Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên​ (Trang 38 - 41)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đánh giá công tác quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Phú Bình là huyện trung du nằm ở phía nam tỉnh Thái Nguyên. Tọa độ địa lý của huyện: 21o23 33’ – 21o35 22’ vĩ Bắc; 105o51 – 106o02 kinh độ Đông. Huyện Phú Bình nằm ở phía nam của tỉnh, trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 26 km, cách thị xã Bắc Ninh 50km. Phía Bắc giáp thành phố Thái nguyên và huyện Đồng Hỷ, phía Tây giáp thị xã Phổ Yên và thành phố Sông Công (tỉnh Thái Nguyên), phía Đông giáp huyện Yên Thế, phía nam giáp huyện Tân Yên, Hiệp Hoà (tỉnh Bắc Giang). Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 243,36 km2.

3.1.1.2. Địa hình

Địa hình của Phú Bình thuộc nhóm cảnh quan địa hình đồng bằng và nhóm cảnh quan hình thái địa hình gò đồi. Nhóm cảnh quan địa hình đồng bằng, kiểu đồng bằng aluvi, rìa đồng bằng Bắc Bộ, với độ cao địa hình 10- 15m. Kiểu địa hình đồng bằng xen lẫn đồi núi thoải dạng bậc thềm cổ có diện tích lớn hơn, độ cao địa hình vào khoảng 20-30m và phân bố dọc sông Cầu. Nhóm cảnh quan hình thái địa hình gò đồi của Phú Bình thuộc loại kiểu cảnh quan gò đồi thấp, trung bình, dạng bát úp, với độ cao tuyệt đối 50-70m. Trước đây, phần lớn diện tích nhóm cảnh quan hình thái địa hình núi thấp có lớp phủ rừng nhưng hiện nay lớp phủ rừng đang bị suy giảm, diện tích rừng tự nhiên hầu như không còn. Địa hình của huyện có chiều hướng dốc xuống dần từ Đông Bắc xuống Đông Nam, với độ dốc 0,04% và độ chênh lệch cao trung bình là 1,1 m/km dài. Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 14m, thấp nhất là 10m thuộc xã Dương Thành, đỉnh cao nhất là Đèo Bóp, thuộc xã Tân

Thành, có chiều cao 250 m. Diện tích đất có độ dốc nhỏ hơn 8% chiếm đa số, nên địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc trồng lúa nước. Địa hình có nhiều đồi núi thấp cũng là một lợi thế của Phú Bình, đặc biệt trong việc tạo khả năng, tiềm năng cung cấp đất cho xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, công trình thủy lợi, khu công nghiệp.

3.1.1.3. Khí hậu

Khí hậu của Phú Bình mang đặc tính của khí hậu của miền núi trung du Bắc Bộ. Khí hậu của huyện thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, gồm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng tư năm sau. Mùa hè có gió Đông Nam mang về khí hậu ẩm ướt. Mùa đông có gió mùa Đông Bắc, thời tiết lạnh và khô.

Nhiệt độ trung bình hàng năm của huyện giao động khoảng 23,1o – 24,4oC. Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6 – 28,9oC) và tháng lạnh nhất (tháng 1 – 15,2oC) là 13,7oC. Tổng tích ôn hơn 8.000oC. Tổng giờ nắng trong năm giao động từ 1.206 – 1.570 giờ. Lượng bức xạ 155Kcal/cm2.

3.1.1.4. Thuỷ văn

Lượng mưa trung bình năm khoảng từ 2.000 đến 2.500 mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng 81- 82%. Độ ẩm cao nhất vào tháng 6, 7, 8 và thấp nhất vào tháng 11, 12.

Có thể nói điều kiện khí hậu - thủy văn của Phú Bình khá thuận lợi cho việc phát triển các ngành nông, lâm nghiệp với các cây trồng vật nuôi thích hợp với địa bàn trung du.

3.1.1.5. Tình hình tăng trưởng kinh tế

Tổng sản phẩm (GRDP) bình quân đầu người năm 2018 trên địa bàn huyện ước đạt trên 50 triệu đồng/người/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 15.854,6 tỷ đồng, bằng 100,9% kế hoạch HĐND huyện giao, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2017. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản ước thực hiện 2.128,3 tỷ đồng, bằng 101,3% kế hoạch HĐND huyện giao, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2017.

Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2018 ước đạt 104,5 tỷ đồng, đạt 120,0% kế hoạch HĐND huyện giao, bằng 106,5% so với cùng kỳ năm 2017. Tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 78.971 tấn, bằng 103,9% kế hoạch HĐND huyện giao, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2017. Giá trị sản phẩm trên một héc ta đất nông nghiệp trồng trọt (theo giá thực tế) ước đạt 90,5 triệu đồng, bằng 100% kế hoạch HĐND huyện giao, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2017. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 31.837 tấn, bằng 106,1% kế hoạch HĐND huyện giao, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2017. Số xã đạt chuẩn Quốc gia về nông thôn mới năm 2018 là 04 xã, tăng 02 xã so với kế hoạch giao, nâng tổng số xã về đích nông thôn mới trên địa bàn huyện đến năm là 14/19 xã. (UBND huyện Phú Bình (2018), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh).

3.1.1.6. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện giai đoạn vừa qua rất nhanh theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Năm 2018, cơ cấu ngành nông nghiệp chiếm 9,4% (giảm 11,4% so với năm 2015); ngành công nghiệp - xây dựng năm 2018 là 50,4% (tăng 13,1% so với năm 2015), trong đó chủ yếu tăng do lĩnh vực công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại khu công nghiệp Điềm Thụy; ngành dịchvụ biến động tăng giảm không lớn. Kết quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện trong 4 năm qua theo hướng tích cực, theo đúng chủ trương đường lối của huyện đề ra tại Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI nhiệm kỳ (2015-2020), với mục tiêu phấn đấu tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng cường thu hút đầu tư, tạo công ăn việc làm tăng thu nhập cho người dân. (UBND huyện Phú Bình(2018), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh).

3.1.1.7. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Tổng dân số của huyện Phú Bình năm 2018 là 142.205 người (giảm 2.735 người so với năm 2015), mật độ dân số trung bình là 584 người/km , phân bố

không đều giữa các xã trong huyện. Số người đang trong độ tuổi lao năm 2018 là 76.790 người, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 66%, lao động phi nông nghiệp chiếm 34%.

Trong mấy năm gần đây, tỷ trọng lao động phi nông nghiệp ngày một tăng lên do chủ trương thu hút đầu tư nâng cao tỷ trọng ngành công nghiệp - dịch vụ, tại Khu công nghiệp Điềm Thụy đã thu hút 40 dự án FDI, các dự án may TNG, TDT, Thành Hưng, Kim loại màu Việt Bắc, các khu du lịch sinh thái; lao động nông nghiệp mặc dù giảm dần về tỷ trọng xong giá trị sản xuất nông lâm nghiệp vẫn tăng ổn định, do áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất tiết kiệm nhân công, thời gian, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp....

Nguồn lao động của huyện trong những năm gần đây tuy khá dồi dào nhưng chủ yếu là lao động giản đơn, số lao động trẻ hầu như sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông đều tìm việc làm tại các công ty, nhà máy hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, những lao động trẻ tuổi không muốn làm việc trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Do vậy, trong những năm tới huyện cần có các chính sách khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp để phát huy nâng cao giá trị ngành nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên​ (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)