy hại: 58/70 cơ sở (chiếm 82,8%), trong đó 46 cơ sở được trang bị thiết bị phòng cháy chữa cháy tại khu vực lưu trữ tạm thời. Số cơ sở không có khu vực lưu trữ tạm thời chất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

thải nguy hại: 12/70 cơ sở (chiếm 17,2%).

Có 35,7% cơ sở có khu lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại có quy trình vận hành an toàn nhưng không có quy trình ứng phó sự cố, 20% cơ sở có quy trình ứng phó sự cố nhưng không có quy trình vận hành, 27,1% cơ sở có cả hai quy trình, 17,2% cơ sở không có cả hai quy trình.

Nhìn chung, với số lượng chất thải nguy hại đang gia tăng mạnh trên địa bàn tỉnh như hiện nay, công tác phân loại, lưu trữ chất thải nguy hại tại các cơ sở còn nhiều hạn chế, nên một lượng lớn chất thải nguy hại đi vào môi trường do hậu quả của việc phân loại và tồn trữ trên.

- Xử lý chất thải nguy hại:

Khảo sát việc xử lý chất thải nguy hại tại các cơ sở thu được kết quả như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải nguy hại tại tỉnh phú thọ (Trang 72 - 73)