Sản lượng sản xuất bia, rượu qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải nguy hại tại tỉnh phú thọ (Trang 52 - 55)

Sản phẩm 2005 2010 2015 2016 2017

Rượu (nghìn

lít) 7.517 10.501 10.677 11.175 11.000

Bia (nghìn lít) 17.579 33.019 86.817 98.459 106.874

(Nguồn: Thống kê theo báo cáo ĐTM)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Hình 3.3 Biểu đồ thể hiện sản lượng bia, rượu qua các năm

Thành phần CTR phát sinh từ ngành công nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát gồm 2 loại CTR vô cơ và CTR hữu cơ, trong đó, CTR vô cơ (bao bì, chất trợ lọc, thuỷ tinh vỡ, vỏ lon) chiếm tỷ lệ nhỏ (16,5%), CTR hữu cơ (bã bia, bã rượu, bã hu-blong, bùn từ hệ thống xử lý nước thải sản xuất...) chiếm tỷ lệ cao (83,5%). Theo số liệu kê khai tại Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại của các Công ty thì tổng lượng chất thải rắn sản xuất phát sinh hàng năm khoảng hơn 8 nghìn tấn, tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh khoảng 1,5 tấn.

Bảng 3.7. Khối lượng chất thải rắn sản xuất và chất thải rắn nguy hại phát sinh từ ngành công nghiệp sản xuất bia, rượu

STT Tên Công ty CTSX

(kg/năm)

CTNH (kg/năm)

1 Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Hồng Hà 328.000 424 2 Công ty Cổ phần Bia rượu và Nước giải khát Viger 52.000 70 3 Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn Phú Thọ 6.694.500 880 4 Công ty cổ phần Việt Global 590.000 118 5 Công ty cổ phần Bia rượu Hùng Vương 400.000 43,6

Tổng 8.064.500 1.535,6

(Nguồn: Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Phú Thọ)

Rượu Bia

(Sản lượng nghìn/lit)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Chất thải rắn hữu cơ từ hoạt động sản xuất bia, rượu (không tính bùn từ hệ thống xử lý nước thải) được tận dụng làm nguyên liệu cho ngành chăn nuôi.

+ Chất thải rắn từ ngành sản xuất vật liệu xây dựng:

Các ngành sản xuất vật liệu xây dựng chính trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (không tính vật liệu đá trong khai thác khoáng sản) bao gồm sản xuất gạch tuynel, gạch ốp lát, sản xuất xi măng. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 03 nhà máy sản xuất xi măng, 56 cơ sở sản xuất gạch ngói các loại, trong đó có 42 cơ sở sản xuất gạch tuynel với công suất thiết kế 537,5 triệu viên/năm (tương đương), 06 cơ sở sản xuất gạch ốp lát với công suất thiết kế 42 triệu m2 sản phẩm/năm, còn lại là các cơ sở sản xuất gạch không nung (08 cơ sở).

Theo số liệu điều tra, thành phần chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất vật liệu xây dựng gồm: Vụn, bột than, củi, xỉ than, gạch thải, cặn, cát sau nạo vét rãnh thoát nước mưa, nước thải gồm cặn lơ lửng, bùn thải và các chất hữu cơ. Tuy nhiên, do đặc trưng loại hình sản xuất có lượng nước thải sản xuất rất nhỏ, do vậy, lượng chất thải rắn là bùn cặn thường không đáng kể. Do vậy, lượng phát sinh chất thải rắn từ hoạt động sản xuất gạch ngói là xỉ than và gạch vỡ, ước tính lượng thải này vào khoảng từ 1 - 2%. Với tỷ lệ chất thải rắn từ quá trình sản xuất tạm tính bằng 2% công suất sản xuất thì lượng thải ra của ngành sản xuất gạch ốp lát là khoảng 11.550 tấn/năm, của ngành sản xuất gạch tuynel là khoảng 806.250 tấn/năm. Lượng chất thải này bao gồm cả xỉ than, gạch sau khi ép viên chưa qua nung và gạch thành phẩm bị hỏng vỡ. Trong đó, đối với gạch chưa qua nung được tuần hoàn trở lại cho sản xuất, gạch đã qua nung được phân loại, tận dụng bán thành phẩm loại 2, 3, còn lại sử dụng làm vật liệu san lấp.

* Chất thải nguy hại phát sinh từ các hoạt động y tế:

Với nhu cầu ngày càng cao của ngành y tế và của cả cộng đồng, trong thời gian gần đây hầu hết các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đều hoạt động trong tình trạng quá tải.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Khối lượng CTR y tế phát sinh thay đổi theo khu vực địa lý, theo mùa và phụ thuộc vào các yếu tố khách quan như: Cơ cấu bệnh tật, dịch bệnh, loại hình, quy mô cơ sở y tế, phương pháp và thói quen của nhân viên y tế trong việc khám, chữa bệnh và chăm sóc bệnh nhân và thải rác của bệnh nhân ở các khoa phòng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải nguy hại tại tỉnh phú thọ (Trang 52 - 55)