Một số kinh nghiệm chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô phỏng và thiết kế bộ biến đổi điện tối ưu cho máy phát điện đa năng lượng sóng (Trang 92 - 116)

Chƣơng 4 : ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ CÁC KINH NGHIỆM CHỦ YẾU

4.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu

Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" là cuộc vận động có ý nghĩa to lớn, huy động sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành và toàn xã hội nhằm thực hiện mục tiêu cao cả là xây dựng nền văn hóa Viê ̣t Nam tiên tiến đâ ̣m đà bản sắc dân tô ̣c như tinh thần nghị quyết TW 5 (khóa VIII) của Đảng.

Xây dựng ĐSVH ở huyện Bình Lục là công việc của toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện do sự chủ trì của MTTQ huyện. Nhìn lại chặng đường 10 năm (2000 - 2010) với những thành tích đã đạt được và cả những khuyết điểm thiếu sót trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác xây dựng ĐSVH ở địa phương, Ban thường vụ Huyện uỷ đã rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo sau:

Thứ nhất: Lãnh đạo xây dựng ĐSVH mới phải bám sát chủ trương, sự chỉ đạo và tuyệt đối trung thành với đường lối đúng đắn, mục tiêu lý tưởng của Trung ương Đảng, các cấp chính quyền và Tỉnh uỷ.

Việc rút ra bài học kinh nghiệm trên đây là xuất phát từ thực tiễn quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các phong trào xây dựng ĐSVH của huyện từ khi tái lập tỉnh (1997) đến nay. Trước hết Đảng bộ phải bám sát chủ trương chỉ đạo của Trung ương Đảng và Tỉnh uỷ, có vậy mới có thể xây dựng được một hệ thống xuyên suốt từ

cấp TW đến địa phương, mới có sự thống nhất từ trên xuống. Việc bám sát chủ trương chỉ đạo của Trung ương Đảng và Tỉnh uỷ giúp Đảng bộ huyện Bình Lục nắm rõ và xác định đúng được hướng đi, đường lối và mục tiêu chính trong công tác xây dựng ĐSVH.

Thứ hai: Lãnh đạo xây dựng ĐSVH mới phải xuất phát từ lợi ích của nhân dân, phải thông qua các tầng lớp nhân dân, để phục vụ nhân dân. Đó sẽ là một ĐSVH “của dân, do dân và vì dân”. Do đó phải tăng cường và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân, động viên tối đa sức mạnh của toàn xã hội, phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể nhân dân.

Đây là một bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu mà Đảng bộ huyện Bình Lục đã rút ra được từ thực tiễn hoạt động trong công tác xây dựng ĐSVH của mình. Một bài học kinh nghiệm về quần chúng nhân dân, tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hoá trong lĩnh vực văn hoá, tích cực phát huy vai trò chủ thể của nhân dân lao động, thông qua hoạt động của các đoàn thể nhân dân, các hội, các CLB,…đây chính là môi trường thuận lợi để nhân dân phát huy giữ gìn, bảo tồn văn hoá truyền thống và phát triển văn hoá.Tư tưởng “thân dân”, “lấy dân làm gốc” xưa kia của cụ Nguyễn Trãi vẫn được các vị lãnh đạo ngày nay học tập và phát huy. Mọi chủ trương, nghị quyết của Đảng bộ phải xuất phát từ lợi ích của nhân dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Đảng phải liên hệ mật thiết với nhân dân, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của quần chúng, phát huy mọi quyền làm chủ của nhân dân lao động. mọi công việc phải được bàn với dân “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Một điều cốt lõi bất di bất dịch đó là Đảng không được xa rời quần chúng nhân dân, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, mệnh lệnh, cửa quyền đều trái với nguyên tắc của Đảng. Tất cả các cuộc vận động mà Đảng bộ Bình Lục đã phát động đều nhằm hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân, đã phát huy được những nghĩa cửa cao đẹp trong dân. Ví dụ như phong trào “đền ơn đáp nghĩa” mà Đảng bộ huyện phát động đã được quần chúng nhân dân tham gia hưởng ứng nhiệt tình, thể hiện được sự biết ơn tới những người đi trước đã ngã xuống cho độc lập, tự do của Tổ quốc. Sự hy sinh cả tính mạng và xương máu cho Tổ quốc ấy xứng đáng được sự biết ơn và quan tâm của Nhà nước, thân nhân của họ cần nhận được sự quan tâm của toàn xã hội, cần được hưởng cuộc sống tốt hơn mà họ đang có. Trong phong trào “ngày vì người nghèo” đã phát huy được tinh thần tương thân tương ái của nhân dân với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Hay những phong trào như: “Toàn

dân đoàn kết xây dựng ĐSVH ở khu dân cư,…nhằm phát hiện, xây dựng, biểu dương những gia đình văn hoá, khu dân cư văn hoá,…Tất cả các phong trào này đều hướng tới nhân dân, thiết thực muốn nâng cao chất lượng đời sống nhân dân cả về vật chất lẫn tinh thần. Không những vậy mà các phong trào này còn thể hiện được sự quan tâm của Đảng đến mọi đối tượng nhân dân như: người già cô đơn, người có hoàn cảnh khó khăn, người già chính sách,… cho đến những người dân bình thường nhất. Chính vì xuất phát từ những tư tưởng đó mà các phong trào xây dựng ĐSVH mới có một chỗ đứng nhất định trong đời sống nhân dân.

Thứ ba: Đảng bộ huyện phải chủ động nắm bắt thực tiễn, bám sát thực tiễn yêu cầu cuộc sống của nhân dân, yêu cầu đổi mới nội dung, phương phức hoạt động và tham mưu cho cấp ủy đảng phát động cuộc vận động phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, biết vận dụng sáng tạo vào điều kiện thực tiễn cụ thể của địa phương.

Đây là một bài học kinh nghiệm quan trọng về thực tiễn. Chủ trương, nghị quyết hay chính sách của Đảng bộ mà xa rời thực tiễn thì coi như là không hiệu quả. Mỗi tỉnh, mỗi huyện trên đất nước ta đều có những điều kiện khác nhau, có những lợi thế và hạn chế khác nhau. Nếu chỉ áp dụng nguyên si đường lối chủ trương ấy vào hiện thực xây dựng ĐSVH ở huyện mình thì sẽ thành dập khuôn máy móc. Chính vì vậy mà phải biết bám sát thực tiễn để vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của địa phương mình, có vậy mới khơi dậy được nguồn lực thúc đẩy cuộc vận động ngày càng phát triển có hiệu quả. Các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị chú trọng xây dựng các mô hình điểm về văn hoá, xây dựng các tiêu chí làng văn hoá, đơn vị văn hoá, gia đình văn hoá, các quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội cho phù hợp, sát với điều kiện ở từng làng xóm, đơn vị đảm bảo tính khả thi để thực hiện, tránh hình thức, chung chung, kém hiệu quả.

Thứ tư: Lãnh đạo xây dựng ĐSVH là một việc lớn, song phải xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, chủ yếu trong từng giai đoạn, thời gian. Do đó việc chỉ đạo phải tập trung, coi trọng nhiệm vụ cơ bản, chọn được bước đột phá, mũi nhọn để thực hiện có hiệu quả, đồng bộ.

Công tác xây dựng ĐSVH cần phải có sự chỉ đạo tập trung thống nhất của Đảng bộ huyện đối với các ban ngành trong huyện cùng kết hợp hưởng ứng thì mới có hiệu quả. Các ngành như: thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh, hội

người cao tuổi…đều có những phong trào của mình, song đều hướng vào mục tiêu chung, phải góp phần tích cực vào cuộc vận động xây dựng ĐSVH. Đảng bộ tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt thực sự sâu sắc và có tính thường xuyên các văn bản của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực văn hoá để nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí và xác định được rõ trách nhiệm của mỗi người trong việc xây dựng đời sống văn hoá cơ sở. Lấy đơn vị thôn làng làm trung tâm, lấy việc xây dựng Gia đình văn hoá làm gốc cho cuộc vận động. Xây dựng phong trào phải đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, có khuyến khích động viên cả về vật chất và tinh thần. Tiếp đến là công tác xây dựng thôn, tổ dân phố văn hoá phải lấy gia đình làm nòng cốt, khơi dậy và phát huy truyền thống tốt đẹp của mỗi gia đình, dòng họ, tộc người. Đối với những trường hợp vi phạm quy ước, hương ước trước tiên nên dùng dư luận quần chúng trong cộng đồng nơi sinh sống, kết hợp với giáo dục thuyết phục sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.

Với những gì đã đạt được, có thể nói cuộc vận động thực sự đã đem lại quyền lợi về vật chất cũng như tinh thần cho nhân dân, tạo nên sự nhất trí, đồng thuận trong xã hội và xây dựng một môi trường văn hóa lành mạnh với tiêu chí của nền văn hóa mới, con người mới bắt đầu từ mỗi khu dân cư, đã góp phần đưa Bình Lục trở thành một huyện phát triển của tỉnh Hà Nam. Mặc dù còn tồn tại một số hạn chế, song những kinh nghiệm được rút ra từ quá trình lãnh đạo quá trình xây dựng đời sống văn hoá từ năm 2000 đến năm 2010 đã thực sự là một tài sản tinh thần to lớn từ sự cống hiến của lớp lớp cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện. Bằng chính quá trình lãnh đạo và chỉ đạo hoạt động thực tiễn phong phú của Đảng bộ đã khẳng định được sự thành công và giá trị của những kinh nghiệm đó. Những kinh nghiệm ấy có những giá trị thực tiễn đối với sự lãnh đạo của Đảng bộ Bình Lục trong giai đoạn cách mạng mới, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn tiếp tục lãnh đạo nhân dân trong huyện tiến lên giành nhiều thành tựu lớn hơn, tất cả vì mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, xây dựng quê hương Bình Lục ngày thêm giàu mạnh. Đó còn là những tiền đề quan trọng của Đảng bộ và nhân dân Bình Lục để vững vàng bước vào chặng đường tiếp theo của thế kỷ XXI.

Tóm lại, để nâng cao hiệu quả xây dựng ĐSVH trên địa bàn huyện Bình Lục, Ban chỉ đạo luôn luôn phấn đấu phát huy những mặt mạnh và khắc phục những hạn chế. Đảng bộ và nhân dân huyện Bình Lục phải biết kết hợp sức mạnh của việc sáng tạo những giá trị văn hoá tiên tiến, những hình thái hoạt động đa dạng, phong phú và các

quan hệ văn hoá tốt đẹp với việc bài trừ những yếu tố độc hại, những âm mưu phá hoại của các thể lực thù địch trên mặt trận văn hoá. Đó chính là mối quan hệ biện chứng giữa “xây” và “chống” trong quá trình xây dựng đời sống văn hoá cơ sở. Làm tốt và kết hợp hài hoà những giải pháp chủ yếu trên là thể hiện sự nhận thức đúng đắn và đặt văn hoá vào đúng tầm “Vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội”, nhằm mục đích đưa kinh tế - xã hội của huyện ngày càng phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao.

KẾT LUẬN

Dựa trên tinh thần của Nghị quyết TW5 (khoá VIII), trong 10 năm qua (2000 - 2010), Đảng bộ huyện Bình Lục đã lãnh đạo toàn dân trên địa bàn huyện thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH” và đã đạt được những thành tựu to lớn. Với những nhận thức đúng đắn, Đảng bộ huyện Bình Lục đã luôn chỉ đạo kịp thời các công tác xây dựng ĐSVH, từ đó tạo điều kiện thúc đẩy phong trào xây dựng và bảo vệ địa phương.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã tập hợp được mọi tầng lớp nhân dân, gắn liền với công cuộc đổi mới của đất nước, tạo công ăn việc làm ổn định, giúp nhau xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế bền vững trong mỗi gia đình, làng, thôn, ấp, bản, tổ dân phố… Dưới ánh sáng của Nghị quyết TW5, Huyện uỷ Bình Lục đã thực hiện và đạt được những kết quả nhất định, sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Bình Lục đã có chuyển biến tích cực, đạt kết quả quan trọng. Tư duy lý luận về văn hóa có bước phát triển; nhận thức về văn hóa của các cấp, các ngành và toàn dân được nâng lên. Đời sống văn hóa của nhân dân ngày càng phong phú, nhiều giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc được phát huy, nhiều chuẩn mực văn hóa, đạo đức mới được hình thành. Công tác quản lý của Đảng bộ huyện về văn hóa được tăng cường, thể chế văn hóa từng bước được hoàn thiện. Đội ngũ làm công tác văn hóa, văn nghệ có bước trưởng thành; quyền tự do sáng tạo của văn nghệ sĩ được tôn trọng.

Phong trào góp phần thúc đẩy các phong trào yêu nước, vận động nhân dân đoàn kết, cùng nhau phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Đời sống văn hoá - xã hội được cải thiện trên các lĩnh vực. Có thể nói, nơi nào có phong trào xây dựng ĐSVH tốt thì nơi đó nội lực được khơi dậy, các tiềm năng của nhân dân được phát huy, dân chủ được tôn trọng, tốc độ phát triển kinh tế tăng nhanh, cơ sở hạ tầng được xây dựng, an ninh trật tự được giữ vững, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội hoàn thành sớm, quan hệ giữa Đảng và nhân dân ngày càng được khăng khít hơn. Phong trào đã góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá Việt Nam, tạo nền tảng vững chắc củng cố hệ thống chính trị cơ sở, nâng cao đạo đức lối sống, trình độ dân trí, phục vụ đắc lực trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.

Công tác lãnh đạo xây dựng ĐSVH trong những năm 2000 - 2010 của Đảng bộ huyện Bình Lục cũng còn một số hạn chế nhất định, như sự đầu tư cơ sở vật chất chưa

xứng với vai trò của nó, tư duy chuyển biến chậm trong nhận thức của cán bộ và nhân dân, nên chưa trở thành hoạt động tự giác hàng ngày. Bên cạnh đó ở một số cuộc vận động, các phong trào thi đua chất lượng hiệu quả còn chưa cao. Nhiều phong trào mới chỉ phát triển bề rộng, chưa thực sự đi vào chiều sâu. Điều đáng quan tâm là tỷ lệ làng văn hoá, gia đình văn hoá, đơn vị văn hoá khá cao nhưng nếp sống mới chậm hình thành, thực hiện nếp sống văn minh chưa nghiêm, tồn tại lối sống thiếu văn hoá, phi đạo đức ở một bộ phận thanh niên trẻ, tệ nạn xã hội ngày càng tăng,… Những hạn chế thiếu sót này ngoài những nguyên nhân khách quan còn có những nguyên nhân chủ quan tạo ra, và cần có những giải pháp, bước đi đúng đắn phù hợp để khắc phục những hạn chế và rút ra những bài học kinh nghiệm đưa phong trào đi lên trong những năm tới.

Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong những năm qua đã được cải thiện. Có được điều đó là do Đảng bộ Huyện đã biết quán triệt, vận dụng các quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng ĐSVH vào thực tiễn của địa phương, biết kết hợp hài hoà giữa phát triển văn hoá với phát triển kinh tế xã hội. Kinh tế là nền tảng vật chất và văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. Đây là một mối quan hệ nội tại, mang tính bản chất, phải được giải quyết một cách đúng đắn, hài hòa, bởi phát triển kinh tế thật sự là tiền đề và điều kiện để phát triển văn hóa; phát triển văn hóa, văn học, nghệ thuật thực sự là mục tiêu và động lực của phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, văn học, nghệ thuật phải đặt trong tổng thể các mối quan hệ giữa kinh tế, chính trị và văn hóa. “Phải bảo đảm sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt với không ngừng nâng cao văn hóa – nền tảng tinh thần của xã hội; coi sự phát triển đồng bộ giữa ba lĩnh vực này là điều kiện quyết định bảo đảm cho sự phát triển toàn diện và bền vững của đất nước” (Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10, khóa X).

Với những thành tựu đã đạt được và trên cơ sở kinh nghiệm đã qua, tin tưởng rằng công tác xây dựng ĐSVH ở Bình Lục dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Huyện sẽ đạt được những thành tựu mới trong thời gian tới, góp phần đưa Bình Lục và cả nước nói

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô phỏng và thiết kế bộ biến đổi điện tối ưu cho máy phát điện đa năng lượng sóng (Trang 92 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)