Hệ số phát thải của một số ngành nghề công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải nguy hại tại tỉnh phú thọ (Trang 75)

Hệ số phát thải trung bình của các ngành nghề sản xuất

Hóa chất VLXD Điện tử Cơ khí

Kg/ tấn sp Kg/ tấn sp Kg/ tấn sp Kg/ tấn sp Bùn HTXLNT, bùn, thải xi mạ, cặn kẽm, chứa kim loại nặng, bã xỉ, chì

173,421 14,285 35,607 8,916

Bao bì thùng đựng hóa chất (giấy, nilon, pp, PE, kim loại, chai lọ)

86,479 51,428 0,214 0,222

Thùng phuy sắt, bao bì kim loại đựng hóa chất, dung môi, lon sơn, dầu, mực in, kim loại dính dầu, phế liệu xi mạ, mạch điện

121,746 0,285 2,901 0,022

Thùng nhựa đựng hóa chất, dung môi, lon sơn, mực in, dầu, CTR dính hóa chất (PVC, thùng toa nhãn, hộp)

50,819 0,007 2,450 11,138

Bùn, cặn hóa chất, cặn mực in, bã sơn, dung môi thải, cặn vôi, hóa chất, axit

110,519 7,142 0,034 0,156

Bụi khí thải, bụi hóa chất, bụi sơn 0,00011293 - - -

Giẻ lau, bao tay, vật liệu dính

thuốc, gòn đánh vecni 49,497 2,875 7,812 0,055

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Hệ số phát thải trung bình của các ngành nghề sản xuất

Hóa chất VLXD Điện tử Cơ khí

Kg/ tấn sp Kg/ tấn sp Kg/ tấn sp Kg/ tấn sp

Dầu khoáng, dầu mỡ, nhớt 124,454 2,428 20,733 0,111

Tổng cộng 716,937 78,428 69,754 20,622

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2019)

Từ hệ số phát thải nêu trên, có thể ước tính lượng chất thải phát sinh của một số ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2025 cụ thể:

Bảng 3.15. Ước tính lượng chất thải của một số ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2025

Ngành S2018 (tấn/năm) H (Hệ số phát thải CTNH) M2018 (tấn/năm) Tốc độ tăng trưởng hàng năm M2025 (tấn/năm) Hóa chất 11.243 0,71694 8.060,6 0,08 8707 VLXD 582.585 0,07843 42.221,6 0,08 45.599,3 Điện tử 11.452 0,06975 798,8 0,08 862,7 Cơ khí 7.624 0,02062 157,2 0,08 169,8 Tổng khối lượng 51.258,2 55.338,8

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu, 2019)

- Ước tính lượng chất thải nguy hại phát sinh trong sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2025:

Hệ số chất thải nguy hại trong sinh hoạt ước tính tại Việt Nam là 0,66 kg/người/năm.

Ước tính lượng CTNH trong sinh hoạt tỉnh Phú Thọ đến năm 2025 là: Gi= N (1+q)i g

N là số dân năm 2018 q: Tốc độ tăng dân số;

g: hệ số phát sinh CTNH trong sinh hoạt (kg/người/năm); i: năm thứ i.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Như vậy dự đoán lượng CTNH sinh hoạt tỉnh Phú Thọ tính đến năm 2025 là:

G2025 = 1.392.885 x (1 + 0,011)7 x 0,66 = 992.469 kg = 992 tấn. - Ước tính lượng CTNH y tế phát sinh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tính đến năm 2025:

Bảng 3.16. Ước tính lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2025

Bệnh viện Số giường bệnh đến năm 2025 Lượng CTNH y tế trung bình (kg/giường/ngày) Lượng CTNH y tế năm 2025 (tấn) Bệnh viện tuyến tỉnh 5.270 0,13 250

Bệnh viện tuyến huyện và

tư nhân 5.135 0,09 169

Tổng lượng CTNH y tế 10.405 419

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu, 2019)

- Ước tính lượng CTNH nông nghiệp phát sinh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tính đến năm 2025

Năm 2018, lượng CTNH phát sinh trong hoạt động nông nghiệp thống kê được là: 5 tấn/năm, chủ yếu là các bao bì, chai lọ đựng hóa chất BVTV.

Theo định hướng phát triển kinh tế của tỉnh Phú Thọ, tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp 0,08%/năm. Ước tính lượng CTNH phát sinh trong hoạt động nông nghiệp đến năm 2025:

Ni = N2018 (1+ 0,08)7 = 5.(1+0,08)7 = 9,3 (tấn/năm)

Bảng 3.17. Tổng lượng CTNH ước tính phát sinh trên địa bàn toàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2025

STT Loại CTNH Ước tính đến năm 2025

(tấn/năm)

1 CTNH công nghiệp 55.338,8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

2 CTNH nông nghiệp 9,3

3 CTNH y tế 419

4 CTNH sinh hoạt 992

Tổng khối lượng 56.759,1

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu, 2019)

3.4. Đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải nguy hại tại tỉnh Phú Thọ

3.4.1. Công tác quản lý nhà nước

* Giải pháp về tuyên truyền giáo dục về quản lý CTNH:

Để tăng cường công tác quản lý CTNH trên địa bàn tỉnh thì các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của tỉnh phải tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, thường xuyên v công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nói chung và chất thải nguy hại nói riêng trên các phương tiện thông tin đại chúng để từ đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp và các hộ gia đình trong công tác bảo vệ môi trường; Nâng cao nhận thức cộng đồng về những tác hại gây ra do quản lý chất thải không đúng cách cũng như làm cho cộng đồng thấy rõ trách nhiệm phải chi trả cho các dịch vụ quản lý chất thải, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng.

* Giải pháp tăng cường nguồn vốn đầu tư hạ tầng cho công tác quản lý CTNH:

- Vốn đầu tư lấy từ ngân sách địa phương. - Vốn đầu tư lấy từ ngân sách trung ương.

- Vốn đầu tư từ các chủ nguồn thải có khối lượng chất thải lớn. - Vốn đầu tư từ nguồn tài trợ nước ngoài thông qua các dự án.

- Khuyến khích sự tham gia của các công ty tư nhân trong và ngoài tỉnh trong hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại.

* Giải pháp về quản lý hành chính nhà nước:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Song song với việc tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng cho lĩnh vực này cần tăng cường quản lý có hiệu quả từ các chủ nguồn thải cụ thể:

- Tăng cường hiệu quả quản lý và năng lực giám sát của các cơ quan chức năng về bảo vệ môi trường của tỉnh.

- Tiến hành kiểm kê và đăng ký chất thải nguy hại đối với mọi ngành sản xuất có phát sinh chất thải nguy hại.

3.4.2. Công tác quản lý CTNH tại nguồn phát sinh

3.4.2.1. Đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp

- Công tác giảm thiểu tại nguồn: Khuyến khích các cơ sở đã đi vào hoạt động thay đổi cải tiến công nghệ để giảm lượng CTNH phát sinh.

- Các cơ sở sản xuất phảibố trí khu vực lưu giữ CTNH tại khuân viên đáp ứng yêu cầu kỹ thuật; thực hiện phân loại, thu gom, lưu giữ CTNH và ký hợp đồng với các đơn vị xử lý chất thải nguy hại để vận chuyển đi xử lý theo đúng quy định.

- CTNH bắt buộc phải được đăng ký chi tiết với các cơ quan quản lý chuyên ngành là Sở Tài nguyên và Môi trường; vận chuyển bằng phương tiện chuyên dụng đảm bảo an toàn VSMT về nơi xử lý.

3.4.2.2. Quản lý chất thải nguy hại phát sinh từ sản xuất nông nghiệp

Thị trường thuốc bảo vệ thực vật phục vụ cho quá trình sản xuất nông nghiệp hiện nay hết sức trôi nổi khó kiểm soát, trong khi đó đại đa số người sử dụng là nông dân có những hạn chế về hiểu biết, hoặc vô tình, hoặc làm ngơ trước những chỉ dẫn khuyến cáo, truyền thông về tác hại của hoá chất bảo vệ thực vật. Do vậy cần phải có các chính sách để kiểm soát số lượng thuốc và chủng loại thuốc bảo vệ thực vật bán ra thị trường.

- Tăng cường tập huấn, đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Gắn kết giữa nhà nông - nhà khoa học và nhà doanh nghiệp để tạo tiền đề vững chắc cho người dân trong sản xuất.

- Tuyên truyền phổ biến về tác hại, tiềm ẩn rủi ro cho người dân để họ có ý thức thu gom lại cùng với chất thải nguy hại phát sinh từ mỗi gia đình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

- Buộc các nhà sản xuất thuốc bảo vệ thực vật có thể thu gom lại để tái sử dụng thông qua các cửa hàng phân phối và bán thuốc bảo vệ thực vật.

3.4.2.3. Công tác quản lý chất thải nguy hại phát sinh từ ngành y tế

Hiện tại, các loại CTR y tế nguy hại một phần được xử lý trực tiếp tại các lò đốt của bệnh viện. Một số các bệnh viện không tự xử lý được phải được hợp đồng với các đơn vị chức năng và được thu gom, vận chuyển bằng xe chuyên dụng đến nơi xử lý.

Theo quy hoạch về quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016 - 2020:

Đối với các bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện tư nhân và bệnh viện ngành

sẽ trang bị lò xử lý vi sóng và lò hấp cao áp cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ để nâng cao hiệu quả xử lý xử CTR nguy hại tại chỗ cho các bệnh viện tuyến tỉnh tại thành phố Việt Trì.

Đối với các bệnh viện tuyến huyện ngoài các lò đốt rác đã có tại các bệnh viện hiện nay sẽầu tư thêm hệ thống các lò hấp cao áp và là vi sóng để xử lý CTR y tế triệt để hơn theo mô hình các cụm bệnh viện:

- BVĐK thị xã Phú Thọ: Trang bị lò đốt CTR, lò xử lý vi sóng và lò hấp cao áp (hỗ trợ xử lý CTR y tế nguy hại cho các huyện Đoan Hùng, Thanh Ba, Lâm Thao và Phù Ninh).

- BVĐK Tam Nông: Trang bị lò đốt CTR, lò xử lý vi sóng và lò hấp cao áp (hỗ trợ xử lý CTR y tế nguy hại cho các huyện Thanh Thủy, Thanh Sơn và Tân Sơn).

- BVĐK Cẩm Khê: Trang bị lò đốt CTR, lò xử lý vi sóng và lò hấp cao áp (hỗ trợ xử lý CTR y tế nguy hại cho các huyện Yên Lập và Hạ Hòa).

+ Giai đoạn 2021-2030:

Đầu tư hoàn thiện nhà máy xử lý CTR y tế nguy hại tại Khu xử lý CTR tập trung tại xã Trạm Thản, toàn bộ CTR y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh sẽ được thu gom, vận chuyển về xử lý tại nhà máy xử lý CTR y tế nguy hại Trạm Thản, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

- Tính đến hết tháng 12/2018, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có tổng số 355 cơ sở phát sinh CTNH thực hiện đăng ký chủ nguồn thải CTNH để được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH với tổng khối lượng CTNH được đăng ký là 3.212 tấn/năm.

Hầu hết các cơ sở phát sinh khối lượng lớn CTNH đã thực hiện công tác quản lý CTNH. Tuy nhiên đối với cơ sở phát sinh ít CTNH thì thực hiện chưa đúng quy định. Do vậy cần có kế hoạch để thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại đối với các cơ sở này theo quy định của pháp luật.

- Dự báo lượng CTNH trên địa bàn Phú Thọ đến năm 2025 lượng CTNH phát sinh từ một số loại hình sản xuất công nghiệp của tỉnh khoảng 55.338,8 tấn; sinh hoạt khoảng 992 tấn; y tế khoảng 419 tấn; nông nghiệp khoảng 9,3 tấn. Như vậy dự báo tổng lượng CTNH phát sinh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đạt khoảng 56.759,1 tấn vào năm 2025.

- Nhận thức và ý thức về bảo vệ môi trường và quản lý CTNH của một số cơ sở còn hạn chế. Công tác phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho cộng đồng, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, làng nghề, y tế cũng như công tác thanh tra, kiểm tra, cưỡng chế chưa được triển khai toàn diện để tạo sự chuyển biến rõ rệt dẫn đến việc chưa hình thành được ý thức bảo vệ môi trường.

- Một số giải pháp đề xuất để quản lý CTNH bao gồm giải pháp về quản lý hành chính, vốn để tăng cường đầu tư công tác quản lý CTNH, tuyên truyền giáo dục phổ biến kiến thức về CTNH, công tác thu gom, lưu trữ, vận chuyển và xử lý CTNH.

2. Kiến nghị

Trong thời gian tới cần tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn và phổ biến pháp luật về quản lý CTNH cho các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ có phát sinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

CTNH; nâng cao kiến thức cho các chủ nguồn thải cũng như người dân trong việc phân loại các loại chất thải và xử lý chất thải.

Khuyến khích các cơ sở sản xuất công nghiệp thực hiện sản xuất sạch hơn nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu lượng chất thải phát sinh.

Khuyến khích lựa chọn các công nghệ tiên tiến, hiện đại xử lý triệt để lượng CTR nguy hại được thu gom. Với các thành phần CTR nguy hại hiện chưa có công nghệ xử lý thì áp dụng phương pháp đóng cứng để lưu giữ tại hầm chứa CTR nguy hại để chờ xử lý khi có công nghệ phù hợp.

Các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cần tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở phát sinh CTNH, xử lý các cơ sở vi phạm về quản lý CTNH trên địa bàn tỉnh.

Sớm lập Kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại đối với các chủ nguồn thải chất thải nguy hại có khối lượng phát sinh thấp hơn 600 (sáu trăm) kg/năm hoặc chủ nguồn thải CTNH ở vùng sâu, vùng xa, khu vực chưa đủ điều kiện cho chủ xử lý CTNH trực tiếp thực hiện vận chuyển, lưu giữ, trung chuyển bằng các phương tiện, thiết bị được ghi trên Giấy phép xử lý CTNH bảo đảm phù hợp với điều kiện của địa phương và quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường để tăng cường công tác quản lý chất thải nguy hại tại tỉnh Phú Thọ như hiện nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015). Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 quy định về Quản lý chất thải nguy hại.

2. Nguyễn Ngọc Châu (2008). Giáo trình quản lý chất thải nguy hại.

3. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2015). Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về Quản lý chất thải và phế liệu.

4. Công ty TNHH Môi trường Phú Hà (2017). Báo cáo đánh giá tác động môi trường của công ty.

5. Nguyễn Thượng Hiền, Đỗ Tiến Đoàn (2017). Ðánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải y tế nguy hại và đề xuất các giải pháp. Tạp chí Môi trường số 10/2017.

6. Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (2004). Việt Nam môi trường và cuộc sống, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia.

7. Lê Văn Khoa (2004). Khoa học môi trường. Nhà xuất bản Giáo dục.

8. Nguyễn Thị Mỹ Linh, Lê Thị Hồng Trân, Trịnh Ngọc Đào (2017). Tính toán tải lượng, dự báo phát sinh chất thải nguy hại từ 7 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 và đề xuất các giải pháp cải thiện hệ thống quản lý chất thải nguy hại. Tạp chí phát triển KH&CN.

9. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2014). Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.

10. Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Phú Thọ (2018). Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Phú Thọ năm 2018.

11. Sở Xây dựng tỉnh Phú Thọ (2016). Điều chỉnh quy hoạch hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

12. Sở Y tế tỉnh Phú Thọ (2017, 2018, 2019). Báo cáo công tác quản lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các năm 2016, 2017, 2018.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

13. Trịnh Thị Thanh, Nguyễn Khắc Kinh (2005). Quản lý chất thải nguy hại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải nguy hại tại tỉnh phú thọ (Trang 75)