Về phát triển con ngƣời mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô phỏng và thiết kế bộ biến đổi điện tối ưu cho máy phát điện đa năng lượng sóng (Trang 64 - 67)

Bình Lục của tỉnh Hà Nam là một huyện giàu truyền thống văn hóa, đất khoa bảng, hiếu học và tinh thần cách mạng với tiếng trống đồng Ngọc Lũ, là quê hương của tiếng trống cách mạng Bồ Đề trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930 - 1931, cũng là nơi sinh ra, nuôi dưỡng thành tài của danh nho: Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến (1835 - 1909).

Để phát triển con người mới, Đảng bộ huyện Bình Lục tập trung: “Đẩy mạnh sự nghiệp văn hóa giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, chú trọng giáo dục toàn diện dạy chữ, dạy người, dạy nghề, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng dạy và học” [3, 468].

Ngoài ra Đảng bộ huyện còn đề ra mục tiêu cụ thể cho vấn đề phát triển con người mới:

Hoàn thiện các chuẩn mực giá tri ̣ văn hóa và con người , tạo môi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách , đa ̣o đức, trí tuệ, năng lực sáng ta ̣o , thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật; đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân mình, với gia đình, cô ̣ng đồng, xã hội và đất nước.

Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Xây dựng văn hóa trong hệ thống chính trị, trong từng cộng đồng làng, bản, khu phố, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và mỗi gia

đình. Phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc xây dựng môi trường văn hóa, làm cho văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người hoàn thiện nhân cách.

Giáo dục có tác dụng vô cùng to lớn trong việc truyền bá hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, góp phần cơ bản vào việc hình thành lối sống mới, nhân cách mới của toàn xã hội. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo luôn được cấp uỷ đảng, chính quyền và toàn dân chăm lo nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện “đức - trí - thể - mỹ”.

Quán triệt Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) và Kết luận của Hội nghị Trung ương 6 (khóa IX) về giáo dục và phát triển con người mới của huyện có bước phát triển tích cực. Đảng bộ huyện Bình Lục đã chủ trương đưa yếu tố đời sống văn hóa gắn liền với sự nghiệp giáo dục phát triển con người mới. Và có thể nói đó là sự kết hợp hài hoà, cân đối giữa giáo dục tri thức khoa học với giáo dục chuẩn mực văn hoá, đạo đức, lối sống của con người. Phong trào thi đua “hai tốt” tiếp tục được phát huy. Cách ứng xử, giao tiếp có văn hóa luôn là nội dung song song với nội dung học tập mà học sinh được học và tiếp thu trong trường. Kỷ cương, nề nếp, chất lượng giáo dục toàn diện có tiến bộ hơn trước. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở tiếp tục được duy trì và củng cố. Phong trào xã hội hóa giáo dục, xây dựng trường chuẩn Quốc gia được đẩy mạnh. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được tiến hành đồng bộ ở các cấp học. Từ năm 2001 - 2005, toàn huyện có thêm 21 trường đạt chuẩn Quốc gia, nâng tổng số trường đạt chuẩn Quốc gia lên 26 trường, bằng 110% chỉ tiêu Đại hội. Đến nay toàn huyện có 38 trường đạt chuẩn, trong đó có 3 trường đạt chuẩn mức 2. Bình Lục là huyện đầu tiên có trường chuẩn Quốc gia ở cả 3 cấp học: Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở và có số trường chuẩn cao nhất trong các huyện, thành phố của tỉnh. Trong đó trường Mầm non An Ninh đạt chuẩn Quốc gia đầu tiên của tỉnh; các xã Bình Nghĩa, Tràng An, An Lão, An Nội và An Ninh có 2 trường đạt chuẩn Quốc gia. Cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư xây dựng. Đến năm 2005, toàn huyện có 19 trên 21 xã có 2 trường học cao tầng trở lên. Chất lượng giáo dục được nâng lên, tỷ lệ tốt nghiệp các cấp học đạt trên 99%, số học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh tăng 43,4% so với năm 2000; học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng hàng năm đều tăng [3, 471].

Phong trào khuyến học, khuyến tài cũng thu được nhiều thành tích. Với sự năng động và nhiệt tình của Ban chấp hành Hội khuyến học huyện, hàng năm vận động ủng

hộ của các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp, các quỹ từ thiện…được trên 100 triệu đồng, sử dụng vào công tác thi đua khen thưởng của hội, động viên kịp thời các đối tượng học sinh nghèo vượt khó học tập tốt và các em có thành tích xuất sắc trong học tập. Nhiều năm gần đây, ngành Giáo dục - đào tạo huyện nhà luôn là đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua của ngành Giáo dục - đào tạo tỉnh [60, 9]. Với những kết quả đã đạt được, ngành giáo dục - đào tạo Bình Lục vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng III.

Nhận thức sâu sắc tư tưởng chỉ đạo của Nghị quyết TW5 (khoá VIII), Ban thường vụ Huyện uỷ đặc biệt quan tâm đến việc chỉ đạo xây dựng con người mới để thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn. Để trở thành con người mới, trước hết mỗi cán bộ, đảng viên phải mang trong mình cốt cách của truyền thống văn hoá dân tộc: đó là tình yêu nước, lòng tự hào dân tộc, cần cù chịu khó trong lao động, có tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái trong cộng đồng. Trong những năm qua, huyện Bình Lục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, tác phong của Chủ tịch Hồ Chí Minh tới cán bộ, đảng viên và nhân dân. Sau gần 6 năm triển khai và thực hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, toàn huyện đã biểu dương và khen thưởng hàng nghìn gương người tốt, việc tốt học tập và làm theo lời Bác. Những tấm gương được ghi danh đó sẽ là nhân tố quan trọng góp phần cổ vũ, động viên và nhân rộng những tấm gương điển hình, đóng góp công sức cho phong trào xây dựng nông thôn mới.

Đảng bộ huyện Bình Lục đẩy mạnh công cuộc xây dựng và phát huy lối sống "Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người"; hình thành lối sống có ý thức tự trọng, tự chủ, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ môi trường; kết hợp hài hòa tính tích cực cá nhân và tính tích cực xã hội; đề cao trách nhiệm cá nhân đối với bản thân, gia đình và xã hội. Khẳng định, tôn vinh cái đúng, cái tốt đẹp, tích cực, cao thượng; nhân rộng các giá trị cao đẹp , nhân văn. Đồng thời chăm lo xây dựng con người phát triển toàn diện , trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước , lòng tự hào dân tộc, đa ̣o đức, lối sống và nhân cách. Từ đó tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức , ý thức tôn trọng pháp luâ ̣t , mọi người đều hiểu biết sâu sắc , tự hào, tôn vinh li ̣ch sử , văn hóa dân tô ̣c.

Ngoài ra Đảng bộ kết hợp với các Ban ngành, Đoàn thể tích cực hướng các hoạt động văn hóa, giáo dục, khoa ho ̣c vào việc xây dựng con người có thế giới quan khoa

học, hướng tới chân - thiện - mỹ. Kế hoạch xây dựng con người mới được đề ra với những bước đi như sau:

Một là: Gắn xây dựng, rèn luyện đạo đức với thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Hai là: Nâng cao trí lực, bồi dưỡng tri thức cho con người đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, của kinh tế tri thức và xã hội học tập.

Ba là: Đúc kết và xây dựng hệ giá trị chuẩn của con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Bốn là: Tăng cường giáo dục nghệ thuật, nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho nhân dân, đặc biệt là thanh niên, thiếu niên, bởi đó chính là “những mầm non của đất nước”. Phát huy vai trò của văn học - nghệ thuật trong việc bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm của con người. Bảo đảm quyền hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của mỗi người dân và của cộng đồng [60, 12].

Ngoài ra Đảng bộ huyện chủ trương xây dựng con người phát triển toàn diện, kiên định trong cuộc sống, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của con người. Trên địa bàn huyện có hai tôn giáo là đạo Phật và đạo Công giáo. Toàn huyện có hơn 40.000 tín đồ tôn giáo, gần 100 chức sắc tôn giáo đang hoạt động và hơn 400 đền, đình, miếu, phủ, nhà thờ họ. Thực hiện chính sách tôn giáo, tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước, những năm qua các cấp uỷ đảng, chính quyền thường xuyên quan tâm đến người có đạo, đảm bảo mọi người dân đều được tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo. Huyện uỷ luôn tạo điều kiện sinh hoạt tôn giáo đảm bảo theo đúng quy định của Nhà nước và địa phương. Đồng bào các tôn giáo luôn đoàn kết, tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua như: xây dựng làng văn hoá, gia đình văn hoá, đẩy mạnh phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, thực hiện tốt trách nhiệm công dân đối với Tổ quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô phỏng và thiết kế bộ biến đổi điện tối ưu cho máy phát điện đa năng lượng sóng (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)